THỜI HẠN, THỜI HIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT

Chủ đề   RSS   
  • #471386 18/10/2017

    LegalSMI

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2017
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1174
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    THỜI HẠN, THỜI HIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT

    Nói đến “Thời hạn” và “Thời hiệu” nhiều người thường hiểu nhầm hai khái niệm này là một, tuy nhiên không phải vậy. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì: Thời hạn là thời gian hạn định bắt đầu từ khâu chuẩn bị thực hiện cho đến khi hoàn thành một sự việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định; còn Thời hiệu là thời điểm tiến hành thực hiện sự việc đó và chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

     Điều 144 BLDS 2015 định nghĩa “Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”. Khoảng thời gian xác định này có thể được tính bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Cụ thể là:

    1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định

    2. Trường hợp thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

    Ví dụ: Chị A nộp đơn ly hôn được Tòa án B thụ lý ngày 17/10/2017 yêu cầu giải quyết việc ly hôn và chia tài sản khi ly hôn thì thời hạn quyết định để đưa vụ án ra xét xử hay không? được tính từ ngày 18/10/2017 đến ngày 18/02/2018 (Điểm a, Khoản 1, Điều 203 BLTTDS 2015 thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử đối với vụ án tranh chấp về ly hôn và chia tài sản khi ly hôn là 04 tháng)

    Khoản 1 Điều 149 BLDS 2015 “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu này được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

    Có các loại thời hiệu như:

    1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự;
    2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
    3. Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện;
    4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

    Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp B, trong nội dung hợp đồng đã thỏa thuận bên A cam kết giao đủ hàng cho bên B vào ngày 18/10/2017, và bên B sẽ tất toán cho bên A trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng (tức là bên B phải tất toán cho bên A đến hết ngày 16/11/2017). Ngày 18/10/2017, Bên A giao hàng đúng hẹn nhưng đã hơn 01 năm kể từ khi giao đủ hàng bên B vẫn chưa tất toán cho bên A. Như vậy, thời hiệu khởi kiện được xác định từ ngày 17/11/2017 đến 17/11/2020 (Điều 429 BLDS 2015: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm)

    mong mọi người góp ý thêm nhé

    Facebook: Kiều Nghi Đặng

    Work at SMI Furniture

    Hạnh phúc là tha thứ

     
    3678 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471413   18/10/2017

    Tôi thấy đọc 02 định nghĩa này cũng dễ hiểu mà

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #471428   18/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14962)
    Số điểm: 99990
    Cảm ơn: 3501
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Tôi mới làm một cái khảo sát mini với 5 người, không có ai là thành viên Dân Luật. Cả 5 người đều hiểu rằng đây là hai khái niệm khác nhau, mặc dù không phải ai cũng giải thích được rõ khác nhau thế nào.

    => suy diễn ở chỗ gạch chân trong đoạn trích hơi bị chủ quan

    LegalSMI viết:

    Nói đến “Thời hạn” và “Thời hiệu” nhiều người thường hiểu nhầm hai khái niệm này là một, tuy nhiên không phải vậy. ...

     
    Báo quản trị |  
  • #471434   18/10/2017

    -Thời hạn là mốc thời gian cuối cùng  cho phép để hoàn tất việc thực hiện một sự việc. VD: Đến ngày 30/11/2017 phải nộp báo cáo...

    - Thời hiệu là thời điểm có thể tiến hành thực hiện một sự việc trong 1 khoảng thời gian xác định. VD 2 ở trên: thì thời hiệu ông A có thể khởi kiện là từ ngày 17/11/2017 đến 17/11/2020. (3 năm). ngoài 3 năm thì không còn thời hiệu nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #471439   18/10/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    “Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”
    "Thời hạn
    " mà chủ thể được quyền khiếu nại, khởi kiện thì gọi là "thời hiệu".

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 18/10/2017 10:34:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #471472   19/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.”

     Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

    Bạn có thể tham khảo ở link này:

    BLDS 2015: Phân biệt thời hạn và thời hiệu

     
    Báo quản trị |