Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #537556 20/01/2020

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

    Người lao động đang làm việc tại công ty theo Hợp đồng không xác định thời hạn và muốn xin nghỉ việc. Theo quy định thì nhân sự phải báo trước ít nhất 45 ngày trước khi nghỉ việc, nhưng bạn này chỉ báo trước 30 ngày thôi. Vậy người lao động xin nghỉ việc không đúng hạn theo quy định thì mức phạt, bồi thường cụ thể như thế nào?

     
    3721 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537561   20/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2033)
    Số điểm: 14971
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 323 lần


    Trường hợp trên, người lao động mới có đơn xin thôi việc. Nguyện vọng của họ là được nghỉ sau 30 ngày kể từ ngày nộp đơn. Công ty có thể đồng ý hoặc không đồng ý cho người lao động nghỉ việc theo nguyện vọng. Nếu công ty đồng ý cho người lao động nghỉ việc theo nguyện vọng thì người lao động không vi phạm về thời hạn báo trước vì không phải do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

    Nếu công ty không đồng ý cho nghỉ theo nguyện vọng mà người lao động vẫn muốn nghỉ thì họ phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn căn cứ khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động 2012. Các trường hợp sau thì phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc (Khoản 2 điều 37 Bộ luật lao động 2012):

    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; 

    - Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; 

    - Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 2012 nêu trên thì mới bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải bồi thường cho công ty theo quy định tại điều 43 Bộ luật lao dộng 2012.

     
    Báo quản trị |  
  • #537574   20/01/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
     
    Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
     
    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
     
    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
     
    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
     
    Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
     
    Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
     
    Trong trường hợp này người lao động chỉ báo trước 30 ngày nên họ sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước, ở đây là 15 ngày.
     
    Lưu ý: Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |