Thời gian làm việc của lao động nữ trong các ngành nghề nặng nhọc độc hại theo Luật Lao động 2019?

Chủ đề   RSS   
  • #557527 09/09/2020

    Thời gian làm việc của lao động nữ trong các ngành nghề nặng nhọc độc hại theo Luật Lao động 2019?

    Em chào luật sư ạ,

    Em đang có vướng mắc khi tìm hiểu quy định của luật lao động 2019 mong được sự giải đáp của luật sư ạ.

    Trong quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) có quy định: " 2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Tại khoản 4 Điều 137 (BLLĐ 2019) lại quy định: "4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."
     
    Như vậy, Đối với người lao động nữ làm việc trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì thời gian làm việc của họ được giảm xuống 2 tiếng/ngày phải không ạ? 
     
    Em cảm ơn luật sư.
     
    2854 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luonghuyenngoc1994 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557605   10/09/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Lao động nữ khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý. Do đó, để bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ được hưởng nhiều quyền lợi ưu tiên hơn các đối tượng khác.

    Tại Khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) có quy định: “2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Tại khoản 4 Điều 137 (BLLĐ 2019) lại quy định: “4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

    Như vậy, Đối với người lao động nữ làm việc trong các ngành nghề bình thường thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày. Còn đối với công việc nặng nhọc, độc hại đối với người nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Do đó, người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì thời gian làm việc của họ được giảm xuống 2 tiếng/ngày thời gian làm việc của họ.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)
  • #564434   04/12/2020

    Trả lời sai rồi, phân tích luật vậy đi tư vấn chết người ta đó ông.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuyennguyen150388 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;