Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau

Chủ đề   RSS   
  • #559730 30/09/2020

    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau

    Nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài thì số ngày tối đa được nghỉ là bao nhiêu và được thống kê theo cách thức nào. Vấn đề này có thể được hiểu như sau:

    Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau:

    Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    [...]

    2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

    a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

    [...]”.

    Về việc xác định thời gian hưởng  chế độ ốm đau này được hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

    Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

    [...]

    3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

    Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    [...]”.

    Theo quy định này, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là 180 ngày, và số ngày này được thống kê theo năm, không chia ra các tháng. Thời gian hưởng chế độ ốm đau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo đó, đối với trường hợp người lao động có tháng không làm việc và không hưởng lương trên 14 ngày vì việc riêng thì người sử dụng lao động vẫn theo nguyên tắc không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

    Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

    Đối với các trường hợp người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nếu thời gian nghỉ ốm đau không phát sinh trong thời gian đang nghỉ không hưởng lương.

     

     
    1404 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanhh18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận