THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC BẰNG CÁCH DOANH NGHIỆP ĐỨNG RA MUA LẠI CP

Chủ đề   RSS   
  • #442808 28/11/2016

    THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC BẰNG CÁCH DOANH NGHIỆP ĐỨNG RA MUA LẠI CP

    Kính thưa luật sư: Rất mong luật sư giúp đỡ tôi trong trường hợp này:

    - Công ty tôi là CP Nhà nước chiếm 19% vốn, theo yêu cầu Tổng công ty đến ngày 31/12/2016 Công ty phải thoái vốn toàn bộ vốn 19% cho Nhà nước, Tuy nhiên do Công ty không hiệu quả nên việc Phát hành cổ phần(19%) không ai mua. Vậy Công ty đứng ra mua lại cổ phần nhà nước đó rồi từ từ bán dần ra ngoài đươc không ạ?. CP công ty không lên sàn ạ.
    Rât mong luật sư qua tâm !
     
    4966 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442873   28/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Công ty Nhà nước bạn nêu được coi là một cổ đông trong công ty cổ phần. Do vậy, để có thể thoái vốn, công ty này sẽ phải thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần để thoái vốn về. Theo đó, có ba hình thức chuyển nhượng cổ phần thoái vốn như sau:

    1. Rút vốn theo hình thức chuyển nhượng cổ phần quy định tại Khoản 1, Điều 126 Luật doanh nghiệp

    1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng".
    Đồng thời tại Khoản 3 Điều 119, Luật doanh nghiệp quy định : “3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượngcổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó."

    Như vậy, Công ty Nhà nước này nếu là cổ đông sáng lập thì bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng lý doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 3 năm này, đối với cổ phần phổ thông, Công ty chỉ có thể rút vốn bằng cách chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng loại cổ phần này cho người khác nếu như được Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Ngoài ra, đối với loại cổ phần ưu đãi và sau khi hết thời hạn 3 năm quy định ở trên thì pháp luật không hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.
    2. Rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo quy định tại Khoản 1,  Điều 129, Luật doanh nghiệp được quy định:“ Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này”.

    Lưu ý: Rút vốn dưới hình thức này, công ty Nhà nước trước tiên phải đáp ứng điều kiện là cổ đông có quyền biểu quyết. 

    3. Rút vốn khi công ty đưa ra quyết định mua lại cổ phần của cổ đông theo quy định tại Khoản 3 Điều 130, Luật doanh nghiệp 2014.“ Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty”.

    Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại khoản 5 Điều 111 của Luật Doanh nghiệp.

    Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

    Như vậy, nếu như công ty Nhà nước chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì vốn điều lệ của công ty cổ phần ban đầu không thay đổi, chỉ có trường hợp công ty mua lại cổ phần của cổ đông mới làm giảm vốn điều lệ của Công ty và khi đó mới ảnh hưởng đến duy trì hoạt động của Công ty. Do đó, trường hợp bạn hỏi Công ty đứng ra mua lại cổ phần nhà nước là hoàn toàn phù hợp với quy định ở trên nếu đáp ứng đủ các điều kiện của điều luật được viện dẫn ở trên.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.