Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản được hai bên là người lao động và người sử dụng lao động ký kết nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mỗi bên dựa trên ý chí và nguyện vọng của hai bên.
1. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 13
Bộ luật Lao động năm 2019. Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động .
Căn cứ
Công ước số 58 của Tổ chức Lao động quốc tế. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và văn bản được ký kết bởi người lao động và người sử dụng lao động nhằm chấm dứt, kết thúc quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên ý chí và nguyện vọng của mỗi bên.
2. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có được không?
Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là được phép theo căn cứ sau:
- Đầu tiên, đây là một sự thoả thuận được đưa ra trước khi ký hợp đồng lao động, đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất của một hợp đồng là sự đồng ý của các bên. Người lao động có quyền đàm phán để loại bỏ hoặc chấp nhận điều khoản này.
- thỏa thuận này hoàn toàn hợp pháp và có giá trị pháp lý. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn được đồng ý bởi cả người lao động và người sử dụng lao động, tuân theo quy định tại Bộ luật Dân sự về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngoài trường hợp vi phạm của bên còn lại. Hoặc trong trường hợp được quy định bởi pháp luật, các bên cũng có thể thỏa thuận về trường hợp đơn phương mà không xuất phát từ lỗi của bất kỳ bên nào.
3. Các trường hợp thường thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Các trường hợp dưới đây người sử dụng thường thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động:
- Với các lý do khách quan như cơ cấu lại tổ chức, khủng hoảng kinh tế, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức, thay đổi quy trình công nghệ... thì không thể đưa vào thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ vì người sử dụng lao động phải tuân thủ quy trình pháp lý chặt chẽ khi xảy ra các sự kiện này, bao gồm việc lập kế hoạch, tham khảo ý kiến của đại diện lao động, thực hiện phương án và báo cáo cơ quan nhà nước cấp tỉnh trước khi chấm dứt việc làm của người lao động.
- Khi người sử dụng lao động không còn có nhu cầu sử dụng người lao động, thì thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ sẽ thường có quy định rằng: "Hợp đồng này sẽ được chấm dứt thông qua một thông báo trước cho người lao động" hoặc "Hợp đồng này có thể chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào thông qua một thông báo trước [..] ngày bởi người sử dụng lao động".
4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ theo điều 47
Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
+ Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động
5. Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Quốc hiệu, tiêu ngữ
THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm……., chúng tôi gồm:
Công ty (“Người sử dụng lao động”)…
Ông/ Bà (“Người lao động”):…
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất nội dung sau:
Điều 1: Chấm dứt Hợp đồng lao động
Điều 2: Trách nhiệm của người lao động
Điều 3: Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Điều 4: Thỏa thuận khác
Chữ ký các bên