Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

Chủ đề   RSS   
  • #467758 15/09/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

    Các bạn có ai định nghĩa được thế nào là đạo đức xã hội không? Mình chưa thấy có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa hay diễn giải cụ thể về vấn đề này cả, ngay cả trong từ điển họ cũng chỉ giải thích đạo đức, chứ không giải thích đến đạo đức xã hội. Nói chung là ai cũng hiểu nhưng nếu được hỏi để giải thích thì không ai đưa ra một cái nghĩa cụ thể được.

    Nói lan man nãy giờ, chắc các bạn chưa hiểu được tại sao mình hỏi các bạn như vậy phải không? Có liên quan đến Dân Luật chúng ta đấy, nếu không nói là liên quan rất nhiều và quan trọng ở nhiều lĩnh vực.

    Ví dụ như:

    - Hợp đồng được giao kết mà trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng đó vô hiệu.

    - Di chúc trái với đạo đức xã hội thì di chúc đó vô hiệu…

    Đó là đơn giản, mình kể ra một vài tình huống thực tế, các bạn xem ẩn chứa trong đó có hành vi trái với đạo đức xã hội không nhe:

    Trường hợp 1:

    Chị N vay tiền của anh M để mở quán cà phê, số tiền là 100 triệu trong vòng 06 tháng.

    Sau 06 tháng, kể từ lúc vay, chị N kinh doanh thua lỗ, nên không có khả năng trả tiền cho anh M.

    Anh M kiện chị N ra Tòa để đòi lại số tiền 100 triệu.

    Nhưng quả thật lúc này chị N đang khốn khó, không thể trả tiền đã vay được.

    Lúc này, anh M mới yêu cầu chị N mỗi ngày từ 5h đến 7h chiều qua tắm cho anh M trong vòng 01 năm.

    Vậy: Yêu cầu của anh M có trái với đạo đức xã hội không? Nếu có thì dựa trên cơ sở nào? Liệu Tòa có chấp nhận yêu cầu của anh M không?

    Trường hợp 2:

     Lại thêm câu chuyện giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

    Ông G có cô vợ trẻ là T.

    Sắp gần đất xa trời, ông để lại di chúc với nội dung như thế này “Tôi sẽ để lại cho cô vợ T ½ tài sản của mình là 10 tỷ, nhưng với điều kiện là cô không được tái giá. Nếu cô tái giá thì sẽ không được hưởng số tài sản này”

    Vậy: Nội dung di chúc của ông G có trái với đạo đức xã hội không? Liệu di chúc của ông có hiệu lực khi ông chết đi không?

     
    51221 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    quyeets29789 (24/09/2019) louispham93 (25/08/2018) MayDuong (24/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #467759   15/09/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Theo mình thì tình huống 1 không có gì là trái đạo đức xã hội cả, này là làm công để trả nợ và công việc ở đây là tắm rửa, rất bình thường. Tình huống 2 thì là trái đạo đức xã hội, việc để lại di sản kèm theo nghĩa vụ thì hiện tại chỉ áp dụng đối với những việc mà người để lại di sản chưa thực hiện được như dùng để trả nợ, dùng để làm di sản thờ cúng v.v...Quyền kết hôn của cô vợ trẻ là quyền được pháp luật công nhận, ông A không có quyền ngăn cấm, mới ở góc độ luật đã không được rồi chưa cần nói đến đạo đức. Vì pháp luật chỉ là những giá trị đạo đức tối thiểu mà thôi.

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 15/09/2017 10:04:38 SA

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/09/2017)
  • #467775   15/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    chinamnhi viết:

    Theo mình thì tình huống 1 không có gì là trái đạo đức xã hội cả, này là làm công để trả nợ và công việc ở đây là tắm rửa, rất bình thường. Tình huống 2 thì là trái đạo đức xã hội, việc để lại di sản kèm theo nghĩa vụ thì hiện tại chỉ áp dụng đối với những việc mà người để lại di sản chưa thực hiện được như dùng để trả nợ, dùng để làm di sản thờ cúng v.v...Quyền kết hôn của cô vợ trẻ là quyền được pháp luật công nhận, ông A không có quyền ngăn cấm, mới ở góc độ luật đã không được rồi chưa cần nói đến đạo đức. Vì pháp luật chỉ là những giá trị đạo đức tối thiểu mà thôi.

    Tình huống 1 bạn trả lời nhưng quên mất còn thiếu nhiều dữ kiện Giả sử như anh M đã có vợ con đầy đủ, anh này hay có máu dâm hay máu dê trong người, tại thời điểm yêu cầu tắm, anh M hoàn toàn khỏe mạnh có thể tự tắm được, nhưng sẵn có người thiếu nợ mình nên yêu cầu việc này. 

    Tình huống 2 ý là bạn, ông G đã đứng trên Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình á hả? 

     
    Báo quản trị |  
  • #467779   15/09/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    shin_butchi viết:

    Giả sử như anh M đã có vợ con đầy đủ, anh này hay có máu dâm hay máu dê trong người, tại thời điểm yêu cầu tắm, anh M hoàn toàn khỏe mạnh có thể tự tắm được, nhưng sẵn có người thiếu nợ mình nên yêu cầu việc này. 

    Tình huống 2 ý là bạn, ông G đã đứng trên Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình á hả? 

    Nếu tắm để trả nợ thì hoàn toàn không trái đạo đức như mình đã nói. Tuy nhiên để Tòa có công nhận yêu cầu đó hay không thì phải xét từng trường hợp cụ thể. Giả sử như dữ liệu bạn cho thêm là dâm dê đê tiện gì đó thì chắc chắn là Tòa sẽ không công nhận yêu cầu đó vì tính rủi ro cho con nợ rất cao. Chứ không phải không công nhận là yêu cầu đó trái đạo đức.

    Tình huống 2 thì rõ ràng ông G đã đứng trên Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình rồi còn gì

    P/S: Chết rồi mà vẫn còn tiếc gái trẻ, đúng là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. :|:|

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #467766   15/09/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    "Đạo đức" là một phạm trù triết học và không thể định nghĩa một các rõ ràng. ka ka. Thật vậy, từ suy luận trên chúng ta có: trái đạo đức xã hội là một khái niệm rất tùy tiện trong luật và không rõ ràng. Một hành vi theo bạn có thể là trái đạo đức nhưng theo tôi là bình thường và ngược lại. 

    Cụ thể ví dụ ở trên, việc chị này tắm cho anh kia nhiều người có thể xem là trái đạo đức nhưng lỡ anh kia bị bệnh gì đó mà không thể tự mình tắm rửa thì sao? (bại liệt chẳng hạn). Thì việc tắm lúc đó có còn trái đạo đức không? 

    Tòa chắc chắn sẽ bác yêu cầu của anh M vì nó trái đạo đức xã hội thậm chí là cho dù chị N có đồng ý đi chăng nữa. Mặc dù nhiều khi chính Tòa cũng không thể nói rõ được cái đạo đức kia nó là gì?

     

    Về ví dụ 2, cái nào không thuộc phạm trù đạo đức. Nó là kiểu như hành vi pháp lý đơn phương nhưng kèm theo điều kiện. Tôi cho tiền thì em phải ngoan. Không ngoan không cho. Thấy ở nước ngoài (xem phim thôi nhá) sẽ có luật sư, công ty luật theo dõi việc này sau khi bác kia quy tiên. 

    Chủ đề hay đấy em shin,

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/09/2017)
  • #467776   15/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    "Đạo đức" là một phạm trù triết học và không thể định nghĩa một các rõ ràng. ka ka. Thật vậy, từ suy luận trên chúng ta có: trái đạo đức xã hội là một khái niệm rất tùy tiện trong luật và không rõ ràng. Một hành vi theo bạn có thể là trái đạo đức nhưng theo tôi là bình thường và ngược lại. 

    Cụ thể ví dụ ở trên, việc chị này tắm cho anh kia nhiều người có thể xem là trái đạo đức nhưng lỡ anh kia bị bệnh gì đó mà không thể tự mình tắm rửa thì sao? (bại liệt chẳng hạn). Thì việc tắm lúc đó có còn trái đạo đức không? 

    Tòa chắc chắn sẽ bác yêu cầu của anh M vì nó trái đạo đức xã hội thậm chí là cho dù chị N có đồng ý đi chăng nữa. Mặc dù nhiều khi chính Tòa cũng không thể nói rõ được cái đạo đức kia nó là gì?

     

    Về ví dụ 2, cái nào không thuộc phạm trù đạo đức. Nó là kiểu như hành vi pháp lý đơn phương nhưng kèm theo điều kiện. Tôi cho tiền thì em phải ngoan. Không ngoan không cho. Thấy ở nước ngoài (xem phim thôi nhá) sẽ có luật sư, công ty luật theo dõi việc này sau khi bác kia quy tiên. 

    Chủ đề hay đấy em shin,

    Cám ơn góp ý của tiền bối nhiều, quả là tiền bối cao tay. 

    Cơ mà em vẫn còn vướng mắc cái ví dụ 2, giải quyết thế nào bác Khongtheyeuemhon? 

     
    Báo quản trị |  
  • #467789   15/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình  thấy đúng là không có văn bản nào quy định về định nghĩa đạo đức xã hội , mình có thể hiểu nó là những điều, việc làm không trái đạo lý lương tâm của con người thôi,  và những hành vi này được xã hội cho rằng nó không đi trái chuẩn mực của xã hội. Trong Bộ luật dân sự có nguyên tắc thỏa  thuận luôn được thượng tôn,  nhưng  nó cũng kèm theo là thỏa thuận không được trái với quy định  pháp luật và đạo đức xã hội. Trong bộ luật dân sự cũng không có quy định về đạo đức xã hội là như thế nào, Vì vậy việc áp dụng luật cụ thể ở đây là đạo đức xã hội chủ yếu dựa vào người áp dụng, Người áp dụng cảm thấy việc thỏa thuận đó trái với đạo đức xã hội thì là không được rồi. Trong tình huống của bạn nêu ra thì mình thấy cả 2 tình huống có sự thỏa thuận đều trái với đạo đức xã hội, trong tình huống 1 thì chẳng ai khỏe mạnh lại cần người tắm cho mà người này lại không có quan hệ thân thiết gì với mình ví dụ như vợ chồng thì chẳng nói gì, việc thỏa thuận này lại để gán nợ, theo chuẩn mực thì mình thấy không được đúng, nếu là quan tòa thì mình cũng không chấp nhận về sự thỏa thuận này. Còn trong tình huống 2, ông chồng viết di chúc để lại tài sản cho vợ với điều kiện người vợ  không được tái giá, thì thật là quá vô lý rồi, nó  vừa trái đạo đức vừa trái với pháp luật, đó là ngăn cấm việc kết hôn, quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Mình thấy chủ đề này khá thú vị đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #467790   15/09/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Trong Bộ Luật Dân sự 2015 thì đối với quan hệ xã hội về giao dịch dân sự vô hiệu có nhắc tới đạo đức xã hội, cụ thể ở điều 123

    Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

    Như vậy có thể nói "Đạo đức xã hội" được xem là Luật bất thành văn

    Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 15/09/2017 12:27:27 CH

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #467801   15/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Khái niệm "Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng." mang tính khái quát chứ không cụ thể chi tiết, do đó trong một số trường hợp chúng ta dễ xác định, ví dụ con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng đối với ông bà, cha mẹ, cha mẹ phải yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái... là những chuẩn mực ứng xử chung được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, do đó nếu con cháu yêu cầu ông bà, cha mẹ phải làm hợp đồng cho tặng tài sản cho mình thì mình mới phụng dưỡng thì đó là giao dịch dân sự vi phạm đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác thì lại rất khó xác định, ví dụ trường hợp thứ nhất mà chủ thớt đưa ra, nếu là ngày xưa, khi "nam nữ thọ thọ bất thân" là chuẩn mực ứng xử chung thì rõ ràng nó vi phạm đạo đức xã hội, còn bây giờ "nam nữ bình đẳng" thì không biết xác định như thế nào?! Riêng trường hợp thứ 2 thì không cần xét tới di chúc có vi phạm đạo đức xã hội thì nó cũng không có hiệu lực bởi nó đã vi phạm điều cấm của Pháp luật, cụ thể tại khoản 10 điều 3 Luật HN - GĐ qui định hành vi Cản trở kết hôn là hành vi đưa ra yêu sách của cải để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn và hành vi cản trở kết hôn bị cấm theo qui định tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật HN-GĐ.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    phapchebtg (11/12/2020)
  • #467802   15/09/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    TranTamDuc.1973 viết:

    Khái niệm "Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng." mang tính khái quát chứ không cụ thể chi tiết, do đó trong một số trường hợp chúng ta dễ xác định, ví dụ con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng đối với ông bà, cha mẹ, cha mẹ phải yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái... là những chuẩn mực ứng xử chung được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, do đó nếu con cháu yêu cầu ông bà, cha mẹ phải làm hợp đồng cho tặng tài sản cho mình thì mình mới phụng dưỡng thì đó là giao dịch dân sự vi phạm đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác thì lại rất khó xác định, ví dụ trường hợp thứ nhất mà chủ thớt đưa ra, nếu là ngày xưa, khi "nam nữ thọ thọ bất thân" là chuẩn mực ứng xử chung thì rõ ràng nó vi phạm đạo đức xã hội, còn bây giờ "nam nữ bình đẳng" thì không biết xác định như thế nào?! Riêng trường hợp thứ 2 thì không cần xét tới di chúc có vi phạm đạo đức xã hội thì nó cũng không có hiệu lực bởi nó đã vi phạm điều cấm của Pháp luật, cụ thể tại khoản 10 điều 3 Luật HN - GĐ qui định hành vi Cản trở kết hôn là hành vi đưa ra yêu sách của cải để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn và hành vi cản trở kết hôn bị cấm theo qui định tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật HN-GĐ.

    Em bổ sung thêm với ví dụ 2 đó là quy định trong BLDS về những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Theo đó khi bác chồng già quy tiên thì cô vợ trẻ vẫn sẽ được hưởng tài sản thừa kế theo luật (trường hợp có đăng ký kết hôn đoàng hoàng). Không kết hôn thì kiếm đứa con rồi ké theo nó. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #467840   15/09/2017

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực trong xã hội và được cộng đồng công nhận, tuy nhiên xã hội lại luôn phát triển không ngừng nên chuẩn mực này cũng thay đổi không ngừng nên việc có trái hay không theo mình cũng chỉ mang tính chất tương đối trừ khi những vi thể hiện quá rõ ràng như đánh đập ông bà cha mẹ chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #467842   15/09/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình cùng không thấy văn bản nào có định nghĩa thế nào là "trái đạo đức xã hôi". Vì vậy có lẽ từng vụ việc cụ thể, cơ quan giải quyết sẽ căn cứ vào tính chất thực tế của hành vi mà xử lý thôi. Đạo đức xã hội theo mình là những hành vi chưa chắc vi phạm điều cấm pháp luật nhưng trái với chuẩn mực, quy tắc ứng xử cơ bản mà xã hội công nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #468081   18/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    "Đạo đức xã hội" không phải là một khái niệm pháp lý, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế.. .Hầu hết các hệ thống pháp luật không có giải thích chính thức về vấn đề này. Các thẩm phán, trọng tài viên thường căn cứ vào án lệ hoặc tư duy theo lô-gích của mình để giải thích. Đạo đức xã hội là những hành vi được số đông trong xã hội ứng xử và chấp nhận. Hành vi trái với với những hành vi đó có thể coi là trái với đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #468107   19/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Tất nhiên là trường hợp một sẽ là trường hợp bị xem là trái đạo đức pháp luật.

    Tuy nhiên, cũng như các bạn đưa ý kiến thì pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể naod quy định những hành động trái với đạo đức xã hội. Mà chủ yếu thuộc nhận xét của người nhìn.

     
    Báo quản trị |  
  • #480762   31/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Có thể hiểu đạo đức là cái được con người lựa chọn và đánh giá, xem nó như là việc làm có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Giá trị đạo đức được xác định bởi mức độ phù hợp với yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển xã hội. Bởi vậy Ph.Ăngghen mới nhận định rằng cho đến nay "không có đạo đức nào là chân chính cả, nếu nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng" của nó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #480777   31/12/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng phát triển, tuy nhiên, một bộ phận lại phát triển ý thức và đạo đức sai lệch dẫn đến tình trạng đạo đức xa hội ngày càng phức tạp. Kinh tế phát triển nhưng không dẫn đến sự phát triển về đạo đức con người tốt lên.

     
    Báo quản trị |  
  • #500416   24/08/2018

    Đạo đức là một khái niệm rộng, không được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên trong hai tình huống bạn nêu thì mình nghĩ cần thêm một vài dữ liệu nữa mới kết luận được có trái đạo đức xã hội hay không. Tình huống thứ nhất thì phải xét xem ông này và bà này có đang trong tình trạng hôn nhân không, nếu có thì vừa vi phạm luật, vừa vi phạm đạo đức. Nhưng nếu họ đều độc thân và chấp nhận thỏa thuận thì không vi phạm gì cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #500417   24/08/2018

    maingoc97
    maingoc97

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin trả lời với ý kiến như sau:

    Trái đạo đức xã hội có thể hiểu là những việc làm đi ngược lại với những quan điểm tốt đẹp, lành mạnh mà con người đã thừa nhận với nhau từ lâu, và những điều đó trở thành luật bất thành văn trong tâm trí của con người.

    1. Việc anh M yêu cầu chị N tắm cho anh để trả nợ, trong khi giữa anh M và chị N không hề có mối quan hệ nào khác ngoài: chủ nợ và con nợ. Yêu cầu này trái với quan điểm đạo đức của con người chúng ta. Vay tài sản thì khi hết thời hạn vay, chị N có nghĩa vụ trả lại tài sản. Tuy nhiên tài sản này phải trả bằng hiện vật hoặc vật ngang giá, quy thành tiền. Nếu chị N có khó khăn trong việc trả nợ, anh M có thể lặp lại thời hiệu bằng cách đã nêu trong điều 157, để phòng hờ không đòi lại được tiền và lãi suất.

    2.Hiến Pháp đã nêu rằng, con người có những quyền mà ai cũng không thể xâm phạm, việc tự do sinh hoạt đời sống của T không thể do ông G quyết đinh. Việc buộc cô T không được tái giá là đã trái với hiến pháp đầu tiên, quan điểm đạo đức xã hội ở phần này có lẽ có nhiều ý kiến khác nhau bởi nước ta đã gắn sâu với chế độ phong kiến.

    Cho nên di chúc này của ông T đã vi phạm pháp luật theo điểm b khoản 1 điều 630 BLDS 2015. Di chúc này sẽ bị hủy bỏ và thực hiện việc chia di sản theo pháp luật theo điều 649 BLDS 2015.

     

    Mai Ngọc

     
    Báo quản trị |  
  • #500442   24/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình nghĩ thì để xác định như thế nào trái đạo đức xã hội thật sự rất khó.

    Với quan điểm của bản thân thì mình nghĩ hai trường hợp nêu ra chỉ có trường hợp đầu tiền là trái đạo đức xã hội. Về trường hợp này, tôi nghĩ như sau, với 2 người một nam một nữ tắm cho nhau trong vòng một năm thì chắc hẵn xã hội sẽ xì xầm bàn tán to nhỏ. Và thật, chắc chả ai tin à họ chỉ tắm không đâu. Bên cạnh đó, việc bàn tán này có thể sẽ dẫn đến những hệ quả xấu, để lại một tiền lệ không tốt cho sau này và trước giờ cũng chả có việc nam nữ không có quan hệ tình cảm mà đi tắm chung cho nhau cả…

    Còn với trường hợp thứ 2 thì mình nghĩ nó cũng bình thường thôi, chia di sản…đáp ứng được thì nhận, không thì thôi, thỏa thuận cũng khá bình thường vì nếu không được nhận phần thừa kế theo di chúc thì vẫn có thể được hưởng một phần di sản bằng 2/3 suất trong trường hợp thừa kế theo pháp luật cơ mà, vì dù sao cũng đã là vợ chồng rồi. Cụ thể, điều này được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #500445   24/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Bản thân các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức chỉ trở thành giá trị đạo đức khi nó có ý nghĩa tích cực đối với chủ thể đạo đức xác định là cá nhân hay cộng đồng người trong một thời đại, một nền văn hoá và một bối cảnh lịch sử nhất định nào đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #500449   25/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Trường hợp 1 mình thấy đây không phải là trái đạo đức xã hội. Anh M yêu cầu chị N làm công để trả nợ số tiền 100 triệu như trên. Đây là hình thức làm công trả nợ và đây là tắm rửa bình thường, không có gì trái với đạo đức xã hội cả. Còn về trường hợp thứ 2 mình thấy đây quả thật là trái đạo đức xã hội. Đây là hành vi gây khó dễ cho người khác nhất là hành vi này đối với người phụ nữ thể hiện tư tưởng không tiến bộ. Ngoài ra đây cũng là hành vi trái với pháp luật. Vì hôn nhân của một người theo Luật hôn nhân gia đình là hoàn toàn tự nguyện và pháp Luật cũng cấm hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn louispham93 vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (26/08/2018)