Thật ra vấn đề này không cần thiết phải đặt lên bàn các bạn ạ, trong khi điều văn của hai quy phạm các bạn trích dẫn đã khá rõ ràng, tuy có hơi rườm rà.
Nếu hiểu được vợ chồng (hợp pháp) làm những chuyện gì cùng nhau thì chúng ta cũng hiểu được những cặp nam nữ chung sống như vợ chồng (chưa/không đăng ký kết hôn, "phòng nhì", "phòng tam" …) cũng làm ngần ấy những chuyện đó. Tương tự, một gia đình bình thường sinh hoạt chung như thế nào thì các cặp "góp gạo thổi cơm chung" cũng sinh hoạt như thế thôi.
Hai từ ngữ mà bạn phamthanhhuu nêu là "thường" và "không thường" chẳng qua là những ví dụ để làm sáng tỏ cho điều văn được trích dẫn. "Thường" trong Thông tư liên tịch được dẫn chiếu được hiểu là một ví dụ điển hình nhất, rõ ràng nhất chứng minh cho việc sống chung như vợ chồng mà có thể không cần phải chứng minh gì nữa hết. "Không thường" là trường hợp hai người chung sống mà chưa có con, chẳng hạn, nhưng không ai là không nhận biết mối quan hệ tình cảm ngoài luồng của họ. Chỉ cần một trong ba người trong cuộc tình tay ba đưa đơn thưa đến chính quyền địa phương thì lúc đó họ sẽ biết hiệu nghiệm của điều văn nêu ở trên. Vấn đề nằm ở chỗ hiếm có trường hợp đi thưa chuyện thuần túy tình cảm.
Nhìn qua xứ Cờ Hoa một chút để so sánh, Luật Hình sự của một tiểu bang nằm gần DC quy định hai tội phạm liên quan đến nội dung đang bàn thảo là tội ngoại tình (adultery) và tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (bigamy) tại các Điều 10–501 và Điều 10–502 tương ứng. Tội đầu tiên được phân loại là tội tiểu hình (tội nhẹ); tội sau thuộc loại tội đại hình (tội nặng, nghiêm trọng).
Hai tội nêu ở trên không được định nghĩa chính thức trong đạo luật. Chỉ có mô tả hành vi cho tội thứ hai. Với tội ngoại tình, hình phạt đối với tội này là phạt tiền (10 USD).
Trong khi đó, tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chịu hình phạt tù ở với mức hình phạt không quá 9 năm tù ở (Điều 10–502). Khoản a của điều luật quy định các trường hợp loại trừ để không áp dụng điều luật này. Khoản b mô tả hành vi phạm tội như sau: Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của mình với một người còn sống, cấm một người kết hôn với một người khác (While lawfully married to a living person, a person may not enter into a marriage ceremony with another). Điều văn mô tả hành vi phạm tội đơn giản thế thôi. (Luật pháp các nước tư bản phương Tây thừa nhận việc kết hôn theo nghi thức dân sự và cả nghi lễ tôn giáo). Khoản c quy định hình phạt và mức hình phạt, như đã nói ở trên.
Về vấn đề định nghĩa thuật ngữ "người" trong luật của ta, chúng ta chưa quen với việc xem pháp nhân là một "con người". Kỳ thực, chủ thể đó cũng là "người" do pháp luật khai sinh. Luật Anh, Mỹ, Úc đều định nghĩa "người" (person) bao hàm cả cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức, công ty các loại… Chẳng hạn, ngay trong đạo luật hình sự của tiểu bang được đưa ra so sánh ở trên, khoản h Điều 1–101 định nghĩa "người" như sau: “Person” means an individual, sole proprietorship, partnership, firm, association, corporation, or other entity.@
Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 04/02/2013 10:54:46 CH
chỉnh cỡ chử
Luật sư Trần Đình Bảo Quốc
(Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)
DĐ: 098 3600737
____________________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC
Head Office:
464 Lạc Long Quân
Phường 5, Quận 11
TP. Hồ Chí Minh
Tel: (+84 8) 3975 1734
Fax: (+84 8) 3975 5681
E-mail: quoctranpllc@gmail.com