Thay đổi của tài sản thế chấp trên thực tế có dẫn đến thay đổi nội dung thế chấp?

Chủ đề   RSS   
  • #79755 18/01/2011

    Thay đổi của tài sản thế chấp trên thực tế có dẫn đến thay đổi nội dung thế chấp?

    Một tài sản đã được đem thế chấp ngân hàng nhưng sau đó tài sản này có thay đổi hiện trạng thì có quy định nào bắt buộc phải thế chấp phần hiện trạng mới này không? Nếu có thì thế chấp song phương hay công chứng? Hay mặc nhiên được hiểu là phần hiện trạng mới này vẫn được thế chấp cho ngân hàng?

    Cám ơn.

     
    6908 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #79772   18/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Xin chào !

    Do thông tin bạn cung cấp không cụ thể, tài sản dùng thế chấp là tài sản gì?tài sản đó có sự thay đổi như thế nào? văn bản thỏa thuận thế chấp nội dung thế nào nên tôi chỉ cung cấp cho bạn 1 số quy định của pháp luật để bạn tham khảo thôi!

    Điều 25. Trách nhiệm của bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp

    1. Trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và phải sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác, nếu không có thoả thuận khác.

    2. Trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Dân sự thì số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.

    3. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp vật thế chấp bị hao mòn tự nhiên.

    Điều 26. Giám sát, kiểm tra tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

    Bên thế chấp có nghĩa vụ tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản. Việc giám sát, kiểm tra của bên nhận thế chấp không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành tài sản.

    #ff0000;">Điều 27. Đầu tư vào tài sản thế chấp

    1. Bên nhận thế chấp không được hạn chế bên thế chấp đầu tư hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để làm tăng giá trị tài sản đó.

    2. Trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận thế chấp bằng chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thì giải quyết như sau:

    a) Trường hợp phần tài sản tăng thêm có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi đầu tư thì các bên nhận bảo đảm có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm để xử lý.

    b) Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo thời điểm đăng ký.

    thân@

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    trucmai0401 (19/01/2011)