Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #253175 05/04/2013

    lecongnghi

    Male
    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức

    Kính chào Luật sư!

    Cho tôi hỏi về thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức như sau:

    Trường hợp giáo viên trường THCS vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải kỷ luật thì Hiệu trưởng trường THCS hay Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định xử lý kỷ luật?

    Mong nhận được giải đáp của Luật sư. Xin cảm ơn!

     
    13809 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #255303   15/04/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Bạn có thể đọc quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức tại Mục 4, Điều 14 Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 của CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Cụ thể:

    Điều 14. Thẩm quyền xử lý kỷ luật

    1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

    2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

    3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

    4. Đối với viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

    Trường THCS là một đơn vị sự nghiệp công lập, Giáo viên trong đó, nếu không phải là người giữ chức vụ quản lý, đứng đầu trường, thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật là Hiệu trưởng của trường.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #284516   04/09/2013

    Kính chào Luật sư

    Tôi là giáo viên dạy Âm nhạc tại  Trường Trung học cơ sở ở xã thuộc vùng 30a của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang sau đó tôi được UBND huyện biệt phái ra công tác tại Huyện đoàn huyện Mèo Vạc phụ trách công tác đoàn đội.

    Xin Luật sư cho tôi hỏi: Trong thời gian biệt phái tại Huyện đoàn huyện Mèo Vạc tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thu hút không, nếu được hưởng thì theo Nghị định, Thông tư hướng dẫn nào.

    Mong nhận được sự giải đáp của Luật sư. Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #284862   06/09/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    vuphinhmvhg viết:

    Kính chào Luật sư

    Tôi là giáo viên dạy Âm nhạc tại  Trường Trung học cơ sở ở xã thuộc vùng 30a của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang sau đó tôi được UBND huyện biệt phái ra công tác tại Huyện đoàn huyện Mèo Vạc phụ trách công tác đoàn đội.

    Xin Luật sư cho tôi hỏi: Trong thời gian biệt phái tại Huyện đoàn huyện Mèo Vạc tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thu hút không, nếu được hưởng thì theo Nghị định, Thông tư hướng dẫn nào.

    Mong nhận được sự giải đáp của Luật sư. Xin cảm ơn!

    Chào bạn, Vấn đề bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:

    Đối với phụ cấp thu hút được thực hiện theo quy định tại Nghị đinh 116/2010/NĐ-CP ngày 24/10/2010. Bạn có thể Đọc tham khảo ở nghị định trên. Phụ cấp này được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Thời gian hưởng phụ cấp là thời gian thực tế làm  việc tại khu vực đó. Do đó, nếu nơi bạn chuyển đến không phải là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn thì bạn không được hưởng trợ cấp thu hút trong thời gian biệt phái.

    Trường hợp bạn đã công tác tại nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn từ 10 năm trở lên thì khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bạn sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần theo quy định tại Nghị định 116.

    Đối với phụ cấp đứng lớp thì bạn tham khảo ở quyết định 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 23/01/2006. Theo đó, Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp đứng lớp.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |