Thẩm quyền của Viện Kiểm Sát

Chủ đề   RSS   
  • #376632 30/03/2015

    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Thẩm quyền của Viện Kiểm Sát

    Các thành viên Luật cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé:

    Trong BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của VKS trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nằm trong giai đoạn nào?

    1. Trong giai đoạn điều tra.

    2. Trong giai đoạn Truy tố (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS).

    Mong nhận được phản hồi tích cực và sát với thực thế.

    Trân trọng!

    Nguyễn Trung Toàn

     
    13757 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #376633   30/03/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1.Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

    Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

    Điều 2. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

    Điều 3. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

    1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

    3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;

    4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

    5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân;

    6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

     

    http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=22414

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #376859   31/03/2015

    mrtoanwithtvpl
    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Nội dung thành viên nguoitruongphu đưa ra không sát với câu hỏi của tôi, mang tính lý thuyết, rập khuôn quá. Vấn đề góp ý không có trọng tâm, trọng điểm. Có thành viên nào tích cực hơn nữa không nhỉ

    Nguyễn Trung Toàn

     
    Báo quản trị |  
  • #376892   31/03/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn muốn hỏi thẩm quyền gì, BLTTDS quy định rồi đó thôi, VKS tham gia vào từ giai đoạn điều tra. Đơn cử như việc bắt người.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #376923   31/03/2015

    HaiZin
    HaiZin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn,

    Theo ý kiến của tôi thì Viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cả trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, quy định tại Điều 79 Bộ Luật TTHS 2003:

    Điều 79. Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn

    Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

    Còn các biện pháp ngăn chặn nào mà Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng thì bạn có thể nghiên cứu tiếp nội dung Chương VI BLTTHS, quy định khá cụ thể.

    Cập nhật bởi HaiZin ngày 31/03/2015 10:03:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #376979   01/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


     

    HaiZin viết:

     

    Chào bạn,

    Theo ý kiến của tôi thì Viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cả trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, quy định tại Điều 79 Bộ Luật TTHS 2003:

    Điều 79. Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn

    Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

    Còn các biện pháp ngăn chặn nào mà Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng thì bạn có thể nghiên cứu tiếp nội dung Chương VI BLTTHS, quy định khá cụ thể.

     

     

    HaiZin, Thân mến!

     Rỏ như ban ngày Hazin chỉ có giõi về "lý thuyết " nếu khg muốn nói là "chỉ giõi lý luận" :

    http://tks.edu.vn/info_know/view/67___1.3.-Chuc-nang,-nhiem-vu,-quyen-han-cua-Vien-kiem-sat-nhan-dan.html

    Theo khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

    Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

    Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.

    Có nghĩa là VKS ngồi chờ : CA ,Hạt kiểm,hay Hải quan,Cục thuế.... Gửi "Đề nghị khởi tố vụ án " thì VKS xem xét ra quyết định khởi tố hay khg khởi tố....từ giây ,phút , ngày nhận giấy "Đề nghị khởi kiện VA" của A,B.C...

    Tóm lại Viện Kiểm Sát  có nhiệm vụ bảo vệ Hiến Pháp và pháp luật VN...

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 01/04/2015 09:32:40 SA

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    HaiZin (01/04/2015)
  • #376996   01/04/2015

    Có nghĩa là VKS ngồi chờ : CA ,Hạt kiểm,hay Hải quan,Cục thuế.... Gửi "Đề nghị khởi tố vụ án " thì VKS xem xét ra quyết định khởi tố hay khg khởi tố....từ giây ,phút , ngày nhận giấy "Đề nghị khởi kiện VA" của A,B.C...

     Tội nghiệp VKS quá! Ngồi chờ giây ,phút , ngày nhận giấy "Đề nghị khởi kiện VA" của A,B.C...mà biết đến khi nào mới có giấy này vì luật không có.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #377028   01/04/2015

    HaiZin
    HaiZin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào @nguoitruongphu mến thân,

    Tôi với bạn không cùng một hệ, tôi có thể hiểu bạn viết gì và ý của bạn là gì, nhưng bạn thì không bao giờ hiểu được ý của tôi. Vậy nên tôi sẽ ít hồi đáp những bài viết của bạn có nhắc đến tên tôi. Ngoài ra, cảm ơn bạn đã khen tôi giỏi, mặc dù tôi xấu hổ không dám nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #377036   01/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


     

    HaiZin viết:

     

    Chào @nguoitruongphu mến thân,

    Tôi với bạn không cùng một hệ, tôi có thể hiểu bạn viết gì và ý của bạn là gì, nhưng bạn thì không bao giờ hiểu được ý của tôi. Vậy nên tôi sẽ ít hồi đáp những bài viết của bạn có nhắc đến tên tôi. Ngoài ra, cảm ơn bạn đã khen tôi giỏi, mặc dù tôi xấu hổ không dám nhận.

     

     

    Tôi thích mẩu người như bạn dám ăn,dám nói ,dám chịu trách nhiệm...mẩu người sẻ Thành Đạt trong tương lai...mời bạn xem lại câu hỏi :

    Thẩm quyền của Viện Kiểm Sát

    Các thành viên Luật cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé:

    Trong BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của VKS trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nằm trong giai đoạn nào?

    1. Trong giai đoạn điều tra.

    2. Trong giai đoạn Truy tố (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS).

    Mong nhận được phản hồi tích cực và sát với thực thế.

    Trân trọng!

    Cho nên tôi kết luận VKS  thực thi vai trò VKS khi có " Quyết Định Đề Nghị Khởi Tố Vụ Án" của các Cơ Quan CA.. từng tự như sau:

    --- Tên A bị CA  bắt quả tang cướp giật tài sãn công dân....ngay lập tức CA Quận phải ra quyết định đề nghị xin VKS ra QĐ Tạm Giử để điều tra( hay gọi là tạm giử HS) sau khi VKS ra QĐ Tạm giử điều tra về tội cướp giật....VKS chuyển lại HS cho CA tiếp tục mở rộng điều tra...Hết thời hạn tạm giử ĐT ...CA phải ra QĐ gửi cho VKS xin ra QĐ khởi tố   Bị can ...( VKS có quyền khg khởi tố Bị can ....nếu VKS xét thấy khg đủ chứng cứ)

    Sau khi CA điều tra kết thúc vụ án  ...CA Chuyển  HS  đến VKS đề nghị ra QĐ Truy tố HS ....VKS đồng ý ...chuyển HS sang Tòa Án truy tố HS....Khi mở phiên tòa xét xử thì vai trò VKS là cơ quan công tố...

    Để trả lời câu hỏi nêu trên thì VKS nhân dân có vai trò Công Tố nhà nước  chỉ tham gia khi Cơ quan bảo vệ pháp luật có yêu cầu.( kèm hS để VKS nghiên cứu)

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 01/04/2015 02:24:35 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    HaiZin (01/04/2015)
  • #381136   27/04/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

     

    nguoitruongphu viết:

     

     

    HaiZin viết:

     

    Chào @nguoitruongphu mến thân,

    Tôi với bạn không cùng một hệ, tôi có thể hiểu bạn viết gì và ý của bạn là gì, nhưng bạn thì không bao giờ hiểu được ý của tôi. Vậy nên tôi sẽ ít hồi đáp những bài viết của bạn có nhắc đến tên tôi. Ngoài ra, cảm ơn bạn đã khen tôi giỏi, mặc dù tôi xấu hổ không dám nhận.

     

     

    Tôi thích mẩu người như bạn dám ăn,dám nói ,dám chịu trách nhiệm...mẩu người sẻ Thành Đạt trong tương lai...mời bạn xem lại câu hỏi :

    Thẩm quyền của Viện Kiểm Sát

    Các thành viên Luật cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé:

    Trong BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của VKS trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nằm trong giai đoạn nào?

    1. Trong giai đoạn điều tra.

    2. Trong giai đoạn Truy tố (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS).

    Mong nhận được phản hồi tích cực và sát với thực thế.

    Trân trọng!

    Cho nên tôi kết luận VKS  thực thi vai trò VKS khi có " Quyết Định Đề Nghị Khởi Tố Vụ Án" của các Cơ Quan CA.. từng tự như sau:

    --- Tên A bị CA  bắt quả tang cướp giật tài sãn công dân....ngay lập tức CA Quận phải ra quyết định đề nghị xin VKS ra QĐ Tạm Giử để điều tra( hay gọi là tạm giử HS) sau khi VKS ra QĐ Tạm giử điều tra về tội cướp giật....VKS chuyển lại HS cho CA tiếp tục mở rộng điều tra...Hết thời hạn tạm giử ĐT ...CA phải ra QĐ gửi cho VKS xin ra QĐ khởi tố   Bị can ...( VKS có quyền khg khởi tố Bị can ....nếu VKS xét thấy khg đủ chứng cứ)

    Sau khi CA điều tra kết thúc vụ án  ...CA Chuyển  HS  đến VKS đề nghị ra QĐ Truy tố HS ....VKS đồng ý ...chuyển HS sang Tòa Án truy tố HS....Khi mở phiên tòa xét xử thì vai trò VKS là cơ quan công tố...

    Để trả lời câu hỏi nêu trên thì VKS nhân dân có vai trò Công Tố nhà nước  chỉ tham gia khi Cơ quan bảo vệ pháp luật có yêu cầu.( kèm hS để VKS nghiên cứu)

     

     

    Xin lỗi nếu như tôi nói hơi nghiêm trọng nhưng bạn vừa thiếu kiến thức "lý thuyết" và cũng không có kiến thức thực tiễn. Những cái bạn nói là về mặt lý thuyết theo cách hiểu điều luật của bạn. Nhưng hiểu một cách không đầy đủ.

    Thứ nhất, về ví dụ của bạn, bạn nói CA Quận phải ra quyết định đề nghị xin VKS ra quyết định tạm giữ để điều tra là HOÀN TOÀN SAI VỚI KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. 

                Việc áp dụng biện pháp tạm giữ HÌNH SỰ là thẩm quyền của cơ quan điều tra. Họ được quyền áp dụng, chỉ phải gửi quyết định tạm giữ sang cho VKS tiến hành kiểm sát hoạt động áp dụng bp ngăn chặn này. VKS chỉ phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra (Trong trường hợp có gia hạn tạm giữ) chứ không phê chuẩn quyết định tạm giữ.

    Thứ hai, TẠM GIỮ không phải là biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra. Khi chuyển giai đoạn điều tra, thì là áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú.... Giai đoạn điều tra chỉ bắt đầu khi có quyết định khởi tố vụ án. Tạm giữ áp dụng khi chưa khởi tố vụ án, đang trong quá trình xác minh tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Thứ ba, VKS thực hiện quyền công tố ngay từ giai đoạn điều tra chứ không phải chỉ giai đoạn truy tố, xét xử. 

    Ngoài ra, Nếu nói chức năng của VKS thì VKS cũng có chức năng điều tra đối với một số loại tội phạm. Ví dụ tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. VKSNDTC có Cục điều tra, Cục điều tra được tiến hành tất cả các hoạt động điều tra như cơ quan điều tra trong công an nhân dân.

    Thứ tư, Viện kiểm sát còn thực hiện trước năng Kiểm sát chứ không chỉ chức năng công tố

     

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 27/04/2015 10:28:05 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #381211   27/04/2015

    anhdv352 viết:

     

    nguoitruongphu viết:

     

     

    HaiZin viết:

     

    Chào @nguoitruongphu mến thân,

    Tôi với bạn không cùng một hệ, tôi có thể hiểu bạn viết gì và ý của bạn là gì, nhưng bạn thì không bao giờ hiểu được ý của tôi. Vậy nên tôi sẽ ít hồi đáp những bài viết của bạn có nhắc đến tên tôi. Ngoài ra, cảm ơn bạn đã khen tôi giỏi, mặc dù tôi xấu hổ không dám nhận.

     

     

    Tôi thích mẩu người như bạn dám ăn,dám nói ,dám chịu trách nhiệm...mẩu người sẻ Thành Đạt trong tương lai...mời bạn xem lại câu hỏi :

    Thẩm quyền của Viện Kiểm Sát

    Các thành viên Luật cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé:

    Trong BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của VKS trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nằm trong giai đoạn nào?

    1. Trong giai đoạn điều tra.

    2. Trong giai đoạn Truy tố (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS).

    Mong nhận được phản hồi tích cực và sát với thực thế.

    Trân trọng!

    Cho nên tôi kết luận VKS  thực thi vai trò VKS khi có " Quyết Định Đề Nghị Khởi Tố Vụ Án" của các Cơ Quan CA.. từng tự như sau:

    --- Tên A bị CA  bắt quả tang cướp giật tài sãn công dân....ngay lập tức CA Quận phải ra quyết định đề nghị xin VKS ra QĐ Tạm Giử để điều tra( hay gọi là tạm giử HS) sau khi VKS ra QĐ Tạm giử điều tra về tội cướp giật....VKS chuyển lại HS cho CA tiếp tục mở rộng điều tra...Hết thời hạn tạm giử ĐT ...CA phải ra QĐ gửi cho VKS xin ra QĐ khởi tố   Bị can ...( VKS có quyền khg khởi tố Bị can ....nếu VKS xét thấy khg đủ chứng cứ)

    Sau khi CA điều tra kết thúc vụ án  ...CA Chuyển  HS  đến VKS đề nghị ra QĐ Truy tố HS ....VKS đồng ý ...chuyển HS sang Tòa Án truy tố HS....Khi mở phiên tòa xét xử thì vai trò VKS là cơ quan công tố...

    Để trả lời câu hỏi nêu trên thì VKS nhân dân có vai trò Công Tố nhà nước  chỉ tham gia khi Cơ quan bảo vệ pháp luật có yêu cầu.( kèm hS để VKS nghiên cứu)

     

     

    Xin lỗi nếu như tôi nói hơi nghiêm trọng nhưng bạn vừa thiếu kiến thức "lý thuyết" và cũng không có kiến thức thực tiễn. Những cái bạn nói là về mặt lý thuyết theo cách hiểu điều luật của bạn. Nhưng hiểu một cách không đầy đủ.

     

    Thay lời muốn nói. Xin cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #381113   27/04/2015

    mrtoanwithtvpl
    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn Haizin:

    Điều đầu tiên phải nói là bạn sai cơ bản về pháp luật tố tụng hình sự nhé. Vì VKS không có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn xét xử. Ba cơ quan tố tụng khác nhau áp dụng các biệ pháp điều tra thuộc thẩm quyền mình là khác nhau.

    Mạo mụi chê bai chút!

    Nguyễn Trung Toàn

     
    Báo quản trị |  
  • #381114   27/04/2015

    mrtoanwithtvpl
    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào nguoitruongphu:

    Trong thực tiễn áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam ở giai đoạn điều tra có 2 luồng quan điểm:

    - Quan điểm thứ nhất: Trong giai đoạn điều tra, VKS có quyền độc lập ra lệnh bắt bị can để tạm giam và yêu cầu CQĐT thực hiện quyết định này của VKS, bởi lẽ tại Khoản 4 Điều 112 BLTTHS quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thì VKS có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.

    - Quan điểm thứ hai: Trong giai đoạn điều tra, VKS không có quyền này, VKS chỉ có quyền bắt bị can để tạm giam sau khi kết thúc điều tra, hồ sơ được chuyển sang VKS, bởi lẽ Khoản 2 Điều 166 BLTTHS quy định “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, VKS có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn….”.

    Đây là mấu chốt vấn đề mà tôi cần trao đổi chứ không phải lý luận như bạn nêu, mong được quan điểm.

    Vài ý kiến tra đổi và sẽ ghi nhận!

    Nguyễn Trung Toàn

     
    Báo quản trị |  
  • #381118   27/04/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    mrtoanwithtvpl viết:

    Các thành viên Luật cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé:

    Trong BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của VKS trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nằm trong giai đoạn nào?

    1. Trong giai đoạn điều tra.

    2. Trong giai đoạn Truy tố (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS).

    Mong nhận được phản hồi tích cực và sát với thực thế.

    Trân trọng!

    Câu trả lời là VKS được áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay từ giai đoạn điều tra bạn nhé.

    Tuy nhiên, việc viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra chỉ khi VKS yêu cầu mà cơ quan điều tra không thực hiện.

    Đối với trường hợp gia hạn tạm giam thì thẩm quyền gia hạn tạm giam thuộc về viện kiểm sát bạn nhé.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #381281   28/04/2015

    mrtoanwithtvpl
    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    bạn anhdv352 viết:

    "Câu trả lời là VKS được áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay từ giai đoạn điều tra bạn nhé.

    Tuy nhiên, việc viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra chỉ khi VKS yêu cầu mà cơ quan điều tra không thực hiện.

    Đối với trường hợp gia hạn tạm giam thì thẩm quyền gia hạn tạm giam thuộc về viện kiểm sát bạn nhé."

     

    Xin hỏi như vậy thẩm quyền của VKS tại Khoản 4 Điều 112 BLTTHS có trái với thẩm quyền của VKS tại Khoản 2 Điều 166 BLTTHS hay không?

    Ý kiến trao đổi!

    Nguyễn Trung Toàn

     
    Báo quản trị |