Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Cty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #114977 01/07/2011

    VinaCFstudy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Cty cổ phần

    Chào các Luật sư,

    Cho tôi hỏi một câu liên quan đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty cổ phần, và thẩm quyền của ĐHĐCĐ thường niên trong việc thông qua các vấn đề của Cty cổ phần tại cuộc họp thường niên.

    Theo mình đọc Luật doanh nghiệp 2005 thì:

    Điều 96: Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

    b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

    c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

    d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

    đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

    e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

    h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

    i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

    k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Và,

    Điều 97: Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

    a) Báo cáo tài chính hằng năm;

    b) Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;

    c) Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    d) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

    đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

    Tuy nhiên, theo thực tế tại các đa số Cty cổ phần hiện nay tại Việt Nam, thì ĐHĐCĐ thường niên (hoặc bất thường) họp có thông qua một số nội dung mà tôi thấy không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo Điều 96, 97 Luật DN như: Thông qua kế hoạch kinh doanh hàng năm (doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính khác), Thông qua việc ủy quyền cho Hội đồng quản trị chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính, Thông qua việc thành lập công ty con,...

    Vì vậy cho tôi hỏi các Luật sư là có căn cứ pháp lý nào khác bắt buộc các nội dung (theo tôi thấy là không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ) tôi vừa nêu trên là yêu cầu phải có phê duyệt, thông qua của ĐHĐCĐ thì mới phù hợp pháp luật không?

    Tôi cũng có nắm mốt số ít về Luật doanh nghiệp và muốn tim hiểm nhiều hơn, mong các Luật sư giải đáp và trao đổi thêm để vấn đề được sáng tỏ hơn.

    Xin cảm ơn các Luật sư.

    ttdung129



     
     
    33420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115009   01/07/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    LDN2005 viết:
    Điều 96. Đại hội đồng cổ đông

    1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
    2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
    ............................................................................................................................................
    k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Điều 97. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
    ............................................................................................................................................
    2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
    Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
    ............................................................................................................................................
    đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.


    Có lẽ những dòng in đậm đã đủ cho thắc mắc của bạn !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #115559   05/07/2011

    VinaCFstudy
    VinaCFstudy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn Im_lawyerxo,

    Cảm ơn câu trả lời của bạn,

    Nhưng mình vẫn còn thắc mắc bởi các vấn đề Đại hội cổ đông thông qua mình nêu trên có một số vấn đề mình chắc chắn thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị như: Kế hoạch , chiến lược kinh doanh hàng năm (doanh thu & lợi nhuận), Quyết định thành lập công ty con,... Tại sao lại phải trình Đại hội cổ đông thông qua trong khi nó thuộc thẩm quyền quyết định thông qua của Hội đồng quản trị.Minh thấy hiện tại 99,9% các Cty cổ phần tại Viện Nam đều đang làm việc này, là trình ĐHĐCĐ thông qua.

    Điều 108. Hội đồng quản trị

    2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    .......
    k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

    ttdung129






     
    Báo quản trị |  
  • #115754   06/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào các bạn,

    Hiya cũng thắc mắc tương tự là Hợp đồng đặt cọc mua tài sản/ cổ phần/ phần vốn góp của cá nhân hoặc tổ chức khác có cần Đại hội đồng cổ đông phê duyệt hay không?

    Thân ái,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #115782   06/07/2011

    VinaCFstudy
    VinaCFstudy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiya tham khảo điều 120 Luật Doanh nghiệp bên dưới nha.


    Điều 120. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

    1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

    a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 118 của Luật này và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

    3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.

    4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #115873   06/07/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Xem lại quy định của LDN 2005, tôi thấy một số quy định rất khó hiểu liên quan đến thẩm quyền của ĐHĐCĐ và HĐQT:
    LDN2005 viết:
    Điều 96. Đại hội đồng cổ đông
    1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.


    Như vậy, từ quy định này có thể hiểu, ĐHĐCĐ có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty (quyền lực tối cao).Tuy nhiên, ở đa số công ty cổ phần thì việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ để thông qua một vấn đề không nhỏ đối với những công ty có hàng trăm cổ đông, cho nên, thông thường ĐHĐCĐ chỉ họp thường niên 1 lần trong năm và chỉ quan tâm đến những vẫn đề chiến lược. Do đó, trong quá trình hoạt động của công ty,HĐQT sẽ được ĐHĐCĐ ủy quyền chỉ đạo công ty bằng việc quy định cho HĐQT những quyền hạn nhất định được ghi trong Bản Điều lệ và phù hợp với quy định của LDN 2005.

    LDN2005 viết:
    Điều 108. Hội đồng quản trị
    1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

    Tuy nhiên, từ quy định trên (dòng in đậm), có thể dẫn đến hiểu nhầm rằng thẩm quyền của HĐQT và ĐHĐCĐ hoàn toàn tách biệt với nhau, và do những quyền và nghĩa vụ của HĐQT nằm ngoài thẩm quyền của ĐHĐCĐ nên ĐHĐCĐ không có quyền can thiệp vào việc chỉ đạo công ty của HĐQT !!

    Quy định này tự nó mâu thuẫn với một số quy định trong LDN 2005, đó là với một số quyết định (như bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của công ty ghi trong BCTC gần nhất; khoản 1, ĐIều 120, LDN 2005;...) thì ĐHĐCĐ và HĐQT đều có thẩm quyền quyết định.

    Như vậy, chúng ta chỉ nên hiểu quyền và nhiệm vụ mà HĐQT thực hiện chỉ là do ĐHĐCĐ ủy quyền chứ không phải tách biệt hoàn toàn với quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ.

    hiyatuongda viết:
    Hiya cũng thắc mắc tương tự là Hợp đồng đặt cọc mua tài sản/ cổ phần/ phần vốn góp của cá nhân hoặc tổ chức khác có cần Đại hội đồng cổ đông phê duyệt hay không?


    Toi nghĩ rằng, một số vấn đề mà HĐQT có quyền phê duyệt mà không cần thông qua ĐHĐCĐ thì không cần phải xin ý kiến ĐHĐCĐ nữa ( có thể hiểu ĐH ĐCĐ đã ủy quyền cho HĐQT toàn quyền quyết định) bởi việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ không phải đơn giản. Tuy nhiên, nếu thấy khuất tất trong quyết định của H ĐQT thì ĐHĐCĐ có thể đuợc triệu tập để xem xét lại quyết định đó.

    Tôi xin lý giải khoản 1, điều 120, LDN 2005 một chút:
    Trường hợp này, HĐQT được quyền quyết định nếu như giá trị tài sản giao dịch nhỏ hơn 50% giá trị tài sản công ty. Nếu lớn hơn 50% giá trị tài sản công ty thì chỉ có ĐHĐCĐ mới quyền quyết định:
    LDN2005 viết:
    2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
    g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 06/07/2011 01:47:11 CH định dạng font

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #116491   09/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Thanks Vina and I''m lawyer

    @vina: Hiya không nghĩ rằng HĐ đặt cọc rơi vào Điều 120.3 LDN, bởi lẽ, Điều 120 quy định về HĐ,GĐ cần được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp nhận là những giao dịch liên đến những người quy định tại Khoản 1 điều này hoặc những thành viên/ cổ đông có quyền lợi liên quan đến HĐ,GĐ này.

    hiyatuongda viết:
    Hiya cũng thắc mắc tương tự là Hợp đồng đặt cọc mua tài sản/ cổ phần/ phần vốn góp của cá nhân hoặc tổ chức khác có cần Đại hội đồng cổ đông phê duyệt hay không?


    Toi nghĩ rằng, một số vấn đề mà HĐQT có quyền phê duyệt mà không cần thông qua ĐHĐCĐ thì không cần phải xin ý kiến ĐHĐCĐ nữa ( có thể hiểu ĐH ĐCĐ đã ủy quyền cho HĐQT toàn quyền quyết định) bởi việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ không phải đơn giản. Tuy nhiên, nếu thấy khuất tất trong quyết định của H ĐQT thì ĐHĐCĐ có thể đuợc triệu tập để xem xét lại quyết định đó.

    @ I''m lawyer có thể giải thích rõ hơn giúp HIya ko? HĐ đặt cọc mua tài sản có giá lớn hơn 50% tài sản của công ty.

    Thanks

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |