Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. BHXH tự nguyện được xem là một sự đảm bảo để giảm rủi ro tài chính khi về già thế nên nhiều người thắc mắc tham gia BHXH tự nguyện bao lâu thì được hưởng lương hưu?
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên (Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) thì được tham gia BHXH tự nguyện.
Điều kiện để hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện từ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được tính hưởng lương hưu.
Hiện nay, mức lương hưu hằng tháng của lao động nam, được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng 19 năm đóng BHXH.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ, đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, nếu bạn không làm việc ở công ty thì bạn có thể tham gia BHXH tự nguyện. Nếu tham gia BHXH tự nguyện từ 20 năm trở lên và đã đến tuổi nghỉ hưu thì người tham gia sẽ được nhận lương hưu hằng tháng.
Mức lương hưu được tính dựa theo thời gian mà bạn tham gia BHXH. Cụ thể, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo BHXH và tương ứng với 19 năm đóng BHXH đối với lao động nam.
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.