Thách cưới cao có bị pháp luật cấm không?

Chủ đề   RSS   
  • #446015 07/02/2017

    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Thách cưới cao có bị pháp luật cấm không?

    Câu hỏi:
    Kính chào luật sư, em trai tôi chuẩn bị lấy vợ, nhưng khi 2 gia đình gặp mặt, nhà gái lại đưa ra mức thách cưới rất cao. Gia đình chúng tôi đã trao đổi mong gia đình nhà gái thông cảm do điều kiện kinh tế gia đình tôi không thể đáp ứng được nhưng nhà gái nói đó là tục lệ thách cưới ở đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Việc thách cưới cao như vậy có vi phạm pháp luật không?
     
     
    Trả lời:
    Chào bạn, với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:
     
    Vấn đề áp dụng tập quán trong các quan hệ về hôn nhân và gia đình hiện đang được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình 2014Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 13/12/2014, cụ thể:
    Khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”.
     
    Điều 2 Nghị định 126 quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán như sau:
    “1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.
    2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.
    3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng”.
     
    Hiện nay, trên thực tế có nhiều phong tục, tập quán phù hợp với quy định của pháp luật được nhà nước khuyến khích áp dụng như việc nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời; hoặc sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai gia đình, vợ, chồng có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra…. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tập tục lạc hậu như “thách cưới” là những hành vi mà pháp luật cấm, cụ thể:
     
    Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn”. Yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ (khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
    Khoản 2 Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 8015/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số còn quy định: “Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ”.
     
    Như vậy, căn cứ vào các quy định trên có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc việc”thách cưới” mang tính chất gả bán là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.
     
    Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty chúng tôi với trường hợp của bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. 
     
    Trân trọng!
     
     
    12022 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446286   11/02/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Thách cưới quá cao như kiểu biến tướng của hình thức tống tiền nhưng thực tế nếu xảy ra thì pháp luật cũng rất khó can thiệp vì văn hóa cưới hỏi theo lẽ thường phải được sự đồng thuận của 2 bên gia đình, trong lễ cưới có đủ ban bệ họ hàng thì mới phải phép - nên việc thách cưới có vẻ nghiêng về sự thỏa thuận thống nhất giữa 2 bên gia đình nhiều hơn. Vạn bất đắc dĩ mà gia đình nhà gái đòi hỏi quá đáng đến mức kiện nhau ra tòa thì còn gì là tình cảm thông gia nữa. Thiết nghĩ việc này do các bạn trẻ phải khéo léo giải thích và kết nối 2 bên gia đình thôi.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (11/02/2017)
  • #446345   12/02/2017

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Vấn nạn này hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều tỉnh/ địa phương của Việt Nam.

    Không chỉ riêng các dân tộc thiểu số, mà ngay cả dân tộc kinh cũng có những tục lệ này.

     
    Báo quản trị |  
  • #446364   12/02/2017

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Thách cưới là một phong tục có từ lâu đời và hiện vẫn còn hiện hữu trong nhiều dân tộc thiểu số. Gia đình cô gái thường yêu cầu gia đình chàng trai "lấy lễ" một số tiền, của cải mới cho kết hôn. Thách cưới là một trong những tập quán hôn nhân & gia đình mà pháp luật đã nghiêm cấm.

    Như vậy, việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

    Ngoài ra, đối với các dân tộc tiểu số, khoản 2 điều 9 của Văn bản hợp nhất số 8015/VBHN-BTP còn quy định: “Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ”.

     
    Đối với việc áp dụng các tập quán trong hôn nhân & gia đình, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định rằng trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc cơ bản về hôn nhân gia đình và không vi phạm các điều cấm của Luật này thì được áp dụng. Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng phải được tôn trọng.
     
    Khi cần giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.

    Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

     

     
    Báo quản trị |