Thắc mắc về trợ cấp thai sản

Chủ đề   RSS   
  • #207842 17/08/2012

    lammyhien

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về trợ cấp thai sản

    Anh cho em hỏi cách tính trợ cấp thai sản có phân biệt giữa nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất không? công thức và cách tính như thế nào? A giúp em với!

     
    4195 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #207889   17/08/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14961)
    Số điểm: 99985
    Cảm ơn: 3498
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Chào bạn, không có phân biệt giữa cách tính trợ cấp thai sản của nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất.

    Khác nhau (nếu có) chỉ ở chỗ công nhân sản xuất nếu thuộc loại lao động nặng nhọc độc hại thì sẽ được hưởng 5 tháng,

     
    Báo quản trị |  
  • #207901   17/08/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào

    Bạn tham khảo bài viết của anh nhé, tôi xin bổ sung thêm như sau:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì:

    Căn cứ vào Điều 31 Luật BHXH quy định:

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

    a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

    b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

    c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

    d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.

    Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định "mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật BHXH là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".

    Theo đó, bạn phải căn cứ vào nghề hoặc công việc bình thường hay nặng nhọc...sinh đôi mà số tháng được hưởng chế độ thai sản sẽ là 4, 5, 6 hoặc 7 tháng.
    Ví dụ Bình quân tiền công, tiền lương của A đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề 3 triệu đồng, A lao động trong điều kiện công việc độc hại thì A được hưởng tiền trợ cấp thai sản là 3 x 5 = 15 triệu.
    Ngoài ra, theo ĐIều 34 Luật BHXH thì A còn được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu tức là 1.050.000 x 2 = 2.100.000 đồng.
    Như vậy tổng tiền trợ cấp thai sản của A là 15.000.000 + 2.100.000 = 17.100.000 đồng.
     
    Em nên xem lại, nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất họ lao động trong môi trường như thế nào, nghề/cộng việc của họ nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại mà Cơ quan có thẩm quyền quy định hay không. Từ đó em có thể xác định được số tháng mà họ được hưởng.
    Nếu có vấn đề nào chưa rõ, em có thể hỏi thêm nhé.
    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |