Em chào các anh/chị luật sự,
Em là thành viên mới, rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các anh/chị. Em đang có thắc mắc về việc thành lập doanh nghiệp sau, rất mong nhận được sự giải đáp từ các anh/chị. Em xin chân thành cảm ơn ạ.
1)A,B,C,D thành lập công ty TNHH ABC. Công ty đã đăng ký thành lập DN với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Số vốn góp của mỗi thành viên như sau:
- A góp 800 triệu tiền mặt (chiếm 16% vốn điều lệ)
- B góp bằng giấy nhận nợ của công ty T, tổng số tiền của giấy nhận nợ là 1,3 tỷ, được các bên nhất trí định
giá là 1,2 tỷ (100 triệu là khoản trừ cho rủi ro không đòi được nợ của T) (chiếm 24% vốn điều lệ)
-C góp vốn bằng ngôi nhà của mình, trị giá tại thời điểm góp vốn là 700 triệu nhưng được các thành viên thống nhất định
giá là 1,5 tỷ (chiếm 30% vốn điều lệ) do tin chắc rằng trong thời gian tới, con đường trước ngôi nhà đó sẽ được mở rộng
và trị giá ngôi nhà sẽ tăng
-D góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ) nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu,1 tỷ D cam kết sẽ góp khi
công ty cần vốn tiền mặt.
Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Các thành viên họp Hội đồng thành viên để phân chia lợi nhuận nhưng
không thống nhất được. Các tranh cãi xảy ra là:
(1) D được chia lợi nhuận trên tỷ lệ của số vốn đã thực góp (500 triệu) hay số vốn đã cam kết góp (1,5 tỷ)?
(2) Góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp không? Khoản nợ của công ty T chỉ đòi được một nửa (600 triệu) vì
công ty này đang lâm vào tình trạng phá sản, phần còn lại B có phải góp thêm không? B sẽ được chia lợi nhuận
như thế nào?
(3)Việc định giá ngôi nhà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ được xử lý như thế nào? C có được chia lợi
nhuận trên trị giá 1,5 tỷ không?
2) Cho em hỏi là Luật có quy định mỗi cổ phần phải bắt buộc có một trị giá nhất định không ạ?
Em cảm ơn các anh chị nhiều.
Cập nhật bởi mai121990 ngày 07/09/2014 06:50:24 CH
Cập nhật bởi mai121990 ngày 07/09/2014 09:51:06 SA