Thắc mắc về quy định của các luật về quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #497315 19/07/2018

    letrongcuong

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về quy định của các luật về quyền sử dụng đất

    Tôi có thắc mắc muốn được luật sư tư vấn như sau: Nội dung quy định tại khoản 1, điều 3 nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai với quy định tại khoản 1 điều 21 nghị định số 43/2014 NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành luật đất đai về bản chất có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở những điểm nào? Kính mong nhận được sự tư vấn của quý vị. Trân trọng cảm ơn!

     
    1961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498843   06/08/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, Luật sư giải đáp thắc mắc như sau:

    Theo như bạn thông tin bạn cung cấp thì: Đất đứng tên mẹ chồng bạn. Do đó, xác định đất thuộc quyền sở hữu của mẹ chồng bạn và không có liên quan gì đến các con trong gia đình. Do đó, mẹ chồng bạn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất đó.

    Về độ tuổi đứng tên trên sổ đỏ:

    Trước hết, pháp luật đất đai không đề cập đến độ tuổi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Điều 5 và Điều 97 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và đối tượng được cấp GCNQSDĐ là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận như sau: nếu cấp cho cá nhân trong nước nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "CMND số:…"; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…"; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "Giấy khai sinh số….".

    Do đó, pháp luật đất đai không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

    Mặt khác, Điều 20, 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 20. Người thành niên

    1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

    2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

    Điều 21. Người chưa thành niên

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

    Theo đó, người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) la người có đủ năng lực hành vi dân sự nên đủ điều kiện để đứng tên trên GCNQSDĐ. Ngoài ra, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là đối tượng được xác lập quyền sỡ hữu tài sản được hình thành từ thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng… nhưng khi làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của người đại diện.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ 2 con đã đủ 18 tuổi hay chưa, nên chia làm 2 trường hợp:

    + Nếu con bạn đã là người thành niên: đủ điều kiện để đúng tên trên GCNQSDĐ.

    + Nếu con bạn là người chưa thành niên: vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nhưng kèm theo đó trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ (cụ thể là bạn); hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực…” nên hợp đồng tặng cho cháu gái đất và tài sản găn liền trên đất phải được lập thành văn bản và có công chứng chứng thực.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.