+ "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" xuất hiện từ LTM 1997 đến LTM 2005 và chưa bao giờ được coi là một chế tài riêng (LTM 1997 có 4 chế tài thương mại và LTM 2005 có 6 chế tài thương mại cơ bản), do vậy, "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" chỉ có thể thuộc vào 1 trong 6 loại chế tài thương mại cơ bản LTM 2005.
+Không thể cùng một lúc áp dụng chế tài yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo
điều 306, LTM 2005 cùng với quy định tại
khoản 2, ĐIều 305 BLDS 2005 bởi mức lãi suất căn cứ hoàn toàn khác nhau. Theo BLDS 2005 thì căn cứ tính lãi với khoản tiền chậm trả là "lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố", còn theo LTM 2005 thì căn cứ tính lãi với việc chậm thanh toán là "lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường". Hai loại lãi suất này thực tế không hề giống nhau:
Rối rắm chế tài dân sự, thương mại - TBKTSG viết:Một vấn đề bất cập khác là nợ chậm trả. LTM 2005 quy định trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán nếu không có thỏa thuận khác thì phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (điều 306). Trong khi đó, cũng tương tự như vậy nhưng theo BLDS 2005 lãi suất chậm trả ở đây lại tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán (khoản 2, điều 305).
Cả hai quy định khác nhau nói trên đều gây khó khăn cho người thực thi. Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là như thế nào? Là phải lấy số liệu của tất cả các ngân hàng thương mại trên thị trường hoặc chỉ một số ngân hàng trong khu vực nơi tranh chấp hay chỉ cần thị trường liên ngân hàng? Trên thực tế, để xác định con số này khi giải quyết tranh chấp mỗi tòa án đã có những yêu cầu rất khác nhau.
(link
http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/32107/ )
+Tôi nghiêng về quan điểm, "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" là một dạng của chế tài "bồi thường thiệt hại" nhưng vấn còn đang phân vân một điểm (nếu dựa theo quy định LTM 2005), thiệt hại thực tế mà nhà làm luật dự liệu chắc chắn sẽ xảy ra ở đây khi mà bên vi phạm chậm thanh toán là gì, bởi có thiệt hại thực tế thì mới có chế tài "bồi thường thiệt hại" ? Mong mọi người cho ý kiến thêm ! Nếu như giải thích theo quy định tại tại
khoản 2, ĐIều 305, BLDS 2005, tôi có thể suy luận thiệt hại là phần lãi có thể có được từ khoản tiền chậm thanh toán nếu gửi ngân hàng, và do mức lãi suất ở các ngân hàng không giống nhau nên nhà làm luật mặc định sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố làm căn cứ !
LTM 2005 viết:Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo các bạn, "thỏa thuận khác" ở đây là thỏa thuận gì ? Thỏa thuận về "mức lãi suất chậm trả" hay thỏa thuận về miễn "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" của bên bị vi phạm ?
Theo tôi, "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" khác hoàn toàn với "phạt vi phạm".
Nếu như nghĩa của cụm từ "thỏa thuận khác" là thỏa thuận về miễn "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" thì nó cũng không giống với chế tài "phạt vi phạm", bởi thỏa thuận trong "phạt vi phạm" là cơ sơ của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, "thỏa thuận khác" trong "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" là cơ sở của việc vô hiệu hóa chế tài yêu cầu tiền lãi chậm trả. Xét về bản chất thì quan điểm của tôi nó chỉ thuần túy là "bồi thường thiệt hại".
Tuy nhiên, chúng ta đều thống nhất ở một điểm, theo tinh thần của điều luật thì cũng đã thể hiện tính chất "bồi thường thiệt hại" trong đó. Cùng xem xét tiếp theo hướng này, chúng ta phân tích ví dụ sau:
+A và B giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó A là bên mua còn B là bên bán. Hai bên không hề có bất kỳ một thỏa thuận nào về chế tài đối với việc vi phạm hợp đồng. Với niềm tin chắc chắn rằng A sẽ thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận, B đã xác lập một hợp đồng mua bán hàng hóa khác với C, thỏa thuận hai bên cùng giao hàng và tiền. B dự tính sẽ dùng số tiền A trả để thực hiện hợp đồng mua bán này. Tuy nhiên, sau khi B đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng với A thì A lại không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán (thanh toán chậm so với thời hạn) dẫn đến B không thực hiện được hợp đồng với C, điều này dẫn đến thiệt hại cho B (chúng ta không cần quan tâm đây là thiệt hại gì chỉ cần biết cơ sở của nó là hợp đồng B và C). Vấn đề đặt ra là khi B yêu cầu A bồi thường thiệt hại cho mình do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì B có thể sử dụng "quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán" cùng với yêu cầu A bồi thường thiệt hại của B do không thực hiện được hợp đồng với C hay không ?
Mời mọi người cho ý kiến !
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 11/06/2011 12:27:47 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.