Thắc mắc về kỳ họp Quốc hội thứ 11, khóa XIII?

Chủ đề   RSS   
  • #420563 04/04/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Thắc mắc về kỳ họp Quốc hội thứ 11, khóa XIII?

    Mấy bạn cho mình hỏi ngu xíu nhé: hồi còn đi học, nhớ quy trình bầu cử các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng nhiệm kỳ mới là sau khi bầu xong đại biểu Quốc hội khóa mới.

    Vậy nghĩa là phải bầu xong đại biểu Quốc hội khóa XIV rồi mới bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Còn sao kỳ họp Quốc hội này khác với cái mình đã học, chưa bầu đại biểu Quốc hội khóa mới đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước với Thủ tướng rồi.

    Ai biết giải đáp giúp mình nhé! Mình cám ơn nhiều nhiều :'(

    Như trong Khoản 2 Điều 95 của Luật tổ chức Quốc hội 2014 có nêu:

    Điều 95. Trách nhiệm chủ tọa các phiên họp Quốc hội

    2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa các phiên họp của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.

     

    => Như vậy, theo quy định này thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới?

    Tương tự với Chủ tịch nước tại Điều 87 Hiến pháp 2013 có nêu:

    Điều 87.

    Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

    Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

    Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

    Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015 cũng nêu:

    Điều 3. Nhiệm kỳ của Chính phủ

    Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

     

     
    5982 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420571   04/04/2016

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Theo mình biết trong kỳ họp 11 Quốc hội khóa 13 có đặt ra vấn đề kiện toàn nhân lực lý do là khóa 12 Quốc hội quyết định rút ngắn khoảng cách giữa Đại hội Đảng với bầu cử Quốc hội. Chưa kể sau ĐH Đảng lần thứ 12 nhiều vị trí không tái cử nên cần kiện toàn sớm. Sau kỳ ĐH Đảng vừa rồi nhiều người đến tuổi "cần phải nghỉ", không thể tham gia tiếp tục và đại hội bầu ra người mới, nếu QH không bầu kịp sẽ dẫn đến độ trễ, thời gian gián độ.

    Việc chuyển giao quyền lực như thế có thể kéo dài đến sau bầu cử tức tháng 7 năm sau (3 quý). Năm cuối của nhiệm kỳ lại mất thêm thời gian cho bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm nhân sự... nên chỉ còn hơn 3 năm thực hiện nhiêm vụ, gây trễ, lãng phí thời gian. Do đó gần đẩy nhanh kiện toàn.

    Nên những chức danh tân Quốc hội, tân Chủ tịch hiện tại là thuộc khóa 13 và đến khóa 14 sẽ tiến hành bầu lại lần nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #420742   05/04/2016

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    Em đau đầu lắm các bác ạ, hôm nay giới thiệu mấy vj vào Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội nữa. 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #420743   05/04/2016

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    cái này Ông ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã trả lời rồi thì phải, bạn có thể xem clip hay lắm đó:|

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (08/04/2016)
  • #420970   08/04/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Bạn có thể cho mình xin cái link bạn nói được hông? Thén kiu bợn 

     
    Báo quản trị |  
  • #421065   08/04/2016

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Hiến pháp là văn bản có tính pháp lý cao nhất mà lại được hiểu, thực hiện bằng các nghị quyết của đảng, quốc hội thì không còn gì để nói.

    Tôi nhớ không lầm thì cử nhân Luật phải trải qua học phần Luật Hiến Pháp, nếu thực tiễn cứ như thế này thì không biết có nên giữ học phần này lại.

    Chắc nước Việt Nam chúng ta là một nước "dân chủ" đặc thù.

     
    Báo quản trị |  
  • #421067   08/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Hồi còn đi học, nhớ lúc môn Luật Hiến Pháp, thầy cứ nhấn mạnh 1 câu: "Hiến Pháp là luật gốc, luật mẹ và Không ai được quyền đứng trên Hiến Pháp". Vậy mà sao thực tế thấy khác :(

     
    Báo quản trị |  
  • #421089   08/04/2016

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    #shin_butchi http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160327_mien_nhiem_thu_tuong

    Đây này bạn. ở đây chỉ có bài viết lại các câu nói của Bác Thuyết còn video mình tìm lại ko thấy, mình xem trên fb, trả lời trực tiếp hẳn hoi nhé 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #421212   11/04/2016

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng... vào tháng 7 (Những người vừa được bầu giữ các vị trí chủ chốt, nếu không trúng cử ĐBQH khóa XIV thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ đó).

    Tuần qua, Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIII đã tiến hành miễn nhiệm và bầu người thay thế giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước. Tất cả những người vừa được giao đảm nhận trọng trách đều là ĐBQH khóa XIII. Ngày 22/5 tới đây, cử tri mới đi bỏ phiếu bầu ra 500 ĐBQH khóa XIV. Điều đó đồng nghĩa với việc 3 tháng nữa, Quốc hội khóa mới sẽ phải tiến hành bầu các chức danh chủ chốt tại kỳ họp thứ nhất dự kiến diễn ra vào tháng 7.

    Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu để làm rõ hơn vấn đề này.

    Thưa ông, việc miễn nhiệm lần này không phải do các chức danh chủ chốt xin từ nhiệm sớm. Vậy vì sao lại phải kiện toàn nhân sự ngay trong kỳ họp này, chứ không đợi đến tháng 7 khi nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII kết thúc và Quốc hội khóa mới ra mắt?

    Yếu tố tự nguyện xin nghỉ chỉ là một nội dung, mà chủ yếu do nhu cầu công việc, do sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Hơn nữa, Quốc hội có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức những người do mình bầu.

    Trong thực tiễn chúng ta thực hiện điều đó nhiều lần rồi. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhu cầu phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để bảo đảm sự lãnh đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết. Cho nên phải tiến hành sắp xếp, kiện toàn lại nhân sự ngay trong kỳ họp này cho phù hợp.

    Các chức danh vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII là của nhiệm kỳ 2011-2016. Vậy, Quốc hội khóa XIV sẽ phải tiếp tục bầu và phê chuẩn các chức danh này tại kỳ họp vào tháng 7 sắp tới, thưa ông?

    Đúng vậy. Thực hiện chủ trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng thì chúng ta phải kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để đảm bảo đồng bộ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

    Nhân sự vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn lần này là của Khóa XIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Sau khi bầu cử Quốc hội Khóa XIV, chúng ta lại kiện toàn nhân sự của các cơ quan Nhà nước.

    Theo luật định, nhiều vị trí yêu cầu người được bầu giữ chức vụ phải là ĐBQH. Với nhiều người vừa được bầu, nếu trong đợt bầu cử Quốc hội XIV sắp tới mà không trúng cử ĐBQH thì nghiễm nhiên họ không tiếp tục đảm nhiệm vị trí?

    Điều này tùy thuộc từng vị trí. Với chức vụ yêu cầu phải là ĐBQH thì mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn giữ chức vụ đó. Nếu ai đó trúng cử tại kỳ bầu cử sắp tới thì tiếp tục được giới thiệu đảm nhiệm chức vụ. Người nào không trúng cử thì sẽ được bố trí công việc khác. Vì luật quy định người giữ vị trí đó đương nhiên phải là ĐBQH. 

    Điều đó có nghĩa là những người vừa được bầu giữ các vị trí chủ chốt, nếu không trúng cử ĐBQH khóa XIV thì nghiễm nhiên thôi giữ chức vụ, thưa ông?

    Luật yêu cầu vị trí đó phải là ĐBQH thì ai không phải là ĐBQH khóa XIV thì không giữ vị trí nữa. Đến tháng 7/2016, Quốc hội khóa mới sẽ họp phiên đầu tiên thì người đó đương nhiên hết nhiệm kỳ. Trong trường hợp đó, Đảng, Nhà nước sẽ bố trí người đó vào vị trí khác không yêu cầu phải là ĐBQH. 

    Tại kỳ họp vào tháng 7 tới đây, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao sẽ tiếp tục thực hiện tuyên thệ trước Quốc hội sau khi được bầu?

    Đương nhiên, vì các chức danh này sau khi được bầu tại Kỳ họp thứ nhất diễn ra vào tháng 7 là của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao nếu vào đầu khóa được bầu thì tiếp tục tuyên thệ.

    Cảm ơn ông!

    http://www.baogiaothong.vn/bau-lai-chu-tich-nuoc-chu-tich-qh-thu-tuong-vao-thang-7-d145549.html

     
    Báo quản trị |