Chào bạn!
Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Boyluat phải hiểu mục đích của hợp đồng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì; nó nhằm đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ (từ một hợp đồng chính-hợp đồng sinh ra nghĩa vụ), hoặc nhằm đảm bảo cho sự giao kết hợp đồng (trường hợp bpbdds là đặt cọc...). Vì vậy để có biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ (thể hiện dưới hình thức hợp đồng) thì trước tiên phải có hợp đồng (chính) sinh ra nghĩa vụ và hợp đồng bảo đảm (hợp đồng phụ) phải đưa ra các điều khoản, nghĩa vụ khác nhằm đảm bảo cho việc thực hiện trước đó.
Điều 15 Nghị định 163, hướng dẫn rõ hơn về tính hiệu lực của mối quan hệ trên.
Trân trọng!
nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179