Tại khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú". Điều 19 Luật này quy định: "Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai có quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Căn cứ những quy định nói trên thì nhà, đất đã mang tên mẹ bạn có nghĩa nhà, đất này đã được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
Mẹ bạn mất để lại căn nhà đất đó và muốn chuyển chủ quyền từ mẹ sang con (phải khai nhận di sản thừa kế) của căn nhà riêng nhưng bạn vẫn có thể giữ hộ khẩu của bạn ở nhà bên ngoại (bên ngoại đang có tranh chấp tài sản). Như vậy, việc bạn đăng ký thường trú tại bên ngoại chỉ là việc xác định chỗ ở thường xuyên của người này và đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Điều 24 Luật Cư trú quy định: “Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”.
Như vậy, sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của bạn chứ không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản tại nơi đăng ký.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.