kajnodo92 viết: Hôm trước học về hình phạt em có một số thắc mác sau, mong mọi người giải đáp!!
Điều 35. Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
1. Mọi người cho em hỏi con ở đây là cả con nuôi và con đẻ hay là chỉ con đẻ thôi.
2. Nếu bằng biện pháp nào đó mà người biết mình chắc chắn nhận án tử hình nên cố tình có thai hoặc nhận con nuôi thì toàn án giải quyết thế nào, khi tòa án có đủ bằng chứng người đó có thai hoặc nhân con nuôi là muốn không bị tử hình.
3. Nếu trường hợp người lĩnh án tử hình có nhu cầu hiến xác thì giải quyết ra sao khi mà VN áp dụng tử hình bằng cách tiêm thuốc độc.
Chào Kajnodo92!
Vấn đề bạn đưa ra khá hay QQ xin góp ý kiến thế này:
1) QQ khẳng định con ở đây được hiểu là con đẻ và cả con nuôi.
2)Câu này có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Nếu việc có con nuôi, con có thai trước khi người đó phạm tội thì không vấn đề gì.
Trường hợp người đó phạm tội rồi mới có thai hay nhận nuôi con nuôi thì thế này.
Về vấn đề nuôi con nuôi:
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.=> một người đang chuẩn bị kết án tử hình thì không thể nào xem đó là người có đạo đức tốt để nhận con nuôi được nên việc nhận con nuôi là không thể.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Còn về vấn đề người đó mang thai thì nếu bằng cách nào đó cho dù là phương pháp hay thủ đoạn nào đi chăng nữa và mục đích của nó là để tránh án tử hình thì hị vẫn không thể bị tử hình đươc. Vấn đề này thì thực tế đã có đó là vụ án Lã Thị Kim Oanh, bà đã có thai trong thời gian bị giam giữ và bà đã tránh được án tử hình.
3) với câu hỏi này các bạn có thể tham khảo các bài viết trên
báo pháp luật thành phố HCM.
Ý nguyện hiến xác của tử tù khó khả thi
Việc hiến xác của tử tù đụng chạm đến quyền nhân thân và mục đích của hình phạt tử hình…
Tử tù xin hiến xác đặt ra vấn đề mới liên quan đến nhiều khía cạnh: y học, xã hội, pháp lý… và các cơ quan chức năng đang bàn cách giải quyết. Chúng tôi nêu quan điểm các chuyên gia và quy định của các nước về vấn đề tử tù hiến xác…
Ông Hoàng Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã từng bàn và quan điểm của các đại biểu chưa thống nhất giữa một bên là nhân đạo với một bên là luật pháp hiện hành…
Tử hình bằng xử bắn, chỉ hiến được giác mạc
Ông Minh nói: Bộ luật Dân sự 2005 lần đầu tiên đưa quyền hiến mô, tạng, hiến xác của công dân thành một quyền nhân thân. Tiếp đến năm 2006, Quốc hội ban hành một luật riêng về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Tuy nhiên, việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác của tử tù thì phải tới dự án Luật Thi hành án hình sự mới thảo luận. Khi ấy, Chính phủ cho rằng đây là vấn đề nhân đạo nên cho phép người bị kết án tử hình có quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể. Nhưng ý kiến các đại biểu Quốc hội phân tán. Một phía cho rằng nên khuyến khích, coi đó là quyền nhân thân của tử tù vừa đáp ứng nhu cầu về ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể trong y học và ý nguyện của tử tù… Phía phản đối cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, không khả thi vì hình thức thi hành án tử hình hiện giờ là bắn thì khó mà còn bộ phận cơ thể nào đủ tốt để sử dụng lại. Có chăng, như một số nhà y học nói là có thể lấy được giác mạc.
Lúc ấy, ý kiến của các đại biểu cũng bàn về chuyện tử tù có quyền hiến xác, mô… vì đấy là quyền nhân thân của họ. Thế nhưng các ý kiến phản đối cho rằng tử tù là chủ thể đặc biệt, bị hạn chế một số quyền công dân. Muốn mở rộng quyền này tới người bị kết án tử hình phải có một điều khoản riêng.
Hiến mô tạng trước xử bắn: Khó đạt mục đích hình phạt
Luật quy định hai hình thức hiến trước và sau khi chết nhưng luật yêu cầu chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt với người hiến. Vậy với người bị kết án tử hình, phải biệt giam trong buồng giam tử tù thì thực hiện thế nào? Có đảm bảo được an ninh không? Luật cũng yêu cầu phải tôn vinh, khen thưởng người hiến trong khi người bị kết án tử hình là đối tượng không còn cải tạo được nữa… Giả sử chấp nhận cho người bị tuyên phạt tử hình được hiến mô, tạng. Nhưng lấy đi một phần cơ thể họ, chăm nuôi họ khỏe trở lại rồi thi hành án tử hình thì liệu còn đảm bảo ý nghĩa, mục đích của hình phạt? Các mâu thuẫn này chưa giải quyết rốt ráo.
Việc cho tử tù hiến xác cần cân nhắc và khó khả thi. Trong ảnh: Một bị cáo vừa mới bị tòa tuyên án tử hình. Ảnh: HTD
Trong dự án Luật Thi hành án hình sự có bổ sung thêm hình thức tử hình bằng thuốc độc nên việc xem xét ý nguyện của tử tù được hiến xác, mô, tạng xem ra càng khó. Mặt khác, số lượng án tử hình hiện không nhiều. Tử tù lại ở nhiều nhóm khác nhau, mà rất nhiều người có vấn đề về sức khỏe nên phải cân nhắc nếu mở rộng ra với đối tượng này.
Với ý nguyện của tử tù Nguyễn Văn Hải, có lẽ trong kỳ họp tới của Quốc hội, khi thông qua Luật Thi hành án hình sự mới có câu trả lời cho anh ta.
#e6e6fa;margin:5px;width:400px;border-collapse:collapse;"> Quy định về tử tù hiến xác ở các nước Trung Quốc, từ năm 1984 đã có quy định về việc hiến xác của các tử tù. Theo quy định, xác tử tù sẽ được sử dụng trong trường hợp không có người nhận, tử tù tự nguyện hiến xác hoặc gia đình tử tù chấp thuận cho hiến xác. Trung Quốc cũng chấp nhận cho tử tù hiến nội tạng sau khi chết. Tại Mỹ, tử tù có thể hiến xác cho khoa học sau khi bị hành hình. Xác chủ yếu được dùng làm tiêu bản cho sinh viên ngành y thực tập và được sử dụng trong môn giải phẫu người. Tuy nhiên, tất cả các bang đều không cho phép tử tù hiến nội tạng sau khi chết và cấm các cơ sở y tế thu thập nội tạng của tử tù sau khi hành hình. Nhiều bang như Missouri, Florida, California, Kansas, Indiana, Texas, Arizona, Georgia từng vận động thông qua luật cho phép tử tù hiến nội tạng sau khi chết nhưng không thành công. Dù vậy, một số trường hợp cá biệt như hiến tặng cho người thân vẫn được chấp nhận. Tại Saudi Arabia, tử tù được hiến xác theo quyết định của tòa án tôn giáo. Bộ Tư pháp Saudi Arabia đánh giá đây là hành động đáng tuyên dương. (Theo Biocthics.iu.edu, Jme.bmj.com, Sci.rutgers.edu, APA IA) Ông NGUYỄN THANH SƠN, kiểm sát viên cao cấp VKSND Tối cao: Khó khả thi Việc một người bình thường xin hiến xác cho y khoa là điều đáng trân trọng. Mọi công dân trưởng thành đều có quyền tự nguyện làm điều này. Riêng tử tù lại là trường hợp đặc biệt, vì họ đã bị luật pháp tước đi quyền được sống và một khi có án, phán quyết ấy phải được thực thi. Luật cũng buộc tử tù khi thi hành án phải còn sống nên khó có chuyện sau khi lấy đi tim hay các nội tạng quan trọng mà tử tù vẫn còn sống để thi hành bản án của mình. Không thể có chuyện chiều theo ý nguyện của tử tù để né tránh hình phạt. Luật hiện hành không có quy định về quyền hiến mô, tạng, xác của tử tù nên không có cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng thực hiện ý nguyện của họ. Trong tương lai, tôi nghĩ Quốc hội cũng không đồng tình vì chúng ta đang theo xu hướng giảm án tử. Chưa nói là chuyện nếu có quy định về trường hợp đặc biệt này, sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề khác như hình thức thi hành án tử; ai là người có thẩm quyền chấp nhận ý nguyện hiến xác, mô, tạng của tử tù… nên điều này rất khó khả thi. Tiến sĩ PHẠM ĐĂNG DIỆU, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM: Bị bắn, lục phủ ngũ tạng tanh banh Xác hiến để sinh viên y khoa thực tập, hiểu cấu trúc cơ thể và dùng để nghiên cứu khoa học. Theo quy trình, xác hiến được xử lý bằng hóa chất, lưu trữ và bảo quản. Nếu một tử tù bị bắn, đạn sẽ phá hết các tạng và khi đó, nếu bơm thuốc giữ xác vào, thuốc sẽ theo các động mạch bị vỡ chảy ra ngoài. Trên nguyên tắc, thuốc phải được chảy vào toàn bộ hệ thống mạch, thấm vào các mô thì mới giữ được xác. Ở nước ngoài, người ta còn có cách tử hình là bơm chất cyanue vào (một chất cực độc), chỉ trong vòng vài giây, tử tù sẽ chết. Nhưng họ cũng chỉ lấy được giác mạc, còn tim, gan, phổi, ruột… không lấy được. Việc tử tù bị bắn cũng chỉ lấy được giác mạc mà thôi. Những trường hợp đặc biệt có thể xử lý xác người bị bắn nhưng rất khó khăn, chi phí gấp ba lần so với xử lý một xác bình thường. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chưa nghĩ tới việc xử lý xác người bị bắn bao giờ. |
NGHĨA NHÂN ghi