Tập hợp dự thảo án lệ

Chủ đề   RSS   
  • #439128 19/10/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Tập hợp dự thảo án lệ

    Sau khi được 10 án lệ đầu tiên được công bố, thì phía Tòa án đã công bố danh sách 10 dự thảo án lệ đang được trình xem xét để thông qua.

    Chi tiết dự thảo 10 án lệ mới được đăng tải lần lượt như sau:

    Tập hợp dự thảo án lệ

     
    18580 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (30/06/2017) trang_u (20/10/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #439132   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 01: tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có điều kiện

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 12/2012/DS-GĐT ngày 13-01-2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Đòi tài sản” tại tỉnh Long An, giữa nguyên đơn là cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển với bị đơn là chị Phan Thị Cẩm Vân; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Thanh Dũng và cháu Nguyễn Phú Điền.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 2 và đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã hoàn thành và bên được tặng cho (là con, cháu) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện tặng cho nhưng thực tế bên tặng cho (là ông bà, cha mẹ) không còn chỗ ở nào khác và có yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này bên được tặng cho có trách nhiệm trong việc bảo đảm chỗ ở cho bên tặng cho (nếu bên tặng cho yêu cầu được bố trí một diện tích đất hợp lý để sống độc lập), chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho đến khi qua đời. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vẫn thuộc về bên được tặng cho.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Các điều 465, 467 và khoản 1 Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 457, 459 và khoản 1 Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015);

    - Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009;

    - Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (tương ứng với Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

    Từ khóa của án lệ:

    “Hợp đồng tặng cho tài sản”; “Tặng cho tài sản có điều kiện”; “Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”; “Bảo đảm chỗ ở”; “Chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện ngày 30-3-2010 và trong quá trình tố tụng, cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện, trình bày:

    Do cụ Xăng và cụ Hiển già yếu, không còn sức lao động nên chị Phan Thị Cẩm Vân là cháu ngoại của hai cụ về sống chung nhà, chị Vân hứa với hai cụ sẽ chăm sóc phụng dưỡng hai cụ đến khi qua đời. Vì vậy, hai cụ làm hợp đồng tặng cho chị Vân toàn bộ diện tích đất 297m2 thuộc thửa 574, tờ bản đồ số 16 thị trấn Hậu Nghĩa cùng với nhà cửa gắn liền trên đất vào năm 2007. Thế nhưng sau khi cho đất và nhà xong thì chị Vân ngược đãi, thậm chí đánh đuổi hai cụ ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng hai cụ như lời hứa ban đầu.

    Hiện tại cụ Hiển, cụ Xăng không có nơi nương tựa nên hai cụ yêu cầu chị Vân trả lại quyền sử dụng đất và nhà cất trên đất cho hai cụ.

    Bị đơn chị Phan Thị Cẩm Vân trình bày: Do chị sống chung nhà với ông bà ngoại là cụ Xăng và cụ Hiển nên vào năm 2007, cụ Hiển, cụ Xăng có cho chị diện tích đất và tài sản trên đất như cụ Xăng, cụ Hiển trình bày. Việc hai cụ cho chị nhà đất có làm hợp đồng tặng cho theo quy định của pháp luật.

    Từ trước khi cho đất cũng như sau khi cho đất, hai cụ cùng sống chung với gia đình vợ chồng chị. Nay do những lời xúi giục, tác động của người khác thì hai cụ trở ngược đòi lấy lại đất với lý do chị ngược đãi ông bà là hoàn toàn sai sự thật. Do đó, chị không đồng ý trả lại đất và nhà mà cụ Hiển cụ Xăng đã cho chị.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    Anh Nguyễn Thanh Dũng trình bày: Anh là chồng chị Vân, việc cụ Hiển, cụ Xăng đòi lại nhà và đất đã cho vợ chồng anh, anh không có ý kiến gì, mọi việc chị Vân quyết định.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 95/2010/DS-ST ngày 26-8-2010, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã bác yêu cầu khởi kiện của cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện đòi chị Phan Thị Cẩm Vân trả lại quyền sử dụng đất 297m2 và tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa 574, tờ bản đồ 16 tọa lạc tại Ô6, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do chị Vân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Ngày 04-9-2010 cụ Hiển, cụ Xăng có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã sửa bản án sơ thẩm, như sau:

    Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện đòi chị Phan Thị Cẩm Vân trả lại quyền sử dụng đất 297m2 và tài sản gắn liền trên đất.

    Buộc chị Phan Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Thanh Dũng trả lại cho cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển 297m2 đất và căn nhà, tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa 574, tờ bản đồ 16 tọa lạc tại Ô6, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

    Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí.

    Sau khi có bản án phúc thẩm, chị Phan Thị Cẩm Vân có đơn khiếu nại.

    Tại Quyết định kháng nghị số 153/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 15-11-2011 đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Long An xét xử phúc thẩm lại.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận.

    Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì nhà đất đang tranh chấp nguyên là của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Xăng. Ngày 10-5-2007 cụ Xăng, cụ Hiển lập hợp đồng tặng cho cháu ngoại là chị Phan Thị Cẩm Vân nhà và đất nói trên. Chị Vân đã làm thủ tục chuyển dịch tài sản từ cụ Xăng, cụ Hiển sang chị Vân và ngày 18-6-2007 chị Vân được Uỷ ban nhân dân huyện Đức Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất số 574, tờ bản đồ số 16 diện tích 297m2. Theo quy định tại Điều 467, các điều từ Điều 722 đến Điều 726 Bộ luật dân sự thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa cụ Xăng, cụ Hiển với chị Vân là hợp đồng hợp pháp và các bên đã thực hiện xong, chị Vân có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của cụ Hiển, cụ Xăng đòi chị Vân trả lại nhà đất đã tặng cho chị Vân là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu đòi tài sản của cụ Hiển, cụ Xăng là không có căn cứ.

    Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 10-5-2007 không có quy định về điều kiện của bên tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế thì cụ Hiển, cụ Xăng ngoài nhà đất đã tặng cho chị Vân thì hai cụ không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của cụ Hiển, cụ Xăng về điều kiện hai cụ đặt ra khi cho chị Vân nhà đất là chị Vân phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính với cụ Xăng, cụ Hiển là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội. Mặt khác, cụ Xăng, cụ Hiển và vợ chồng, con cái chị Vân vẫn chung một hộ tịch và do cụ Xăng là chủ hộ; nên theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2010); khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hai cụ có quyền được đảm bảo về chỗ ở, có quyền quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận xét rằng chị Vân vẫn tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với chị, chị vẫn làm tròn trách nhiệm của người cháu đối với ông bà ngoại cho đến khi ông bà qua đời mà không ràng buộc pháp lý bằng quyết định của bản án đối với chị Vân, người được hưởng lợi về tài sản do được ông bà ngoại cho phải có nghĩa vụ, trách nhiệm kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại là cụ Xăng, cụ Hiển như tự nguyện của chị Vân là không đúng, vì sự tự nguyện này của chị Vân vừa là trách nhiệm pháp lý theo luật định, vừa là trách nhiệm theo đạo lý.

    Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần phải hủy cả bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án để đảm bảo quyền lợi cho cụ Xăng, cụ Hiển. Nếu hai cụ yêu cầu được sống riêng thì cần buộc chị Vân phải dành cho hai cụ một diện tích nhà đất hợp lý để hai cụ sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi hai cụ qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho hai cụ vẫn thuộc của chị Vân).

    Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 296, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH

    Chấp nhận Kháng nghị số 153/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 15-11-2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm
    số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

    Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 95/2010/DS-ST ngày 26-8-2010 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về vụ án “Đòi tài sản” giữa nguyên đơn là cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển với bị đơn là chị Phan Thị Cẩm Vân và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

     “Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 10-5-2007 không có quy định về điều kiện của bên tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế thì cụ Hiển, cụ Xăng ngoài nhà đất đã tặng cho chị Vân thì hai cụ không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của cụ Hiển, cụ Xăng về điều kiện hai cụ đặt ra khi cho chị Vân nhà đất là chị Vân phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính với cụ Xăng, cụ Hiển là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội. Mặt khác, cụ Xăng, cụ Hiển và vợ chồng, con cái chị Vân vẫn chung một hộ tịch và do cụ Xăng là chủ hộ; nên theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2010); khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hai cụ có quyền được đảm bảo về chỗ ở, có quyền quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận xét rằng chị Vân vẫn tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với chị, chị vẫn làm tròn trách nhiệm của người cháu đối với ông bà ngoại cho đến khi ông bà qua đời mà không ràng buộc pháp lý bằng quyết định của bản án đối với chị Vân, người được hưởng lợi về tài sản do được ông bà ngoại là cụ Xăng, cụ Hiển như tự nguyện của chị Vân là không đúng, vì sự tự nguyện này của chị Vân vừa là trách nhiệm pháp lý theo luật định, vừa là trách nhiệm theo đạo lý.

    Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần phải hủy cả bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án để đảm bảo quyền lợi cho cụ Xăng, cụ Hiển. Nếu hai cụ yêu cầu được sống riêng thì cần buộc chị Vân phải dành cho hai cụ một diện tích nhà đất hợp lý để hai cụ sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi hai cụ qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho hai cụ vẫn thuộc của chị Vân)”.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 12/2012/DS-GĐT ngày 13-01-2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Đòi tài sản” tại tỉnh Long An, giữa nguyên đơn là cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển với bị đơn là chị Phan Thị Cẩm Vân; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Thanh Dũng và cháu Nguyễn Phú Điền.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 2 và đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã hoàn thành và bên được tặng cho (là con, cháu) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện tặng cho nhưng thực tế bên tặng cho (là ông bà, cha mẹ) không còn chỗ ở nào khác và có yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này bên được tặng cho có trách nhiệm trong việc bảo đảm chỗ ở cho bên tặng cho (nếu bên tặng cho yêu cầu được bố trí một diện tích đất hợp lý để sống độc lập), chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho đến khi qua đời. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vẫn thuộc về bên được tặng cho.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Các điều 465, 467 và khoản 1 Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 457, 459 và khoản 1 Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015);

    - Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009;

    - Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (tương ứng với Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

    Từ khóa của án lệ:

    “Hợp đồng tặng cho tài sản”; “Tặng cho tài sản có điều kiện”; “Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”; “Bảo đảm chỗ ở”; “Chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện ngày 30-3-2010 và trong quá trình tố tụng, cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện, trình bày:

    Do cụ Xăng và cụ Hiển già yếu, không còn sức lao động nên chị Phan Thị Cẩm Vân là cháu ngoại của hai cụ về sống chung nhà, chị Vân hứa với hai cụ sẽ chăm sóc phụng dưỡng hai cụ đến khi qua đời. Vì vậy, hai cụ làm hợp đồng tặng cho chị Vân toàn bộ diện tích đất 297m2 thuộc thửa 574, tờ bản đồ số 16 thị trấn Hậu Nghĩa cùng với nhà cửa gắn liền trên đất vào năm 2007. Thế nhưng sau khi cho đất và nhà xong thì chị Vân ngược đãi, thậm chí đánh đuổi hai cụ ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng hai cụ như lời hứa ban đầu.

    Hiện tại cụ Hiển, cụ Xăng không có nơi nương tựa nên hai cụ yêu cầu chị Vân trả lại quyền sử dụng đất và nhà cất trên đất cho hai cụ.

    Bị đơn chị Phan Thị Cẩm Vân trình bày: Do chị sống chung nhà với ông bà ngoại là cụ Xăng và cụ Hiển nên vào năm 2007, cụ Hiển, cụ Xăng có cho chị diện tích đất và tài sản trên đất như cụ Xăng, cụ Hiển trình bày. Việc hai cụ cho chị nhà đất có làm hợp đồng tặng cho theo quy định của pháp luật.

    Từ trước khi cho đất cũng như sau khi cho đất, hai cụ cùng sống chung với gia đình vợ chồng chị. Nay do những lời xúi giục, tác động của người khác thì hai cụ trở ngược đòi lấy lại đất với lý do chị ngược đãi ông bà là hoàn toàn sai sự thật. Do đó, chị không đồng ý trả lại đất và nhà mà cụ Hiển cụ Xăng đã cho chị.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    Anh Nguyễn Thanh Dũng trình bày: Anh là chồng chị Vân, việc cụ Hiển, cụ Xăng đòi lại nhà và đất đã cho vợ chồng anh, anh không có ý kiến gì, mọi việc chị Vân quyết định.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 95/2010/DS-ST ngày 26-8-2010, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã bác yêu cầu khởi kiện của cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện đòi chị Phan Thị Cẩm Vân trả lại quyền sử dụng đất 297m2 và tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa 574, tờ bản đồ 16 tọa lạc tại Ô6, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do chị Vân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Ngày 04-9-2010 cụ Hiển, cụ Xăng có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã sửa bản án sơ thẩm, như sau:

    Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển do bà Nguyễn Thị Ngăn đại diện đòi chị Phan Thị Cẩm Vân trả lại quyền sử dụng đất 297m2 và tài sản gắn liền trên đất.

    Buộc chị Phan Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Thanh Dũng trả lại cho cụ Trần Thị Xăng và cụ Nguyễn Văn Hiển 297m2 đất và căn nhà, tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa 574, tờ bản đồ 16 tọa lạc tại Ô6, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

    Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí.

    Sau khi có bản án phúc thẩm, chị Phan Thị Cẩm Vân có đơn khiếu nại.

    Tại Quyết định kháng nghị số 153/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 15-11-2011 đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Long An xét xử phúc thẩm lại.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận.

    Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì nhà đất đang tranh chấp nguyên là của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Xăng. Ngày 10-5-2007 cụ Xăng, cụ Hiển lập hợp đồng tặng cho cháu ngoại là chị Phan Thị Cẩm Vân nhà và đất nói trên. Chị Vân đã làm thủ tục chuyển dịch tài sản từ cụ Xăng, cụ Hiển sang chị Vân và ngày 18-6-2007 chị Vân được Uỷ ban nhân dân huyện Đức Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất số 574, tờ bản đồ số 16 diện tích 297m2. Theo quy định tại Điều 467, các điều từ Điều 722 đến Điều 726 Bộ luật dân sự thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa cụ Xăng, cụ Hiển với chị Vân là hợp đồng hợp pháp và các bên đã thực hiện xong, chị Vân có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của cụ Hiển, cụ Xăng đòi chị Vân trả lại nhà đất đã tặng cho chị Vân là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu đòi tài sản của cụ Hiển, cụ Xăng là không có căn cứ.

    Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 10-5-2007 không có quy định về điều kiện của bên tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế thì cụ Hiển, cụ Xăng ngoài nhà đất đã tặng cho chị Vân thì hai cụ không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của cụ Hiển, cụ Xăng về điều kiện hai cụ đặt ra khi cho chị Vân nhà đất là chị Vân phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính với cụ Xăng, cụ Hiển là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội. Mặt khác, cụ Xăng, cụ Hiển và vợ chồng, con cái chị Vân vẫn chung một hộ tịch và do cụ Xăng là chủ hộ; nên theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2010); khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hai cụ có quyền được đảm bảo về chỗ ở, có quyền quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận xét rằng chị Vân vẫn tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với chị, chị vẫn làm tròn trách nhiệm của người cháu đối với ông bà ngoại cho đến khi ông bà qua đời mà không ràng buộc pháp lý bằng quyết định của bản án đối với chị Vân, người được hưởng lợi về tài sản do được ông bà ngoại cho phải có nghĩa vụ, trách nhiệm kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại là cụ Xăng, cụ Hiển như tự nguyện của chị Vân là không đúng, vì sự tự nguyện này của chị Vân vừa là trách nhiệm pháp lý theo luật định, vừa là trách nhiệm theo đạo lý.

    Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần phải hủy cả bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án để đảm bảo quyền lợi cho cụ Xăng, cụ Hiển. Nếu hai cụ yêu cầu được sống riêng thì cần buộc chị Vân phải dành cho hai cụ một diện tích nhà đất hợp lý để hai cụ sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi hai cụ qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho hai cụ vẫn thuộc của chị Vân).

    Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 296, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH

    Chấp nhận Kháng nghị số 153/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 15-11-2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm
    số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

    Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 315/2010/DS-PT ngày 01-12-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 95/2010/DS-ST ngày 26-8-2010 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về vụ án “Đòi tài sản” giữa nguyên đơn là cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển với bị đơn là chị Phan Thị Cẩm Vân và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

     “Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 10-5-2007 không có quy định về điều kiện của bên tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế thì cụ Hiển, cụ Xăng ngoài nhà đất đã tặng cho chị Vân thì hai cụ không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của cụ Hiển, cụ Xăng về điều kiện hai cụ đặt ra khi cho chị Vân nhà đất là chị Vân phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính với cụ Xăng, cụ Hiển là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội. Mặt khác, cụ Xăng, cụ Hiển và vợ chồng, con cái chị Vân vẫn chung một hộ tịch và do cụ Xăng là chủ hộ; nên theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2010); khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hai cụ có quyền được đảm bảo về chỗ ở, có quyền quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận xét rằng chị Vân vẫn tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với chị, chị vẫn làm tròn trách nhiệm của người cháu đối với ông bà ngoại cho đến khi ông bà qua đời mà không ràng buộc pháp lý bằng quyết định của bản án đối với chị Vân, người được hưởng lợi về tài sản do được ông bà ngoại là cụ Xăng, cụ Hiển như tự nguyện của chị Vân là không đúng, vì sự tự nguyện này của chị Vân vừa là trách nhiệm pháp lý theo luật định, vừa là trách nhiệm theo đạo lý.

    Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần phải hủy cả bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án để đảm bảo quyền lợi cho cụ Xăng, cụ Hiển. Nếu hai cụ yêu cầu được sống riêng thì cần buộc chị Vân phải dành cho hai cụ một diện tích nhà đất hợp lý để hai cụ sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi hai cụ qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho hai cụ vẫn thuộc của chị Vân)”.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 19/10/2016 04:09:58 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #439133   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 02: cha hoặc mẹ tặng cho con thực tế quyền sử dụng đất

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 52/2014/GĐT-DS ngày 21-11-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tâm với bị đơn là các ông, bà Nguyễn Thị A, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Văn Em; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Thị Chơi, Nguyễn Thị Nho, Nguyễn Văn Quây, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Thiên Kim, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thị Phượng Linh, Nguyễn Thị Phượng Hải, Nguyễn Quốc An, Nguyễn Quốc An, Nguyễn Quốc Vân,Trần Thị Phi Phượng, Trần Hữu Du, Trần Hữu Danh, Trần Thị Danh Thúy, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Truờng Sang, Trần Quang Hậu, Trần Thị Kim Tuyến.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Cha (mẹ) chết trước không để lại di chúc, sau đó người còn lại đã đồng ý cho con làm nhà trên đất, đến trước khi chết vẫn không đòi lại quyền sử dụng đất và người con đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này phải xác định là người chết sau đã tặng cho phần tài sản là quyền sử dụng đất của mình cho người con đó.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điều 242 của Bộ luật dân sự năm 1995 (tương ứng với Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2015);

    - Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995 (tương ứng với khoản 2 Điều 221 Bộ luật dân sự năm 2015);

    - Điều 461 của Bộ luật dân sự năm 1995 (tương ứng với Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015);

    Từ khoá của án lệ:

    “Tặng cho tài sản”; “Xác lập quyền sở hữu theo tn”; “Căn cứ xác lập quyền sở hữu”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện ngày 4-3-2009 và trong quá trình giải quyết vụ án, anh Nguyễn Văn Tâm và đại diện theo ủy quyền của anh Tâm là anh Nguyễn Hoài Nghĩa trình bày: Cụ Nguyễn Văn Tròn (chết năm 1990) và cụ Hồng Thị Diệu (chết năm 1976) có 8 người con là ông Nguyễn Văn Bê (chết năm 1965, là cha của anh Tâm), bà Nguyễn Thị A và bà Nguyễn Thị Chơi (có chồng là ông Nguyễn Văn Dũng là bị đơn), bà Nguyễn Thị Xê, ông Nguyễn Văn Quây, bà Nguyễn Thị Nho, bà Nguyễn Thị Quăn (chết năm 1982), ông Nguyễn Văn Em.

    Hai cụ khai phá được khoảng 800m2 đất tại 20/1 Lương Định Của, ấp 4, phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và đã cất nhà lá trên đất để ở. Năm 1962, ông Bê cất nhà gỗ thay nhà lá để cha mẹ ở. Năm 1985, ông Quây xin cụ Tròn cho vợ chồng bà Chơi cất nhà mái lá 40m2 để ở, nhà số 20/2. Năm 1988, bà A ly hôn về cất nhà vách lá ở tạm diện tích 40m2 đất, chưa có số nhà.
    Năm 1992, ông Em chuyển nhượng khoảng 150m2 đất cho người khác được
    4 cây vàng, đã chia tiền cho các anh chị em. Đất còn khoảng 650m2.

    Năm 2004 đất bị giải tỏa, tiền nhận đợt 1 và đợt 2, ông Em, ông Dũng (chồng bà Chơi) và bà A đã chia đều cho anh em, đã giải quyết xong. Khi nhà nước có chính sách hỗ trợ đợt 3 năm 2009 thì bà A, ông Em, ông Dũng lén lút chia cho ông Quây, bà Nho mỗi người 600.000.000 đồng, không chia cho những người còn lại. Do đó, anh yêu cầu chia tiền đền bù đợt 3 cho các con ông Bê (trong đó có anh) hưởng 1/8 là 751.000.000 đồng, phần bồi thường đợt 1 và 2 không yêu cầu giải quyết. Tiền bồi thường đợt 3 không phải là tiền di chuyển chỗ ở mà là hỗ trợ giá đất nên yêu cầu chia.

    Bị đơn trình bày:

    Bà Nguyễn Thị A trình bày: Phần nhà đất mà bà đã nhận tiền đền bù có nguồn gốc là của cha bà là cụ Tròn sử dụng từ năm 1957. Khi cụ Tròn còn sống có nhà trên đất này nhưng chưa kê khai và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1988, cụ Tròn đã cho bà đất để làm nhà ở trên 134m2, anh em không ai có ý kiến gì. Quá trình ở, bà có mở rộng thêm diện tích đất và năm 1999 bà kê khai diện tích sử dụng 250m2. Năm 2004 và năm 2007 bà nhận tiền đền bù và có chia lại cho anh chị em một phần. Bà không đồng ý chia tiền đền bù đợt 3 vì đây là tiền hỗ trợ chênh lệch giá đất mua suất tái định cư, không phải là bồi thường giá đất và không phải là di sản thừa kế của cha mẹ để lại, bà không yêu cầu giải quyết lại tiền đền bù đợt 1 và đợt 2.

    Ông Trần Hữu Dũng trình bày: Năm 1976 ông kết hôn với bà Chơi. Năm 1985, cụ Tròn và cụ Diệu cho vợ chồng ông khoảng 150m2 đất để cất nhà ở (không có giấy tờ), vợ chồng ông đã làm nhà ở. Năm 1999, ông đã kê khai đăng ký quyền sử dụng 156m2 đất. Sau khi nhận tiền đền bù đợt 1 và 2, ông đều cho các anh chị em khác, ông không đồng ý chia thừa kế tiền đền bù đợt 3 vì thời hiệu chia thừa kế đã hết và đây là tài sản cụ Tròn cho vợ chồng ông.

    Ông Nguyễn Văn Em trình bày: ông và vợ là bà Trần Thị Phi Phượng sống tại nhà đất tranh chấp. Sau khi cho bà Chơi, bà A một phần cất nhà ở thì nhà đất của cha mẹ còn khoảng 150m2. Ông sống chung cùng cha mẹ từ nhỏ và sau khi cha mẹ chết ông tiếp tục quản lý nhà đất của cha mẹ. Số tiền ông nhận đền bù đợt 1 và đợt 2, ông đều chia lại các thừa kế khác một phần. Nay anh Tâm kiện yêu cầu chia tiền bồi thường đợt 3 ông không đồng ý, vì đây là tiền hỗ trợ di dời.

    Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày:

    Bà Nguyên Thị Xê đề nghị chia thừa kế số tiền đền bù đợt 3 theo quy định của pháp luật.

    Bà Nguyễn Thị Chơi (vợ ông Dũng) có ý kiến như ông Dũng.

     Bà Nguyễn Thị Nho: Đề nghị chia theo pháp luật, yêu cầu được hưởng 1/8 tiền đền bù đợt 3.

    Ông Nguyễn Văn Quây chỉ yêu cầu giải quyết tiền bồi thường đợt 3.

    Ông Nguyễn Văn Tính (chồng bà Quăn) và 9 người con của bà Quăn (chết năm 1982) yêu cầu được hưởng tiền đền bù đợt 3, cho ông Tính hưởng toàn bộ.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 117/2011/DSST ngày 24-01-2011, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của anh Tâm, bà Nho, ông Quây, bà Xê, chồng và các con của bà Quăn, các con của ông Bê.

    Buộc bà Nguyễn Thị A phải có trách nhiệm giao cho ông Quây, bà Xê, bà Nho, các thừa kế của bà Quăn (do ông Tính nhận, các thừa kế của ông Bê mỗi phần 150.000.000 đồng (các thừa kế của ông Bê gồm anh Tâm, anh Hai, anh Hải, anh Sơn mỗi người được nhận 37.500.000 đồng; phần của anh Hải do anh Tâm nhận).

    Buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng, bà Nguyễn Thị Chơi có trách nhiệm giao cho ông Quây, bà Xê, bà Nho, các thừa kế của bà Quăn (ông Tính nhận), các thừa kế của ông Bê mỗi phần 117.247.500 đồng (các thừa kế của ông Bê gồm anh Tâm, anh Hai, anh Hải, anh Sơn mỗi người được nhận 29.311.875 đồng; phần của anh Hảỉ do anh Tâm nhận).

    Buộc vợ chồng ông Em, bà Phượng có trách nhiệm giao cho ông Quây, bà Xê, bà Nho, các thừa kế của bà Quăn (do ông Tính nhận), các thừa kế của ông Bê mỗi phần 225.225.000 đồng (thừa kế của ông Bê gồm anh Tâm, anh Hai, anh Hải, anh Sơn mỗi người được nhận 56.306.250 đồng; phần của anh Hải do anh Tâm nhận).

    Bà A, ông Em, ông Dũng được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nhận tiền bồi thường và có nghĩa vụ giao lại số tiền cho các thừa kế. Việc nhận tiền và giao tiền được tiến hành cùng lúc với sự giám sát của cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

    Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo cho các đương sự.

    Ông Dũng, bà A, ông Em kháng cáo không đồng ý chia thừa kế.

    Ông Quây, bà Nho kháng cáo không đồng ý việc Tòa án xác định cụ Tròn cho đất bà A và vợ chồng bà Chơi.

    Anh Tâm kháng cáo yêu cầu chia thừa kế toàn bộ số tiền bị đơn đã nhận đền bù đợt 3.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 173/2011/DSPT ngày 01-7-2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Sửa án sơ thẩm.

    Không chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của nguyên đơn và người liên quan đối với khoản tiền hỗ trợ tái định cư đợt 3 của ông Trần Hữu Dũng, bà Nguyễn Thị Chơi và bà Nguyễn Thị A.

    Buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Em, bà Phượng có trách nhiệm giao cho ông Nguyễn Văn Quây, bà Nguyễn Thị Nho, bà Nguyễn Thị Xê, các thừa kế của bà Nguyễn Thị Quăn (do ông Tính nhận), các thừa kế của ông Nguyễn Văn Bê mỗi phần 225.225.000 đồng (thừa kế của ông Bê gồm: Anh Tâm, anh Hai, anh Hải, anh Sơn mỗi người được nhận 56.306.250 đồng; phần của anh Hải do anh Tâm nhận).

    Bà A, ông Em và bà Phượng, ông Dũng được quyền liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền để nhận tiền bồi thường và ông Em, bà Phượng có nghĩa vụ giao lại số tiền cho các thừa kế theo quyết định trên. Việc nhận tiền và giao tiền được tiến hành cùng lúc với sự giám sát của cơ quan Thi hành án có thẩm quyền.

    Tòa án cấp phúc thẩm còn có quyết định về án phí.

    Bà Nguyễn Thị Nho có đơn đề nghị giám đốc thẩm Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định số 227/2014/KN-DS ngày 30-6-2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 173/2011/DSPT
    ngày 01-7-2011 của Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 117/2011/DS-ST ngày 24-01-2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Vợ chồng cụ Nguyền Văn Tròn và cụ Hồng Thị Diệu có 8 người con là ông Nguyễn Văn Bê (chết năm 1965, là cha của anh Nguyễn Văn Tâm là nguyên đơn), bà Nguyễn Thị A và bà Nguyễn Thị Chơi (có chồng là ông Nguyễn Văn Dũng là bị đơn), bà Nguyễn Thị Xê, ông Nguyễn Văn Quây, bà Nguyễn Thị Nho, bà Nguyễn Thị Quăn (chết năm 1982), ông Nguyễn Văn Em.

    Từ năm 1957 cụ Tròn và cụ Diệu khai phá đất, cất nhà ở tại số 20/1 Lương Định Của, ấp 4, phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1976 cụ Diệu chết không để lại di chúc. Năm 1985 và năm 1988 cụ Tròn cho bà A, vợ chồng bà Chơi, ông Dũng cất nhà trên một phần đất để ở.

    Năm 1990 cụ Tròn chết, không để lại di chúc. Ông Em (ở với các cụ từ nhỏ) tiếp tục quản lý sử dụng nhà đất của cha mẹ. Năm 2004, Nhà nước có chủ trương thu hồi đất để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và nhà đất trên đã bị giải tỏa. Sau đó, gia đình ông Em, ông Dũng, bà A đã làm thủ tục nhận tiền bồi thường đợt 1 và đợt 2 (vào năm 2004 và 2007, là tiền bồi thường giá trị nhà và tài sản khác), ông Em, bà A và ông Dũng đã chia một phần cho các anh em khác, nay tất cả các đương sự không yêu cầu giải quyết lại số tiền này.

    Năm 2009, Nhà nước bồi thường bổ sung đợt 3 cho ông Em 1.801.800.000 đồng, ông Dũng là 1.875.960.000 đồng, bà A là 2.400.000.000 đồng nhưng ông Em, bà A và ông Dũng không chia cho các thừa kế khác nên xảy ra tranh chấp.

    Đối với phần đất gia đình bà A và gia đình ông Dũng được bồi thường: Hai gia đình này làm nhà ở trên đất sau khi cụ Diệu chết và cụ Diệu không có di chúc cho những người này được hưởng thừa kế. Khi cụ Tròn còn sống đã đồng ý cho những người này làm nhà trên đất, đến khi cụ Tròn chết không đòi đất. Vì vậy, cần xác định hai người này được cụ Tròn tặng cho phần đất thuộc di sản của cụ Tròn. Tuy nhiên, cụ Tròn chỉ có ½ đối với tài sản chung với cụ Diệu và hưởng một kỷ phần thừa kế của cụ Diệu. Tổng giá trị đất bị giải tỏa được nhận đền bù đợt 3 là 6.076.960.000 đồng. Phần của cụ Tròn là 3.418.290.000 đồng, nhưng cụ Tròn đã cho vợ chồng ông Dũng sử dụng và được đền bù giá trị 1.801.800.000 đồng, cho bà A sử dụng và được đền bù 2.400.000.000 đồng, tổng diện tích hai gia đình được đền bù là 4.201.800.000 đồng, vượt quá phần tài sản của cụ Tròn được định đoạt cho gia đình ông Dũng, bà A, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định gia đình ông Dũng, gia đình bà Chơi đã được cụ Tròn cho toàn bộ đất để bác yêu cầu chia tiền đền bù đợt 3 của hai gia đình này là không đúng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định mỗi người này chỉ được cụ Tròn cho ½ đất cũng chưa phù hợp, mà phải xác định hai người này được hưởng vừa đủ phần tài sản của cụ Tròn, phần thừa ra là di sản của cụ Diệu.

    Khi phân chia tiền đền bù đợt 3 của ông Em làm 8 phần, buộc ông Em thanh toán cho năm thừa kế khác là bà Xê, con ông Bê, ông Quây, con bà Quăn và bà Nho, như vậy ông Em chỉ được hưởng một kỷ phần, còn hai kỷ phần thì cấp phúc thẩm không xác định cho ông Em hưởng hay phải thanh toán cho người khác là giải quyết chưa triệt để.

    Đối với phần đất ông Em được bồi thường: Ông Em ở với cha mẹ từ nhỏ và quản lý di sản sau khi hai cụ chết, ông không có giấy tờ chứng minh được các cụ cho hưởng tài sản của hai cụ, nên số tiền đền bù đợt 3 là di sản của cụ Diệu để chia thừa kế như Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định là đúng, nhưng lại không xem xét công sức duy trì quản lý di sản cho ông Em là chưa phù hợp. Bà Nho khai có hộ khẩu tại nhà đất của cha mẹ đến khi giải tỏa. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ bà Nho có công sức duy trì quản lý tài sản cùng ông Em không để xem xét là thiếu sót.

    Ngoài ra, ông Em đã nhận số tiền đền bù đợt 3 là 1.801.800.000 đồng do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 chi trả vào ngày 7/5/2009, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn quyết định ông Em được quyền liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền để nhận tiền đền bù và có nghĩa vụ giao lại cho các thừa kế khác là không đúng.

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 173/2011/DSPT ngày 01-7-2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Tâm với bị đơn là bà Nguyễn Thị A, ông Trần Hữu Dũng, ông Nguyễn Văn Em và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ  

     “Đối với phần đất gia đình bà A và gia đình ông Dũng được bồi thường: Hai gia đình này làm nhà ở trên đất sau khi cụ Diệu chết và cụ Diệu không có di chúc cho những người này được hưởng thừa kế. Khi cụ Tròn còn sống đã đồng ý cho những người này làm nhà trên đất, đến khi cụ Tròn chết không đòi đất. Vì vậy, cần xác định hai người này được cụ Tròn tặng cho phần đất thuộc di sản của cụ Tròn. Tuy nhiên, cụ Tròn chỉ có ½ đối với tài sản chung với cụ Diệu và hưởng một kỷ phần thừa kế của cụ Diệu. Tổng giá trị đất bị giải tỏa được nhận đền bù đợt 3 là 6.076.960.000 đồng. Phần của cụ Tròn là 3.418.290.000 đồng, nhưng cụ Tròn đã cho vợ chồng ông Dũng sử dụng và được đền bù giá trị 1.801.800.000 đồng, cho bà A sử dụng và được đền bù 2.400.000.000 đồng, tổng diện tích hai gia đình được đền bù là 4.201.800.000 đồng, vượt quá phần tài sản của cụ Tròn được định đoạt cho gia đình ông Dũng, bà A, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định gia đình ông Dũng, gia đình bà Chơi đã được cụ Tròn cho toàn bộ đất để bác yêu cầu chia tiền đền bù đợt 3 của hai gia đình này là không đúng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định mỗi người này chỉ được cụ Tròn cho ½ đất cũng chưa phù hợp, mà phải xác định hai người này được hưởng vừa đủ phần tài sản của cụ Tròn, phần thừa ra là di sản của cụ Diệu”.

     
    Báo quản trị |  
  • #439135   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 03: công nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước ngày 01-7-1991

    Nguồn án lệ:

    DS-GĐT ngày 23-9-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là các ông, bà Nguyễn Đình Sông, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hương với bị đơn là các ông, bà Đỗ Trọng Thành, Đỗ Thị Nguyệt, Vương Chí Tường, Vương Chí Thắng, Vương Bích Vân, Vương Bích Hợp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hay, Tô Thị Lâm, Nguyễn Đình Uân, Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trần Thị Bích, Vũ Đình Hậu.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 4 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01-7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này hợp đồng vẫn có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Các điều 81, 82, 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với các điều 93, 94, 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015);

    Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.

    Từ khóa của án lệ:

    “Hợp đồng mua bán nhà”; “Một bên không ký tên trong hợp đồng”; “Xác định chứng cứ”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện ngày 06-3-2006 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Sông trình bày: Bố ông là cụ Nguyễn Đình Chiện (chết năm 1998), mẹ ông là cụ Nguyễn Thị Mở (chết năm 2005). Bố mẹ ông có 04 người con gồm ông, bà Nguyễn Thị Hồng, bà Nguyễn Thị Hương, bà Nguyễn Thị Lan. Trước đây gia đình ông ở số 2 Hàng Bún, còn bác ông là Nguyễn Đình Nhuần ở số 10 Hàng Bún. Khi đi sơ tán về thì nhà của bác bị Nhà nước lấy giao cho người khác sử dụng, nên bố ông đã nhường nhà số 2 Hàng Bún cho cụ Nhuần ở, gia đình ông đi thuê nhà, ông Đỗ Trọng Thành là người ký hợp đồng cho bố ông thuê tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc ngày 01-2-1972. Nhà 19 Thuốc Bắc thuộc quyền sở hữu của 05 anh chị em ông Thành gồm ông Đỗ Trọng Thành, bà Đỗ Thị Ngà, bà Đỗ Song Toàn, bà Đỗ Thị Nguyệt, ông Đỗ Trọng Cao. Do ông Cao cần tiền chữa bệnh nên đã bán 01 buồng 38m2 tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc cho gia đình ông, hợp đồng ông Cao ký bán không ghi ngày tháng năm, giá bán là 6550 đồng, ông Cao đã nhận đủ tiền. Khi ông Cao bán gian buồng 38m2 có đưa cho bố ông bằng khoán nhà 19 Thuốc Bắc, trong bằng khoán nói rõ ông Cao được hưởng 8/12 phần căn nhà, còn ông Thành, bà Ngà, bà Nguyệt, bà Toàn được hưởng 4/12 phần căn nhà; tầng 1 căn nhà 19 Thuốc Bắc thì trước đó anh em ông Thành đã bán cho vợ chồng ông Vũ Đình Tiệp, bà Trần Thị Bích; ông Cao sửa gian bếp 07m2 tầng 2 để ở. Sau khi ông Cao chết ngày 05-11-1972 thì anh em ông Thành, bà Ngà, bà Nguyệt đã ký bán nốt 07m2 tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc cho gia đình ông giá 3000 đồng và bên bán đã hợp thức hóa bằng hợp đồng bán đứt tầng 2 ngày 05-11-1972 là ngày ông Cao chết. Anh em ông Thành cùng ký tên vào văn tự ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền. Ông Thành đã giao cả giấy ủy quyền của ông Cao viết ngày 09-9-1972 có nội dung ông Cao là chủ sở hữu nhà 19 Thuốc Bắc, do bị bệnh nên viết ủy quyền phòng khi bị mất, để ông Thành có quyền thay ông Cao bán gian buồng phụ thuộc nhà 19 Thuốc Bắc. Giấy tờ mua bán 02 gian nhà tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc gia đình ông giữ nên cha mẹ ông ký vào giấy này lúc nào cũng được. Ông Thành cho rằng cha mẹ ông không ký vào giấy mua bán để cho rằng chưa trả tiền là không đúng.

    Cụ Nhuần đã chết năm 2000, vợ của cụ Nhuần là cụ Tô Thị Lâm và các con của cụ Nhuần là các ông, bà Nguyễn Đình Uân, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Đình Hợp, Nguyễn Thị Minh Nguyệt đều xác nhận là cụ Chiện mua căn buồng tầng 2 của ông Cao chứ không phải cụ Nhuần mua, cụ Nhuần chỉ là người đứng tên hộ.

    Gia đình ông Thành (ở tại nhà 17 Thuốc Bắc) luôn gây khó khăn trong sinh hoạt cho gia đình ông. Ông Thành sang chiếm nóc tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc nên cha ông có sang trao đổi với ông Thành không được sử dụng nóc nhà nhưng ông Thành không nghe, nên hai bên buộc phải có văn bản ngày 20-12-1987 đồng ý cho ông Thành được sử dụng chung nóc nhà nhưng hai gia đình ngày càng mâu thuẫn. Sau đó gia đình ông đi kê khai sang tên sở hữu tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc nhưng ông Thành luôn gây khó khăn. Nay ông yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng mua bán tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc.

    Ngoài ra, ông cũng yêu cầu một số vấn đề sau:

    - Nhà 19 Thuốc Bắc tầng 1 ông Thành đã bán cho gia đình ông Tiệp, tầng 2 đã bán cho gia đình ông, nên ông Thành không còn quyền lợi gì của nhà 19 Thuốc Bắc, do đó ông Thành không được sử dụng nóc nhà tầng 2 và khu phụ nhà 19 Thuốc Bắc.

    Gia đình ông mua tầng 2, khi đó thỏa thuận miệng là đi ra đường bằng lối đi qua tầng 1 nhà 17 Thuốc Bắc của ông Thành, nên ông yêu cầu ông Thành không được để hàng hóa tại lối đi từ đường Hàng Cá vào đi qua nhà 17, 19 Thuốc Bắc lên tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc.

    - Yêu cầu ông Thành bồi thường thiệt hại do đã chiếm hữu nóc nhà, sử dụng lối đi để hàng hóa từ năm 1987 đến nay với số tiền là 540.000.000 đồng (2.500.000đ/tháng x 18 năm).

    - Bồi thường thương tích cho ông và vợ ông do con ông Thành gây ra là 5.000.000đ/người.

    - Bồi thường thiệt hại về tinh thần do ông Thành tranh chấp gây bất ổn cho cuộc sống của gia đình ông, số tiền là 800.000.000 đồng.

    - Ông Thành phải trả chi phí cải tạo nóc nhà ông do ông Thành để đồ đạc làm hỏng, dự kiến sửa hết 120.000.000 đồng.

    - Việc khiếu kiện kéo dài làm mất việc làm của ông do ông Thành gây ra nên ông Thành phải trả 108.000.000 đồng (12.000.000đ/năm x 9 năm).

    Bị đơn là ông Đỗ Trọng Thành trình bày: Nhà 19 Thuốc Bắc mang bằng khoán điền thổ số 1577 khu Đồng Xuân, diện tích 69m2 do cụ Đỗ Huy Ngọc và cụ Lê Thị Hữu (là cha mẹ của ông) đứng tên sở hữu; ngày 21-4-1959 đã sang tên cho các con được thừa hưởng, cụ thể: ông Cao hưởng 8/12, còn lại 04 người con là bà Nga, bà Nguyệt, bà Toàn và ông hưởng chung 4/12 phần căn nhà. Năm 1971, các anh chị em ông có cho vợ chồng cụ Chiện, cụ Mở (là bố mẹ ông Sông) thuê tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc. Sau đó cũng năm 1971, ông Cao bán đứt 01 buồng 38m2 nhà 19 Thuốc Bắc cho cụ Nguyễn Đình Nhuần, nhưng cụ Chiện lại ký thay trong giấy mua bán, giá bán là 6550 đồng, giấy không ghi ngày tháng năm.

    Ngày 9-9-1972, ông Cao lập giấy ủy quyền cho ông bán 01 buồng 7,8m2 tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc. Ngày 05-11-1972, ông Cao chết. Căn cứ giấy ủy quyền của ông Cao, ông đã viết giấy bán buồng 07m2 cho cụ Chiện, nhưng cụ Chiện đề nghị ông viết gộp cả buồng 38m2 mà cụ Chiện đã mua của ông Cao, nên ông đã viết văn tự bán đứt tầng 2, chị em ông đã ký vào văn tự, nhưng khi đưa văn tự sang cho cụ Chiện, cụ Mở ký thì cụ Nhuần có mặt ở đó mắng và không cho vợ chồng cụ Chiện ký, nên vợ chồng cụ Chiện không ký được. Ông không đồng ý yêu cầu của ông Sông vì ông Sông chỉ ở nhờ nhà của cụ Nhuần.

    Ông Thành còn có lời khai khác, cụ thể là: Ông Cao bán 01 buồng nhưng đến năm 1998 ông mới biết và khi đó ông mới biết ông có phần trong nhà này, trước đó ông hiểu là nhà thuộc phần của ông Cao. Ông Cao có ủy quyền cho ông bán buồng 07m2, trong giấy mua bán viết bên mua đã nhận nhà, bên bán đã giao tiền, nhưng thống nhất bên mua ký mới giao tiền. Ông Cao ủy quyền cho ông là sai vì đây là tài sản chung của mấy anh chị em; nhà 19 Thuốc Bắc ông chưa kê khai vì còn đang tranh chấp; nhà 17 Thuốc Bắc ông đã kê khai là trên cơ sở ông được hưởng theo bản án chia thừa kế năm 1992. Giấy ông Cao bán nhà cho cụ Nhuần 38m2 ông áng chừng viết khoảng năm 1971. Ông chỉ lưu bản chính ông Cao bán nhà cho cụ Nhuần, còn các văn bản khác ông không giữ. Khi bán nhà cho cụ Nhuần, ông Cao có đưa bằng khoán nhà 19 Thuốc Bắc cho cụ Nhuần.

    Ông không đồng ý yêu cầu của ông Sông vì không có việc mua bán tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc, bố mẹ ông Sông chưa ký vào giấy mua bán và chưa trả tiền; hợp đồng mua bán nhà không hợp pháp, nên ông Sông không có quyền đòi nóc nhà tầng 2; lối đi qua tầng 1 nhà 17 Thuốc Bắc, ông Sông chỉ đi nhờ (Bl 586). Diện tích phụ nhà 19 Thuốc Bắc, anh chị em ông không bán nên ông vẫn có quyền sử dụng. Ông cũng không chấp nhận yêu cầu của ông Sông đòi bồi thường thiệt hại về thu nhập vì ông Sông là người tranh chấp chứ không phải ông. Đánh nhau thì hai bên cũng có thương tích, Công an không giải quyết gì nên ông không đồng ý bồi thường.

    Ngày 07-4-2009, ông Thành có đơn phản tố đề nghị gia đình ông Sông phải đi ra đường trên diện tích nhà 19 Thuốc Bắc, có nghĩa là nhà tầng 1 số 19 Thuốc Bắc phải mở lối đi ra đường cho gia đình ông Sông. Nhà 17 Thuốc Bắc thuộc quyền sở hữu của ông, khi anh chị em ông bán tầng 1 nhà 19 Thuốc Bắc cho gia đình ông Tiệp cũng đã ghi rõ ở như diện tích đang ở, trừ lối đi.

    Ngày 23-9-2009, ông Thành có đơn xin rút yêu cầu phản tố về lối đi.

    - Bà Đỗ Thị Nguyệt và các con bà Đỗ Thị Nga là Vương Chí Tường, Vương Chí Thắng, Vương Bích Vân, Vương Bích Hợp có đơn trình bày: Buồng 38m2 ông Cao viết bán, nhưng nhà thuộc các đồng sở hữu nên không có quyền, còn bà Ngà, bà Nguyệt có ký bán buồng 7m2 cho cụ Chiện nhưng bên mua chưa trả tiền nên yêu cầu trả lại nhà.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    ­- Cụ Tô Thị Lâm trình bày: Chồng cụ là cụ Nguyễn Đình Nhuần (chết năm 2000). Trước đây vợ chồng cụ sống ở số 10 phố Hàng Bún, vợ chồng cụ Chiện sống cùng vợ chồng cụ. Năm 1970, vợ chồng cụ Chiện chuyển sang nhà số 19 Thuốc Bắc ở. Vợ chồng cụ Chiện mua nhà thế nào cụ không biết, cụ chỉ nhớ là năm 1972 cụ Nhuần về nói với cụ là cụ Chiện mua nhà, nhờ cụ Nhuần đứng tên. Nhà 19 Thuốc Bắc là do vợ chồng cụ Chiện mua và trả tiền, vợ chồng cụ không tham gia giao dịch mua bán với ông Thành, gia đình cụ cũng không có quyền lợi gì liên quan đến nhà 19 Thuốc Bắc.

    - Các con của cụ Lâm là ông Nguyễn Đình Uân, ông Nguyễn Đình Hòa, bà Nguyễn Quỳnh Hợp, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt trình bày nhất trí với lời khai của cụ Lâm.

    - Bà Trần Thị Bích, ông Vũ Đình Hậu trình bày: Ông, bà đang ở tầng 1 nhà 19 Thuốc Bắc. Ông Thành không có quyền yêu cầu gia đình bà phải mở lối đi cho gia đình ông Sông ở tầng 2; ông Thành đã có đơn xin rút yêu cầu phản tố về lối đi, ông, bà không có ý kiến gì.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 78/DSST ngày 21-11-2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

    - Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đình Sông.

    Ngày 21-11-2007, ông Nguyễn Đình Sông có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 121/2008/DSPT ngày 30-6-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Hủy án sơ thẩm, giao sơ thẩm giải quyết lại.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 52/2009/DSST ngày 29-9-2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

    1. Không chấp nhận yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán toàn bộ tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc của nguyên đơn.

    2. Chấp nhận yêu cầu của ông Sông về việc buộc ông Thành phải dọn toàn bộ đồ đạc, cây cảnh trên nóc tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc chuyển dọn về nhà 17 Thuốc Bắc.

    Gia đình ông Thành và gia đình ông Sông sử dụng nóc nhà tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc đúng như cam kết ký ngày 20-12-1987.

    3. Không chấp nhận yêu cầu của ông Sông không cho gia đình ông Thành sử dụng diện tích phụ, sân tại nhà 19 Thuốc Bắc.

    4. Xác định lối đi từ phố Hàng Cá đi vào nằm trên hai diện tích đất của nhà 17, 19 Thuốc Bắc, không ai được để hàng hóa, vật dụng cản trở việc đi lại.

    5. Không chấp nhận các yêu cầu của ông Sông đòi bồi thường thiệt hại đối với ông Thành.

    6. Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.

    7. Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của ông Thành.

    tụng với tư cách Ngày 01-10-2009, ông Nguyễn Đình Sông có đơn kháng cáo không đồng ý quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

    Ngày 12-10-2009, ông Đỗ Trọng Thành có đơn kháng cáo không đồng ý quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần lối đi, đề nghị xác định lối đi này là tạm thời.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 86/2010/DS-PT ngày 18-5-2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Y án sơ thẩm về giải quyết hợp đồng mua bán nhà và các yêu cầu khác, hủy một phần bản án sơ thẩm giao sơ thẩm giải quyết lại về phần lối đi qua nhà 17 Thuốc Bắc.

    Ngày 20-7-2010, ông Nguyễn Đình Sông có đơn đề nghị giám đốc thẩm, xin công nhận hợp đồng mua bán tầng 2 nhà 19 Thuốc Bắc.

    Tại Quyết định số 148/2013/KN-DS ngày 11-4-2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 86/2010/DS-PT ngày 18-5-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 52/2009/DSST ngày 29-9-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nhưng theo hướng hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 86/2010/DS-PT ngày 18-5-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, giao Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Theo lời khai của nguyên đơn, bị đơn và các tài liệu trong hồ sơ vụ án thì căn nhà số 19 phố Thuốc Bắc, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cụ Đỗ Huy Ngọc và cụ Lê Thị Hữu đã sang tên thừa kế cho các con là ông Đỗ Trọng Cao (chết năm 1972, không vợ con) được hưởng 8/12 phần, còn lại bà Đỗ Thị Ngà (tức Nga), bà Đỗ Thị Nguyệt, bà Đỗ Thị Song Toàn (chết năm 1963, không chồng con), ông Đỗ Trọng Thành hưởng chung 4/12 phần. Ngày 01-7-1971, ông Thành ký hợp đồng cho gia đình cụ Nguyễn Đình Nhuần (là bác ruột ông Nguyễn Đình Sông, chết năm 2000) và vợ chồng cụ Nguyễn Đình Chiện (là cha của ông Sông, chết năm 1998) thuê gian buồng tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc, diện tích 39,36m2 để lấy tiền chữa bệnh cho ông Cao, đã nhận trước 2000 đồng.

    Tại “Giấy bán đứt một buồng ở” (không ghi ngày tháng năm nhưng ông Thành thừa nhận văn bản này viết khoảng năm 1971), ông Cao đã bán cho cụ Nhuần 01 gian buồng tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc (không ghi diện tích) giá 6550 đồng, bên bán đã nhận đủ tiền, ghi là cụ Chiện đại diện mua bán và ký thay cụ Nhuần. Ông Thành cho rằng gian nhà bán này chính là gian nhà thuê nêu trên và bán cho cụ Nhuần, không phải bán cho cụ Chiện. Tuy nhiên, cụ Tô Thị Lâm và các ông, bà Nguyễn Đình Uân, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Quỳnh Hợp, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (là vợ, con cụ Nhuần) đều xác định cụ Chiện trực tiếp giao dịch và trả tiền, cụ Nhuần chỉ đứng tên hộ cụ Chiện trên hợp đồng mua nhà do ông Cao bán. Do đó, có cơ sở xác định cụ Chiện là người mua gian buồng này.

    Ngày 09-9-1972, ông Cao viết giấy ủy quyền để ông Thành bán căn buồng phụ ông Cao đang ở. Ngày 05-11-1972, ông Cao chết không để lại di chúc. Cùng ngày 05-11-1972, ông Thành, bà Ngà, bà Nguyệt ký “Văn tự bán đứt tầng 2 số nhà 19 phố Thuốc Bắc” có nội dung bán cho vợ chồng cụ Chiện buồng chính 38,07m2, buồng phụ 7,095m2, tổng là 45,165m2, giá 3000 đồng, bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua đã nhận sử dụng diện tích tầng 2 và đang ở; văn tự có đủ 3 người gồm ông Thành, bà Ngà, bà Nguyệt là bên bán ký tên, còn bên mua ghi tên cụ Chiện, cụ Mở nhưng không ký.

    Khi tranh chấp, ông Sông xuất trình được 02 văn tự bán nhà nêu trên và cả giấy ông Cao ủy quyền cho ông Thành bán nhà. Thực tế, gia đình cụ Chiện đã quản lý cả 02 gian buồng tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc của gia đình ông Thành từ năm 1972 đến nay, gia đình ông Thành ở số nhà 17 phố Thuốc Bắc liền kề không tranh chấp đòi tiền thuê nhà hoặc tiền mua nhà. Nội dung “Văn tự bán đứt tầng 2 số nhà 19 phố Thuốc Bắc” đều ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, không có việc hai bên thỏa thuận sẽ lập giấy trả tiền riêng, đây chính là biên nhận mà bên bán xác nhận là bên mua đã trả tiền. Bên mua chưa ký vào văn bản mua bán, nhưng văn bản này bên mua là người giữ, nên vẫn có giá trị xác định nghĩa vụ của bên bán về việc đã nhận tiền. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cho rằng bên mua chưa ký tên vào văn bản mua bán nhà và không chứng minh được đã trả tiền để bác yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán nhà của nguyên đơn là chưa đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn.

    Giao dịch mua bán nhà ở giữa các anh chị em ông Thành và vợ chồng cụ Chiện, cụ Mở được xác lập trước ngày 01-7-1991, nên cần phải áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để giải quyết vụ án. Bà Nguyễn Thị Lan (con cụ Chiện, cụ Mở) tham gia tố người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là do thuộc diện thừa kế di sản của cụ Chiện, cụ Mở mà không tham gia vào giao dịch này. Bà Lan mới định cư tại Cộng hòa Séc từ năm 1997, việc mua bán này không phải là giao dịch nhà ở trước ngày 01-7-1991 có người định cư ở nước ngoài trước ngày 01-7-1991 tham gia, nên Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27-7-2006 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia để giải quyết vụ án là chưa đúng.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29-3-2011 của Quốc hội);

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 86/2010/DS-PT ngày 18-5-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Sông, bà Nguyễn Thị Hồng, bà Nguyễn Thị Hương với bị đơn là ông Đỗ Trọng Thành, bà Đỗ Thị Nguyệt, anh Vương Chí Tường, anh Vương Chí Thắng, chị Vương Bích Vân, chị Vương Bích Hợp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Khi tranh chấp, ông Sông xuất trình được 02 văn tự bán nhà nêu trên và cả giấy ông Cao ủy quyền cho ông Thành bán nhà. Thực tế, gia đình cụ Chiện đã quản lý cả 02 gian buồng tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc của gia đình ông Thành từ năm 1972 đến nay, gia đình ông Thành ở số nhà 17 phố Thuốc Bắc liền kề không tranh chấp đòi tiền thuê nhà hoặc tiền mua nhà. Nội dung “Văn tự bán đứt tầng 2 số nhà 19 phố Thuốc Bắc” đều ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, không có việc hai bên thỏa thuận sẽ lập giấy trả tiền riêng, đây chính là biên nhận mà bên bán xác nhận là bên mua đã trả tiền. Bên mua chưa ký vào văn bản mua bán, nhưng văn bản này bên mua là người giữ, nên vẫn có giá trị xác định nghĩa vụ của bên bán về việc đã nhận tiền. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cho rằng bên mua chưa ký tên vào văn bản mua bán nhà và không chứng minh được đã trả tiền để bác yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán nhà của nguyên đơn là chưa đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439136   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 04: tính công sức quản lý, trông coi di sản cho người quản lý di sản

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 83/2013/DS-GĐT ngày 08-7-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Kim Đính, bà Lê Thị Ty Ty với bị đơn là cụ Đặng Thị Bé (chết ngày 05/11/2008); Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ Bé là ông Nguyễn Đình Phụng, ông Nguyễn Đình Tường, bà Nguyễn Thị Thuận, bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Vân, bà Nguyễn Thị Hòa, ông Nguyễn Đình Vinh; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Lê Thị Quế (chết năm 1977), Cụ Nguyễn Thị Thảo (chết năm 1977), ông Nguyễn Đình Phú, cụ Nguyễn Thị Hảo.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 4 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Trong vụ án chia di sản thừa kế, có người quản lý, trông coi di sản thừa kế đã cho thuê nhà đất là di sản thừa kế để hưởng hoa lợi.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, khi chia di sản thừa kế thì không phải trích công sức quản lý, trông coi di sản cho người quản lý di sản mà chỉ xem xét, tính toán phần sửa chữa, tôn tạo, xây dựng đối với di sản thừa kế đó (nếu có).

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Điều 640 của Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2015).

    Từ khoá của án lệ:

    “Chia thừa kế”; “Công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Am có 04 người con là các ông, bà Lê Thành Trai, Lê Thành Tín, Lê Thanh Liêm (chết năm 1995, có vợ là bà Lê Thị Thư, con là Lê Thị Thu Trang và Tại đơn khởi kiện ngày 15-5-1997, ngày 22-10-2006 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Kim Đính và bà Lê Thị Ty Ty trình bày:

    Cố Nguyễn Sâm (chết năm 1941 là cha cụ Đính và là ông ngoại bà Ty) có hai vợ:

    - Vợ cả là cố Từ Thị Oanh; cố Sâm và cố Oanh có 06 người con chung là:

    1. Cụ Nguyễn Thị Quế (chết năm 1977) có chồng là cụ Lê Văn Am (chết năm 1988). Cụ Quế và cụ Lê Thành Đạt) và Lê Thành Đức (liệt sĩ, chưa có vợ con).

    2. Cụ Nguyễn Đình Dung (chết năm 1983) có vợ là cụ Đặng Thị Bé (chết năm 2008). Cụ Dung và cụ Bé có 07 người con là các ông, bà Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Đình Phụng, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thuận.

    3. Cụ Nguyễn Thị Thảo (chết năm 1977) có chồng là cụ Lê Khánh (chết năm 1985). Cụ Thảo và cụ Khánh có 04 người con gồm các bà Lê Thị Hòa, Lê Thị Ty Ty, Lê Thị Minh và Lê Thị Thủy (chết không chồng con).

    4. Cụ Nguyễn Thị Kim Đính.

    5. Cụ Nguyễn Đình Thục (chết năm 1945 chưa vợ con).

    6. Cụ Nguyễn Thị Bá (chết năm 1946 chưa chồng con).

    - Vợ thứ hai là cố Lê Thị Huyền; cố Sâm và cố Huyền có 02 người con chung là:

    1. Cụ Nguyễn Đình Phú

    2. Cụ Nguyễn Thị Hảo.

    Tài sản của các cố để lại là nhà đất tại 16 đường Hùng Vương (số cũ là 14, hiện do cụ Bé cùng các con cụ Đính quản lý, sử dụng) và nhà đất 40 (số cũ là 14) đường Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế (do cụ Phú quản lý, sử dụng). Nhà, đất nêu trên có giấy tờ chứng nhận do chế độ cũ cấp.

    Các cố chết không để lại di chúc. Các nguyên đơn yêu cầu được chia thừa kề tài sản của các cố để lại làm 05 phần, trong đó các con của cụ Quế, cụ Dung, cụ Thảo, cụ Đính mỗi thừa kế một kỷ phần, còn cụ Phú và cụ Hảo 01 kỷ phần.

    Bị đơn cụ Đặng Thị Bé trình bày: nguồn gốc nhà, đất có tranh chấp là của cố Nguyễn Sâm và cố Từ Thị Oanh, nhưng năm 1939 cố Sâm đã mang hồ sơ nhà, đất cầm cố cho cố Quang Lộc Hường Phú Thị Tú ở trong thành nội Huế lấy 1.500 đồng. Sau đó, cố Sâm vay tiếp 500 đồng nữa. Khi cố Sâm chết vẫn chưa trả được số tiền trên và do quá hạn phải trả nợ nên chồng cụ là cụ Nguyễn Đình Dung phải viết giấy khất nợ với cố Quang Lộc Hường Phú Thị Tú, có sự làm chứng của chồng cụ Nguyễn Thị Quế là cụ Lê Văn Am. Sau đó, vợ chồng cụ phải trả nợ thay cho cố Sâm để chuộc giấy tờ nhà, đất về. Do đó, nhà, đất nêu trên thuộc quyền sở hữu, sử dụng của vợ chồng cụ.

    Ngày 05-11-2008, cụ Bé chết.

    Những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ Bé thống nhất lời khai của cụ Bé và bổ sung: Do cố Sâm chết vẫn chưa trả được nợ nên cụ Dung và cụ Bé phải vay mượn thêm để trả nợ và đã chuộc được hồ sơ nhà đất về. Việc trả nợ tuy không có giấy tờ nhưng được chứng minh bằng giấy khất nợ của cụ Dung và có việc lấy được hồ sơ giấy tờ nhà, đất về. Vì vậy, tài sản trên không còn là di sản của cố Sâm, cố Oanh nữa mà là thuộc quyền sở hữu và sử dụng của cụ Dung và cụ Bé. Do đó, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    1. Các ông, bà Lê Thành Trai, Lê Thành Tín, Lê Thị Minh, Lê Thị Hòa xác định nhà, đất tại 16 Hùng

    thanh toán Vương và 40 Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế là di sản của cố Sâm, cố Oanh để lại nên đề nghị được hưởng thừa kế theo quy định.

    2. Cụ Nguyễn Đình Phú trình bày: nhà, đất tại 16 Hùng Vương và 40 Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế là của cố Sâm và cố Oanh để lại nhưng cố Sâm đã mang hồ sơ nhà, đất đi cầm cố để vay tiền, đến khi cố Sâm chết cũng chưa trả được. Sau đó, cụ Dung và cụ Bé trả nợ thay và chuộc lại hồ sơ nhà, đất. Vì vậy, nhà đất nêu trên không phải là di sản của cố Sâm và cố Oanh nữa mà là của cụ Dung và cụ Bé. Còn nhà, đất tại 40 Nguyễn Tri Phương cụ Dung đã cho cụ thì cụ có quyền sở hữu và sử dụng. Cụ không đồng ý chia thừa kế như yêu cầu của nguyên đơn.

    3. Cụ Nguyễn Thị Hảo trình bày: di sản thừa kế của cố Sâm và cố Oanh chỉ còn lại nhà, đất ở 16 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nên đề nghị chia thừa kế theo quy định. Nhà, đất tại 40 Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, các anh chị em thống nhất cho cụ Phú rồi nên không còn là di sản để chia thừa kế nữa.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/DSST ngày 24-7-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định (tóm tắt):

    Công nhận nhà, đất tại số 16 đường Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và nhà, đất tại 40 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế là di sản của cố Nguyễn Sâm và cố Từ Thị Oanh.

    Tổng giá trị nhà và giá trị quyền sử dụng đất là 24.111.972.946 đồng.

    Xác định cố Sâm và cố Oanh có 06 người con là các cụ Nguyễn Đình Thục (chết năm 1947 không có vợ con), Nguyễn Thị Bá (chết năm 1946 không có chồng, con), Nguyễn Đình Dung (chết năm 1983), Nguyễn Thị Quế (chết năm 1977), Nguyễn Thị Thảo (chết năm 1977), Nguyễn Thị Kim Đính. Các con của cố Sâm với cố Lê Thị Huyền là cụ Nguyễn Đình Phú và cụ Nguyễn Thị Hảo.

    Xác định các thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật gồm các con của cụ Dung; các con cụ Thảo; các con cụ Quế, cụ Đính, cụ Phú và cụ Hảo.

    Các con cụ Dung được hưởng 01 kỷ phần (4.392.150.315 đồng) và 10% (2.151.221.371 đồng) giá trị nhà đất tại 16 Hùng Vương, thành phố Huế về công sức bảo quản giữ gìn khối di sản; các con cụ Thảo được hưởng 01 kỷ phần (4.392.150.315 đồng); các con và cháu cụ Quế được hưởng 01 kỷ phần (4.392.150.315 đồng); cụ Đính được hưởng 01 kỷ phần (4.392.150.315 đồng); cụ Phú và cụ Hảo được hưởng 01 kỷ phần (4.392.150.315 đồng, mỗi người 1/2). Bác yêu cầu chia di sản thừa kế bằng giá trị của nguyên đơn và các người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn.

    - Giao quyền sở hữu nhà chính cấp 4, diện tích 54,68m2 và nhà phụ 2 tầng có diện tích 22,4m2 và tạm giao diện tích đất 454,1m2 tại 16 Hùng Vương, thành phố Huế (có bản vẽ kèm theo) cho các con của cụ Dung, cụ Bé.

    - Tạm giao quyền sử dụng đất 473,1m2 tại 16 Hùng Vương, thành phố Huế (có bản vẽ kèm theo) cho cụ Đính, các con, cháu cụ Quế, các con của cụ Thảo, cụ Hảo có giá trị 11.196.120.000 đồng. Cụ Đính, các con, cháu cụ Quế, các con cụ Thảo và cụ Hảo phải thanh toán giá trị xây dựng 45,7m2 ki ốt mặt tiền số 16 Hùng Vương (nằm trên đất tạm giao) cho các con của cụ Dung và cụ Bé là 58.541.000 đồng và được sở hữu phần diện tích ki ốt này.

    - Giao quyền sở hữu ngôi nhà cấp 4 diện tích 103,04m2 và tạm giao quyền sử dụng đất diện tích 116,2m2 tại 40 Nguyễn Tri Phương (có bản vẽ kèm theo) cho cụ Phú có giá trị 2.599.759.232 đồng.

    - Các con của cụ Dung và cụ Bé phải bù chênh lệch cho cụ Đính, các con cụ Quế, các con cụ Thảo và cụ Hảo 3.772.722.208 đồng.

    Cụ Phú phải bù tiền chênh lệch cho cụ Đính, các con của cụ Quế, các con của cụ Thảo và cụ Hảo 403.684.075 đồng.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về chi phí đo đạc, chi phí định giá, án phí và tuyên quyền kháng cáo của đương sự.

    Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Đỗ Đức Nguyên (là đại diện theo ủy quyền của cụ Đính), bà Hòa, bà Thuận và cụ Phú kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 03/2009/DSPT ngày 29-10-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định: Sửa bản án sơ thẩm như sau:

    1. Công nhận nhà, đất tại 16 Hùng Vương và nhà, đất tại 40 Nguyễn Tri Phương là di sản của cố Nguyễn Sâm và cố Từ Thị Oanh. Tổng giá trị di sản là 24.111.972.946 đồng.

    Trích 5% giá trị nhà, đất tại 16 Hùng Vương về chi phí bảo quản di sản là 1.075.610.685 đồng. Những người thừa kế của cụ Dung được hưởng khoản tiền này.

    Tổng giá trị di sản của cố Sâm, cố Oanh còn lại để chia theo pháp luật là 23.036.182.261 đồng.

    2. Những người được thừa kế theo pháp luật di sản của cố Nguyễn Sâm, cố Từ Thị Oanh, kỷ phần thừa kế cụ thể của mỗi người như sau:

    - Các con, cháu của cụ Nguyễn Thị Quế gồm ông Lê Thành Trai, bà Lê Thị Thành Tín, anh Lê Thành Đạt, chị Lê Thị Trang được hưởng 4.278.148.134 đồng.

    - Các con của cụ Nguyễn Đình Dung gồm ông Nguyễn Đình Phụng, ông Nguyễn Đình Tường, bà Nguyễn Thị Vân, bà Nguyễn Thị Hòa, bà Nguyễn Thị Thuận, bà Nguyễn Thị Nguyệt, ông Nguyễn Đình Vinh được hưởng 4.278.148.134 đồng.

    - Các con của cụ Nguyễn Thị Thảo gồm bà Lê Thị Hòa, Lê Thị Ty Ty, Lê Thị Minh được hưởng 4.278.148.134 đồng.

    - Cụ Nguyễn Thị Kim Đính được hưởng 4.278.148.134 đồng.

    - Cụ Nguyễn Đình Phú được hưởng 2.961.794.862 đồng.

    - Cụ Nguyễn Thị Hảo được hưởng 2.961.794.862 đồng.

    3. Về hiện vật:

    - Giao toàn bộ nhà cấp 4, nhà phụ 2 tầng tọa lạc trên thửa đất số 162, tờ bản đồ số 07, diện tích 927,2m2 tại 16 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế cho các con của cụ Nguyễn Đình Dung quản lý, sở hữu.

    - Giao nhà cấp 4 tọa lạc trên diện tích đất 116,2m2 tại 40 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế cho cụ Nguyễn Đình Phú quản lỷ, sở hữu.

    4. Về nghĩa vụ thanh toán giả trị kỷ phần thừa kế: Các ông, bà Nguyễn Đình Phụng, Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Đình

    cố Oanh để chia Vinh phải cho:

    - Các con của cụ Nguyễn Thị Quế, số tiền 4.278.148.134 đồng.

    - Các con của cụ Nguyễn Thị Thảo, số tiền 4.278.148.134 đồng.

    - Cụ Nguyễn Thị Kim Đính, số tiền 4.278.148.134 đồng.

    - Cụ Nguyễn Thị Hảo, số tiền 2.961.794.862 đồng.

    - Cụ Nguyễn Đình Phú, số tiền 362.215.630 đồng.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Đỗ Đức Nguyên (là đại diện theo ủy quyền của cụ Đính); các con của cụ Bé là các ông, bà Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Đình Phụng, Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Thuận và Nguyễn Thị Nguyệt có đơn khiếu nại không đồng ý với bản án phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định số 391/2012/KN-DS ngày 13-9-2012, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 03/2009/DSPT ngày 29-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/KN-DS 24-7-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 03/2009/DSPT ngày 29-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/KN-DS 24-7-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Cố Nguyễn Sâm có 02 người vợ, vợ cả là cố Từ Thị Oanh, vợ thứ hai là cố Lê Thị Huyền, cố Sâm chết năm 1941, cố Oanh chết năm 1931 và cố Huyền chết năm 1986. Các cố chết đều không để lại di chúc. Nhà đất tại 40 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và nhà đất tại 16 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguồn gốc của các cố để lại. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xác định các thời điểm mở thừa kế để căn cứ vào các quy định của pháp luật của từng thời điểm mở thừa kế, xác định những người được hưởng thừa kế và kỷ phần thừa kế được hưởng đối với di sản của từng cố đối với nhà đất nêu trên, mà xác định nhà đất tại 40 Nguyễn Tri Phương và nhà đất tại 16 Hùng Vương là di sản thừa

    Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hòa và Nguyễn Đình kế của cố Sâm, thừa kế là không chính xác.

    Năm 1939, cố Sâm cầm cố 02 nhà đất nêu trên cho Quang Lộc Hường Phú Thị Tú để vay 2.000 đồng. Năm 1941, cố Sâm chết nhưng vẫn chưa trả được nợ nên cụ Nguyễn Đình Dung (con của cố Sâm, cố Oanh) viết giấy khất nợ thay cho cố Sâm. Sau đó, có việc trả nợ và lấy giấy tờ nhà đất về. Các nguyên đơn khai do các anh, chị em trong gia đình cùng trả nợ; còn cụ Phú, các con cụ Dung, cụ Bé cho rằng do cụ Dung trả nợ và đã lấy lại hồ sơ (gốc) nhà đất mà cố Sâm đã thế chấp. Tuy nhiên, cả hai bên đều không xuất trình được chứng cứ chứng minh về việc trả nợ thay cho cố Sâm để chuộc lại nhà đất. Do đó, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án phải yêu cầu các đương sự chứng minh về việc trả nợ tiền thay cho cố Sâm để chuộc lại nhà đất. Nếu 01 bên chứng minh được mình đã trả nợ thay cho cố Sâm để chuộc lại nhà thì cần phải trích trả lại khoản tiền mà đương sự bỏ ra để chuộc lại nhà tương ứng với giá trị hiện tại trước khi chia thừa kế; còn trong trường hợp các bên đều không chứng minh được mình đã trả nợ thì di sản của các cố để lại được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Nhà đất mà các bên yêu cầu chia thừa kế có diện tích lớn và có đủ điều kiện để chia bằng hiện vật, do đó Tòa án cần xem xét giải quyết khi đương sự có yêu cầu chia bằng hiện vật.

    Trong thực tế nếu có việc gia đình cụ Dung và gia đình cụ Nguyễn Đình Phú đã cho thuê nhà đất hưởng huê lợi thì không cần thiết phải trích công sức quản lý, trông coi di sản cho họ nữa mà chỉ xem xét, tính toán phần sửa chữa, tôn tạo, xây dựng (nếu có) của gia đình cụ Dung, cụ Phú. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp về thừa kế, Tòa án cần xem xét phần nhà, đất mà gia đình bị đơn đã bán (nếu đương sự có yêu cầu) để đưa vào chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011;

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm 03/2009/DSPT ngày 29-10-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/KN-DS 24-7-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Kim Đính, bà Lê Thị Ty Ty với bị đơn là cụ Đặng Thị Bé (chết tháng 11-2008), những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ Bé là các ông, bà Nguyễn Đình Phụng, Nguyễn Đình Tường, Vinh; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Lê Thành Trai, Lê Thị Thành Tín, Lê Thị Minh, Lê Thị Hòa và các cụ Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Thị Hảo.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Trong thực tế nếu có việc gia đình cụ Dung và gia đình cụ Nguyễn Đình Phú đã cho thuê nhà đất hưởng huê lợi thì không cần thiết phải trích công sức quản lý, trông coi di sản cho họ nữa mà chỉ xem xét, tính toán phần sửa chữa, tôn tạo, xây dựng (nếu có) của gia đình cụ Dung, cụ Phú”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439137   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 05: trích công sức quản lý, trông coi di sản cho người quản lý di sản

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/DS-GĐT ngày 22-4-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự "Tranh chấp di sản thừa kế" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim Dung với bị đơn là ông Nguyễn Hồng Vân; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Kim Thu, ông Nguyễn Hồng Vi, bà Trần Thị Tám.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có người thừa kế có công chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản thừa kế; có người thừa kế có công quản lý di sản thừa kế.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, khi chia di sản thừa kế thì phải trích công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản thừa kế, công quản lý di sản thừa kế cho họ trước khi chia giá trị di sản còn lại cho các đồng thừa kế.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Điều 640 và Điều 683 của Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 618 và Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015).

    Từ khoá của án lệ:

    “Thừa kế”; “Chia di sản thừa kế”; “Công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”; “Công quản lý di sản thừa kế”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện ngày 20-4-2007 và quá trình giải quyết vụ án các nguyên đơn ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim Dung trình bày:

    Cụ Nguyễn Văn Phúc (chết năm 1999) và cụ Phạm Thị Thịnh (chết năm 2007) có 6 người con là các ông bà: Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi (định cư tại Đức). Cụ Phúc chết không để lại di chúc, nhưng cụ Phúc trước khi chết có dặn các con là tài sản của cha mẹ phải chia đều cho các con.

    Tài sản của cụ Phúc và cụ Thịnh tạo lập được gồm khoảng 200m2 đất trên có 2 ngôi nhà 2 tầng, khu công trình phụ và một số đồ dùng sinh hoạt khác tại số 708 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là số 708 đường Ngô Gia Tự). Ngoài ra, cụ Phúc và cụ Thịnh còn tạo lập được 1 thửa đất khác tại số 167 Nguyễn Văn Cừ thuộc khu Ninh Xá 3, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi cụ Phúc chết thì cụ Thịnh cho riêng ông Vũ thửa đất tại 167 Nguyễn Văn Cừ, nhưng do làm ăn thua lỗ, hoàn cảnh khó khăn nên ông Vũ đã bán được 450.000.000đ. Nay các ông, bà đề nghị được chia phần tài sản của cụ Phúc để lại gồm nhà và đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự hiện vợ chồng ông Vân đang quản lý. Các ông, bà xin được chia bằng hiện vật.

    Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kim Oanh trình bày bổ sung: trước khi chết, cụ Phúc có ý nguyện bán nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự và chia cho con trai mỗi người 100.000.000đ, chia cho con gái mỗi người 30.000.000đ. Năm 2002 khi bà làm nhà ông Vân có đưa cho bà tổng cộng 30.000.000đ và bà có viết giấy xác nhận tôi có nhận đủ của em trai là Nguyễn Hồng Vân 30.000.000đ và không đòi hỏi gì nữa trong ngôi nhà này”. Tuy nhiên, bà viết giấy này trong hoàn cảnh khó khăn, nếu không viết thì ông Vân sẽ không giao tiền. Bà xác nhận chữ viết và chữ ký trong bản di chúc đề ngày 08-5-2006 do ông Vân xuất trình là của cụ Thịnh. Việc bà kiện chia thừa kế là do vợ chồng ông Vân đối xử với các anh em không tốt. Bà thừa nhận tầng 2 của nhà ngoài giáp đường 1A và tầng 2 của ngôi nhà trong giáp Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh cũng như ngôi nhà bếp đổ trần đều do vợ chồng ông Vân làm. Phần di sản bà được hưởng bà sẽ giao lại cho ông Vũ.

    Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kim Dung trình bày bổ sung: Cụ Phúc chết không để lại di chúc, còn cụ Thịnh chết thì có để lại di chúc hay không bà không biết. Trước khi chết, cụ Phúc có dặn các con nếu phải bán nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự sẽ cho con gái mỗi người 30.000.000đ, còn con trai thì cho hơn. Khi đó nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự có bán cũng chỉ được khoảng 400.000.000đ đến 500.000.000đ. Năm 2004 do hoàn cảnh khó khăn bà đã nhận của ông Vân 30.000.000đ. Ông Vân ép bà viết giấy không đòi hỏi gì đối với nhà, đất trên và nhất trí sang tên sổ đỏ cho ông Vân. Cụ Thịnh có cho bà thêm 10.000.000đ. Bà xác nhận phần tầng 2 của ngôi nhà 2 tầng giáp đường 1A và ngôi nhà bếp đổ trần là do vợ chồng ông Vân làm, còn tầng 2 của ngôi nhà phía trong giáp Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh thì ai làm bà không rõ. Bà xin hưởng phần thừa kế của cha mẹ để lại và giao lại cho ông Vũ.

    Bị đơn ông Nguyễn Hồng Vân trình bày: Trước khi chết cụ Phúc có dặn các con nếu phải bán nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự để phân chia tài sản thì con trai mỗi người 100.000.000đ, con gái mỗi người 30.000.000đ, phần còn lại để lại cho cụ Thịnh. Tài sản khi cụ Phúc chết để lại gồm thửa đất có diện tích 142,3m2, một nhà trần giáp đường 1A và một nhà trần một tầng phía sau giáp Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh. Năm 1992 vợ chồng ông làm tầng 2 ngôi nhà giáp Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh. Sau khi cụ Phúc chết, theo lời dặn của cụ Phúc và ý nguyện của cụ Thịnh, vợ chồng ông đã trả cho các bà Oanh, bà Thu, bà Dung mỗi người 30.000.000đ. Các bà đã nhận đủ tiền và tự nguyện viết vào giấy không đòi hỏi gì về nhà đất trên và nhất trí sang tên cho ông.

    Ngày 07-02-2006 cụ Thịnh đã triệu tập họp gia đình, cuộc họp vắng mặt bà Dung và ông Vũ; cụ Thịnh và các anh chị em đều nhất trí sang tên sổ đỏ nhà, đất số 708 đường Ngô Gia Tự cho ông. Biên bản cuộc họp có chứng kiến của tổ dân phố và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường Ninh Xá. Sau đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã đồng ý chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Phúc sang tên ông.

    Ngày 08-5-2006 cụ Thịnh khi đó vẫn còn khỏe và minh mẫn đã tự tay viết bản di chúc và trực tiếp đến Ủy ban nhân dân phường Ninh Xá xin xác nhận, đóng dấu. Trong di chúc cụ Thịnh đã cho ông được hưởng toàn bộ phần tài sản của cụ là ½ nhà, đất số 708 đường Ngô Gia Tự và phần tài sản mà cụ Thịnh được hưởng của cụ Phúc. Nay ông chỉ đồng ý trả tiền cho ông Vi và ông Vũ; phần của bà Oanh, bà Dung, bà Thu thì ông không đồng ý vì đã trả cho các bà rồi. Khi cha mẹ chết, toàn bộ chi phí mai táng, cúng giỗ đều do vợ chồng ông đảm nhiệm, ông không yêu cầu gì về phần này, chỉ muốn giữ lại toàn vẹn nhà, đất trên của cha mẹ để thờ cúng.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Kim Thu thống nhất với trình bày của ông Nguyễn Hồng Vân. Bà xác nhận theo lời dặn của cụ Phúc, ông Vân đã trả cho bà và bà Oanh, bà Dung mỗi người 30.000.000đ, khi trả đều có sự chứng kiến cụ Phúc. Nay bà không có yêu cầu gì.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Hồng Vi trình bày: Năm 1992 cha mẹ ông có viết thư sang Đức cho biết cha mẹ định bán ½ nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự để chữa bệnh và lo cuộc sống, nhưng ông gửi tiền từ Đức về nên cha mẹ không bán nhà, đất trên nữa. Trước khi chết cụ Phúc có di chúc lại nếu phải bán nhà thì cho mỗi con trai 100.000.000đ, cho mỗi con gái 30.000.000đ, số còn lại dự tính hoàn lại cho ông. Ông đề nghị Tòa án xem xét để ông đỡ thiệt thòi.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/2008/DSST ngày 21-02-2008, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định:

    1. Xác nhận 142,3m2 đất tại thửa 26 tờ bản đồ số 6 phường Ninh Xá trên có 1 nhà tầng bằng gạch, cốt thép, 1 nhà trần (giáp Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh) trị giá 1.465.664.700đ là di sản của cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh.

    2. Xác nhận “Bản di chúc” do cụ Phạm Thị Thịnh viết ngày 08-5-2006 có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Ninh Xá thành phố Bắc Ninh về việc giao phần tài sản của cụ Phạm Thị Thịnh cho ông Nguyễn Hồng Vân là di chúc hợp pháp.

    3. Bác yêu cầu kiện đòi chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Kim Oanh và bà Nguyễn Thị Kim Dung.

    4. Không chấp nhận yêu cầu đòi chia bằng hiện vật (chia nhà và đất ở) của ông Nguyễn Hồng Vũ.

    5. Giao cho ông Nguyễn Hồng Vân và vợ là bà Trần Thị Tám được quyền sử dụng toàn bộ thửa đất số 26, tờ bản đồ số 6 có diện tích 142,3m2 tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh và được sở hữu toàn bộ tài sản có trên đất, nhưng phải trả kỷ phần thừa kế cho ông Nguyễn Hồng Vi là 150.000.000đ, trả cho ông Nguyễn Hồng Vũ 110.000.000đ.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

    Ngày 27-02-2008, ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim Dung, ông Nguyễn Hồng Vi kháng cáo toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 175/2008/DSPT ngày 15-9-2008, Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

    Sửa một phần bản án sơ thẩm.

    1. Xác nhận diện tích 142,3m2 đất tại thửa 26, tờ bản đồ số 6, phường Ninh Xá trên mảnh đất có một ngôi nhà tầng bằng gạch, cốt thép, một nhà trần (giáp Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh) trị giá 1.465.664.700đ là di sản của các cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh.

    2. Xác nhận bản di chúc do cụ Thịnh viết ngày 08-5-2006 có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh ngày 09-5-2006 về việc giao phần tài sản của cụ Thịnh cho ông Vân là hợp pháp.

    3. Chấp nhận yêu cầu đòi chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Kim Oanh và bà Nguyễn Thị Kim Dung.

    4. Không chấp nhận yêu cầu đòi chia bằng hiện vật (chia nhà và đất ở) của ông Nguyễn Hồng Vũ.

    5. Giao cho ông Nguyễn Hồng Vân và vợ là bà Trần Thị Tám được quyền sử dụng toàn bộ diện tích 142,3m2 đất tại thửa đất số 26 tờ bản đồ số 6 phường Ninh Xá và được sở hữu toàn bộ tài sản có trên đất, nhưng phải trả kỷ phần thừa kế cho ông Nguyễn Hồng Vi là 150.000.000đ, trả cho ông Nguyễn Hồng Vũ 110.000.000đ; trả cho bà Nguyễn Thị Kim Oanh 40.000.000đ, trả cho bà Nguyễn Thị Kim Dung 40.000.000đ.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Ngày 16-02-2009, bà Nguyễn Thị Kim Dung khiếu nại với nội dung Toà án định giá tài sản quá thấp, diện tích đất tranh chấp thực tế là 200m2 không phải 142,3m2. Việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vân là không hợp pháp, vì cuộc họp ngày 07-02-2006 cụ Thịnh chỉ bàn với 3 người con không có mặt bà Oanh, ông Vũ và bà. Bà đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án phúc thẩm trên.

    Ngày 20-11-2009, ông Nguyễn Hồng Vi có đơn khiếu nại đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại diện tích đất vì thực tế mảnh đất có diện tích 214,2m2. Tiền xây dựng nhà tầng 28m2 là tiền của ông gửi từ Đức về.

    Tại quyết định kháng nghị số 594/2011/KN-DS ngày 13-9-2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 175/2008/DSPT ngày 15-9-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm; hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 04/2008/DSST ngày 21-02-2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh có 6 người con là các ông bà: Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi. Cụ Phúc chết năm 1999 không để lại di chúc, cụ Thịnh chết năm 2007 có di chúc để lại phần tài sản của cụ cho ông Vân. Di chúc của cụ Thịnh đề ngày 08-5-2006 với nội dung cụ Thịnh chia cho ông Vân con trai trưởng ½ căn nhà với diện tích 71m2 và một phần đất cụ được hưởng của cụ Phúc. Bản di chúc này do cụ Thịnh tự viết và ký tên, Uỷ ban nhân dân phường Ninh Xá xác nhận chữ ký cụ Thịnh ký vào bản di chúc tại Ủy ban nhân dân phường là đúng và cụ Thịnh ký trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và minh mẫn. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp, chia di sản của cụ Thịnh theo di chúc, phần di sản của cụ Phúc được chia theo pháp luật là có cơ sở.

    Theo biên bản định giá ngày 06-12-2007 thì Tòa án cấp sơ thẩm đã “Căn cứ vào khung giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh quy định và giá cả thị trường thực tế giá đất là 10.000.000đ/m2, giá trị đất tranh chấp 142,3m2 là 1.420.300.000đ”. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án các cấp chưa thẩm định và đo đạc hiện trạng đất tranh chấp mà chỉ căn cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 142,3m2 cấp ngày 10-4-1998 đứng tên cụ Phúc để định giá và phân chia di sản là không chính xác. Do đó, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần xác định chính xác diện tích đất tranh chấp và tiến hành định giá đất theo giá thị trường.

    Trên đất tranh chấp có 02 ngôi nhà hai tầng và 01 nhà trần làm công trình phụ, các đương sự khai không thống nhất phần diện tích nhà nào của cụ Phúc, cụ Thịnh để lại, phần diện tích nhà nào do vợ chồng ông Vân làm, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh làm rõ, nhưng lại xác định 02 ngôi nhà một tầng là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh là chưa đủ cơ sở vững chắc. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý.

    Vì các lẽ trên, căn cứ khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự,

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 175/2008/DSPT ngày 15-9-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 04/2008/DSST ngày 21-02-2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim Dung với bị đơn là ông Nguyễn Hồng Vân; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Kim Thu, ông Nguyễn Hồng Vi, bà Trần Thị Tám.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

     “Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý”.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    legal_tplshipping (04/07/2017) maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439138   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 06: tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” trong “Tội giết người”

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 23/2015/HS-GĐT ngày 17-12-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự đối với  Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Đồng, Phan Bá Cường về “Tội giết người”;

    Người bị hại: anh Chu Văn Nghĩa, sinh năm 1989 (đã chết).

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt, mặc dù bị cáo đã được nạn nhân xin lỗi, đồng thời có sự can ngăn của nhiều người nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả chết người.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ”.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015);

    Từ khoá của án lệ:

    “Tội giết người”; “Có tính chất côn đồ”; “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Khoảng cuối tháng 3-2013, tại Lâm trường Đường 9 thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, có nhiều người quê ở Nghệ An tự lập thành các tổ để vào rừng tràm chặt gỗ thuê cho Lâm trường. Trong đó, tổ nhân công do Phan Văn Trường đứng đầu gồm: Phan Văn Dương, Phan Văn Diệu, Nguyễn Văn Đồng, Phan Bá Cường, Nguyễn Vĩnh Oai, Phạm Văn Quỳnh, Phan Văn Hoàng; tổ nhân công do anh Nguyễn Công Thanh đứng đầu gồm: Chu Văn Nghĩa, Dương Công Hùng, Trần Nhân Bình, Đinh Bạt Thành, Lê Văn Thủy, Trần Hữu Phượng. Để thuận tiện cho công việc chặt gỗ, cũng như sinh hoạt hàng ngày thì các tổ nhân công này tự lập các lán trại ngay trong khu vực rừng đang khai thác để ở.

    Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 06-7-2013, tại khu vực lán trại của tổ anh Nguyễn Công Thanh tổ chức uống rượu, trong số 12 người tham gia uống rượu có Trường, Cường và một số anh em của tổ khác cùng tham gia. Khoảng hơn 20 giờ cùng ngày thì một số người tham gia uống rượu ra về, còn lại các anh Thanh, Nghĩa, Phượng, Thủy cùng với Trường, Cường tiếp tục uống rượu. Trong quá trình ăn nhậu, Trường đã ép anh Nghĩa uống rượu và khi bị anh Nghĩa từ chối thì Trường bức xúc cầm bình rượu ném ra phía góc bếp, thấy vậy anh Nghĩa nói: “không uống thì để người khác uống, ở đây mua rượu khó khăn”, đồng thời giữa anh Nghĩa và Trường có lời qua tiếng lại với nhau dẫn đến việc anh Nghĩa đã dùng tay đấm vào tai trái của Trường, hai người tiếp tục xô đẩy nhau, nhưng được mọi người trong lán của anh Thanh ngăn lại. Bực tức vì bị đánh, Trường đã nói Cường chạy về lán của tổ mình để gọi người trong tổ của mình cầm dao rựa sang đánh trả thù. Nghe lời của Trường, Cường chạy về lán trại của tổ mình và gọi: “anh em cầm dao, rựa sang chém hai thằng Kim Thành đánh anh Trường”. Lúc này những người có mặt trong lán gồm có: Đồng, Diệu, Dương mỗi người lấy 01 cây dao rựa rồi cùng đi theo Cường; Quỳnh và Oai tay không đi theo; bản thân Cường cầm 01 con dao mũi bằng, trên đường đi Dương dùng dao chặt 02 cây gậy gỗ dài khoảng 01 m đưa cho Quỳnh và Oai để cùng sang lán của tổ anh Thanh đánh nhau. Trên đường đi, Cường nói: “qua tìm hai thằng Kim Thành để đập, vô đây làm không thể để hai đứa đó đập nhục như rứa được, sang đánh bọn Kim Thành, Thanh mà lằng nhằng thì chém Thanh luôn, chém chết tao chịu trách nhiệm”.

    Trong khi Cường về lán gọi người, thì Trường cũng đi bộ bỏ về, anh Thanh lấy xe máy đi theo nói đưa Trường về nhưng Trường không đồng ý, lúc này Trường gặp 06 người từ lán của mình đang cầm dao, rựa đi sang; thấy vậy, anh Thanh đã giải thích và can ngăn nhưng Trường nói: chúng đánh tau ù tai rồi, bây xuống đánh quân đó cho tau. Không can ngăn được nhóm người trong tổ của Trường, nên anh Thanh chạy xe về lán của tổ mình và nói mọi người đi trốn, đồng thời nói mọi người chỉ cầm cây để thủ chứ không được dùng dao, mọi người trong nhóm của anh Thanh đều cầm gậy gỗ đi nấp, riêng anh Nghĩa cầm dao rựa đi nấp.

    Khi nhóm người của Trường đi gần đến lán của anh Thanh thì gặp anh Phượng, anh Phượng đã can ngăn và nói lời xin lỗi, nhưng Cường nói: “kêu hai thằng Kim Thành ra xin lỗi cố Trường”, rồi cả nhóm tiếp tục đi vào lán trại của tổ anh Thanh. Cường, Oai, Quỳnh đứng trước lán, còn Dương, Diệu, Đồng cầm rựa đi vào trong lán, thấy anh Thanh, Đồng nói: “răng anh em cùng xã mời ra uống rượu lại đánh nhau”. Dương nói: “răng để người đánh bác Trường đau thế”, Diệu hỏi tiếp: “hai thằng Kim Thành mô rồi?”. Anh Thanh nói: “anh em uống mấy ly rượu xích mích nhau”. Lúc này Bình ra khỏi chỗ nấp thì Cường nhìn thấy và nói: “thằng Bình, răng lúc nãy mi định cầm thớt đánh cố Trường” nghe Cường nói như vậy thì Diệu liền đi đến tát 02 cái vào mặt Bình, Đồng tát 01 cái vào mặt Bình. Dương cầm 01 cây dao rựa cũng tiến đến thì bị Bình nắm cây dao rựa trên tay Dương giăng co để lấy. Lúc này anh Nghĩa cầm cây dao rựa đi ra khỏi chỗ nấp; nhìn thấy anh Nghĩa, Đồng liền cầm cây dao rựa tiến đến gần anh Nghĩa, Đồng và anh Nghĩa đồng thời dùng rựa chém nhau, do Anh Nghĩa đứng ở vị trí cao hơn vị trí Đồng đứng khoảng 70cm nên lưỡi dao rựa của anh Nghĩa chỉ chém trúng vào ngón tay cái bàn tay phải của Đồng, còn lưỡi rựa của Đồng chém trúng vào ngực trái của anh Nghĩa làm anh Nghĩa bị thương. Thấy anh Nghĩa bị thương bỏ chạy, Cường đứng ở gần đó đã cầm 01 cây dao ném theo trúng lưng phía bên phải của anh Nghĩa. Anh Nghĩa chạy thêm được một đoạn thì gục ngã và bị chết trên đường đi cấp cứu.

    Tại Bản kết luận giám định pháp y số 109/2013/PY ngày 07-7-2013, Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị kết luận: anh Chu Văn Nghĩa chết do vết thương ngực hở, vết thương tim.

    Cáo trạng số 07/KSĐT-TA ngày 25-01-2014 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã truy tố Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Đồng và Phan Bá Cường về tội “Giết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.

    Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2014/HSST ngày 25-02-1014 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị áp dụng khoản 2 Điều 93; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt: Phan Văn Trường 08 năm tù, Nguyễn Văn Đồng 08 năm tù, Phan Bá Cường 07 năm tù cùng về tội giết người. Về trách nhiệm dân sự: các bị cáo và gia đình người bị hại đã thỏa thuận là 172.000.000 đồng (các bị cáo và gia đình đã bồi thường được 62.000.000 đồng tiền mai táng phí), còn 110.000.000 đồng tiền tổn thất tinh thần các bị cáo phải tiếp tục bồi thường theo phần mỗi bị cáo là 36.667.000 đồng.

    Ngày 05-3-2014, anh Chu Văn Ngọc là nguời đại diện hợp pháp của người bị hại có giấy bãi nại với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt cho Phan Bá Cường.

    Ngày 08-3-2014, anh Chu Văn Ngọc là người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo, tăng mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu xem xét lại các đồng phạm để vụ án không bỏ lọt tội phạm.

    Tại Bản án hình sự phúc thẩm sổ 250/2014/HSPT ngày 16-7-2014, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng không chấp nhận kháng cáo của anh Chu Văn Ngọc, giữ nguyên các quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 35A/2015/KN-HS ngày
    29-5-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 250/2014/HSPT ngày 16-7-2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2014/HSST ngày 25-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Đồng, Phan Bá Cường; giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt giữa Phan Văn Trường và anh Chu Văn Nghĩa đã có xô xát. Sự việc được mọi người can ngăn nhưng Trường lại chỉ đạo Phan Bá Cường về lán trại của tổ mình để gọi mọi người cầm hung khí đi sang chém, đánh người trong tổ của anh Nguyễn Công Thanh. Theo chỉ đạo của Trường, Cường đã chạy về lán và gọi Phan Văn Dương, Phan Văn Diệu, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Vĩnh Oai, Phạm Văn Quỳnh cầm theo dao, rựa, gậy sang đánh người trong tổ của anh Thanh. Khi đến gần khu vực lán trại của tổ anh Thanh, mặc dù đã được anh Thanh và anh Trần Hữu Phượng can ngăn, xin lỗi nhưng các bị cáo không nghe, vẫn tiếp tục cầm dao rựa, gậy hô hào, kích động tiến về lán của anh Thanh tìm người để đánh. Hậu quả làm anh Chu Văn Nghĩa bị chém trọng thương và chết trên đường đưa đi cấp cứu. Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp có tính chất côn đồ (chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, đã được xin lỗi, can ngăn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội) được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm lại truy tố, xét xử các bị cáo theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự là không đúng, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do các bị cáo gây ra.

    Ngoài ra, trong vụ án này còn có sự tham gia của Phan Văn Dương, Phan Văn Diệu, Nguyễn Vĩnh Oai, Phạm Văn Quỳnh. Mặc dù không có sự bàn bạc, thống nhất từ trước, nhưng khi nghe Phan Bá Cường hô hào “Anh em cầm dao, rựa sang chém hai thằng quê Kim Thành đánh anh Trường” thì Dương, Diệu, Oai, Quỳnh đã hành động rất tích cực, cùng cầm theo dao, dựa, gậy đi theo hô hào, kích động tìm người để đánh, uy hiếp những người khác là hành vi giúp sức, có dấu hiệu đồng phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi của Dương, Diệu, Oai và Quỳnh để xem xét trách nhiệm hình sự là chưa triệt để, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Bản án phúc thẩm không phát hiện ra những sai sót của cấp sơ thẩm và không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại, giữ nguyên bản án sơ thẩm là không đúng. Do đó cần phải xem xét lại để làm rõ ý thức chủ quan của các đối tuợng này.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285, Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    1.  Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 250/2014/HSPT ngày 16-7-2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2014/HSST ngày 25-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Đồng, Phan Bá Cường để điều tra lại.

    2.  Giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

    3.  Tiếp tục tạm giam các bị cáo Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Đồng, Phan Bá Cường cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý lại vụ án.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt giữa Phan Văn Trường và anh Chu Văn Nghĩa đã có xô xát. Sự việc được mọi người can ngăn nhưng Trường lại chỉ đạo Phan Bá Cường về lán trại của tổ mình để gọi mọi người cầm hung khí đi sang chém, đánh người trong tổ của anh Nguyễn Công Thanh. Theo chỉ đạo của Trường, Cường đã chạy về lán và gọi Phan Văn Dương, Phan Văn Diệu, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Vĩnh Oai, Phạm Văn Quỳnh cầm theo dao, rựa, gậy sang đánh người trong tổ của anh Thanh. Khi đến gần khu vực lán trại của tổ anh Thanh, mặc dù đã được anh Thanh và anh Trần Hữu Phượng can ngăn, xin lỗi nhưng các bị cáo không nghe, vẫn tiếp tục cầm dao rựa, gậy hô hào, kích động tiến về lán của anh Thanh tìm người để đánh. Hậu quả làm anh Chu Văn Nghĩa bị chém trọng thương và chết trên đường đưa đi cấp cứu. Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp có tính chất côn đồ (chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, đã được xin lỗi, can ngăn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội) được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm lại truy tố, xét xử các bị cáo theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự là không đúng, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do các bị cáo gây ra”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439139   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 07: kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần quyết định xử lý vật chứng

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 06/2016/HS-GĐT ngày 16-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự đối với Trịnh Văn Thanh về “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” tại thành phố Hà Nội.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần quyết định xử lý vật chứng trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chưa được pháp luật tố tụng hình sự quy định.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần quyết định xử lý vật chứng trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà không gây bất lợi cho người bị kết án và những người có liên quan thì có thể được tiến hành bất cứ lúc nào.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Các điều 273, 278 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (lần lượt tương ứng với các điều 371, 379 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

    Từ khóa của án lệ:

    “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”; “Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”; “Quyết định xử lý vật chứng”; “Việc kháng nghị không gây bất lợi”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Thực hiện chủ chương khoán 10, năm 1984 Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình giao cho bà Nguyễn Thị Loan 367,2 m2 đất nông nghiệp tại thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân để trồng rau và nộp thuế nông nghiệp. Trong đó, có 220 m2 đất nguồn gốc là của bà Loan được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp năm 1955, số còn lại của bà Hồ Thị Lộc cũng được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp năm 1955. Toàn bộ số đất trên đã được hợp tác hóa.

    Hợp tác xã hoa rau Ngọc Hà quản lý sản xuất từ năm 1960, đến năm 1988 Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 1988.

    Tháng 01-1993, bà Loan bán cho ông Trịnh Văn Thanh ở 21 Cửa Nam, Hà Nội 220 m2 (có giấy tờ nguồn gốc của bà Loan) với giá 11,5 cây vàng. Sau đó, bà Loan giới thiệu cho ông Thanh mua đất của bà Lộc. Bà Lộc và bà Loan bán tiếp cho ông Thanh 100 m2 đất liền kề đất của bà Loan (giấy tờ nguồn gốc đất của bà Lộc) với trị giá 05 cây vàng (bà Lộc được 03 cây vàng, bà Loan được 02 cây vàng). Khi giao dịch mua bán chỉ viết giấy biên nhận, nhưng sau này ông Thanh yêu cầu thì bà Loan có đơn gửi Ban chủ nhiệm Hợp tác xã xin chuyển nhượng 220 m2 đất cho ông Thanh để xác nhận. Sau đó, ông Thanh biết đất ông mua không được làm nhà nên bán số đất trên cho ông Lê Đình Quý 110 m2, bán cho ông Đinh Văn Cử 55 m2, bán cho ông Nguyễn Đăng Hùng 55 m2 với tổng số tiền là 186.120.000 đồng (tương đương với 36 cây vàng). Những người mua đất của ông Thanh đã xây nhà để ở, khi xây đều không có giấy phép và đã có quyết định đình chỉ thi công nhưng vẫn làm nhà.

    Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 156 ngày 20-6-1998, Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 180, các điểm d và h khoản 1 Điều 38, Điều 44 Bộ luật hình sự xử phạt Trịnh Văn Thanh 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng kể từ ngày tuyên án về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai. Về dân sự: hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Hồ Thị Lộc với ông Trịnh Văn Thanh, hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Nguyễn Thị Loan với ông Trịnh Văn Thanh và các hợp đồng mua bán đất giữa ông Trịnh Văn Thanh với ông Lê Đình Quý, ông Đinh Quang Cử (ông Cử mua chung với ông Hùng). Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự buộc Trịnh Văn Thanh phải nộp 90.090.000 đồng tiền thu lợi bất chính để sung quỹ Nhà nước; thu hồi số đất đã chuyển nhượng bất hợp pháp, sai mục đích sử dụng giao cho Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền, cụ thể: thu hồi 110 m2 đất ông Quý đang quản lý, thu hồi 55 m2 đất ông Cử đang quản lý, thu hồi 55 m2 đất ông Hùng đang quản lý.

    Sau khi xét xử sơ thẩm, Trịnh Văn Thanh kháng cáo kêu oan.

    Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 579 ngày 20-10-1998, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 180; các điểm d và h khoản 1, khoản 2 Điều 38; Điều 22 Bộ luật hình sự xử phạt Trịnh Văn Thanh cảnh cáo về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai. Về phần dân sự: hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Hồ Thị Lộc với ông Trịnh Văn Thanh, hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Nguyễn Thị Loan với ông Trịnh Văn Thanh và các hợp đồng mua bán đất giữa ông Trịnh Văn Thanh với ông Lê Đình Quý và ông Đinh Quang Cử (ông Cử mua chung với ông Hùng). Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự buộc Trịnh Văn Thanh phải nộp 90.090.000 đồng tiền thu lời bất chính để sung quỹ Nhà nước; thu hồi số đất do chuyển nhượng bất hợp pháp và sử dụng sai mục đích, giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền cụ thể: thu hồi 220 m2 đất thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân, hiện do ông Lê Đình Quý quản lý 110 m2, ông Nguyễn Đăng Hùng đang quản lý 55 m2, ông Đinh Quang Cử đang quản lý 55 m2.

    Tại Quyết định kháng nghị số 52 ngày 20-7-1999, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm để xét lại trách nhiệm hình sự đối với Trịnh Văn Thanh.

    Tại Quyết định giám đốc thẩm số 111/HS-GĐT ngày 10-11-1999, Toà hình sự Tòa án nhân dân dân tối cao giữ nguyên các quyết định của Bản án hình sự phúc thẩm số 579 ngày 20-10-1998 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử như sau: Áp dụng khoản 1 Điều 180; các điểm d và h khoản 1, khoản 2 Điều 38; Điều 22 Bộ luật hình sự xử phạt Trịnh Văn Thanh cảnh cáo về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai. Về phần dân sự: hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Hồ Thị Lộc với ông Trịnh Văn Thanh, hủy hợp đồng mua bán đất giữa bà Nguyễn Thị Loan với ông Trịnh Văn Thanh và các hợp đồng mua bán đất giữa ông Trịnh Văn Thanh với ông Lê Đình Quý và ông Đinh Quang Cử (ông Cử mua chung với ông Hùng). Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự buộc Trịnh Văn Thanh phải truy nộp 90.090.000 đồng tiền thu lời bất chính để sung quỹ Nhà nước; thu hồi 220 m2 đất thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân, hiện do ông Lê Đình Quý quản lý 110 m2, ông Nguyễn Đăng Hùng đang quản lý 55 m2, ông Đinh Quang Cử đang quản lý 55 m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền.

    Ngày 10-9-2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Văn bản số 6302/UBND-TNMT đề nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy phần quyết định tuyên thu hồi đất tại các bản án nêu trên, giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình xử lý theo quy định của pháp luật đất đai.

    Tại Kháng nghị số 46/KN-HS ngày 15-12-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Quyết định giám đốc thẩm số 111/HS-GĐT ngày 10-11-1999 của Toà hình sự Tòa án nhân dân dân tối cao, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy và đình chỉ vụ án đối với quyết định giám đốc thẩm nêu trên, Bản án hình sự phúc thẩm số 579 ngày 20-10-1998 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án hình sự sơ thẩm số 156 ngày 20-­6-1998 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội về phần xử lý vật chứng quyết định: thu hồi 220m2 đất thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân, hiện do ông Lê Đình Quý quản lý 110m2, ông Nguyễn Đăng Hùng đang quản lý 55m2, ông Đinh Quang Cử đang quản lý 55m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền.

    Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Tòa án các cấp (sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm) kết án Trịnh Văn Thanh về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1985 là có căn cứ, đúng pháp luật.

    Về vật chứng của vụ án, Tòa án các cấp áp dụng điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1985 (tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm) quyết định thu hồi 220 m2 đất thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân, hiện do ông Lê Đình Quý quản lý 110 m2, ông Nguyễn Đăng Hùng đang quản lý 55 m2, ông Đinh Quang Cử đang quản lý 55 m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền là không đúng với các quy định tại các Điều 23, 24 và 28 Luật đất đai năm 1993 (thẩm quyền giao đất, thu hồi đất thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án không có thẩm quyền thu hồi đất).

    Về thời hạn kháng nghị, Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần quyết định xử lý vật chứng trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, việc kháng nghị không gây bất lợi cho người bị kết án và những người có liên quan nên chấp nhận được.

    Do vậy, cần chấp nhận kháng nghị hủy phần quyết định nêu trên của quyết định giám đốc thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào Điều 279, khoản 3 Điều 285, Điều 287,
    Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 111/HS-GĐT ngày 10-11-1999 của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao và Bản án hình sự phúc thẩm số 579 ngày 20-10-1998 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về phần xử lý vật chứng quyết định: thu hồi 220 m2 đất thửa 24 dải 118 xứ đồng Bảo Vân hiện do ông Lê Đình Quý quản lý 110 m2, ông Nguyễn Đăng Hùng đang quản lý 55 m2, ông Đinh Quang Cử đang quản lý 55 m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giải quyết theo thẩm quyền. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Về thời hạn kháng nghị, Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần quyết định xử lý vật chứng trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, việc kháng nghị không gây bất lợi cho người bị kết án và những người có liên quan nên chấp nhận được”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439141   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 08: trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ đối với thiệt hại do NLĐ gây ra

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 29/2010/HS-GĐT ngày 01-11-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự đối với Lê Thị Lan Anh về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Người bị hại gồm bà Nguyễn Thị Liên, bà Nguyễn Thị Thu và bà Nguyễn Thị Tám.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Vũ Hải Vân (chủ Doanh nghiệp Phú Vân) và 19 người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 3 và đoạn 4 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Hợp đồng lao động phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật nhưng người lao động/người làm công và người sử dụng lao động không xác lập hợp đồng lao động bằng văn bản mà người lao động/người làm công gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại và có quyền yêu cầu người lao động/người làm công có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả theo quy định của pháp luật.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015);

    - Điều 28 Bộ luật lao động năm 1994 (tương ứng với Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012).

    Từ khóa của án lệ:

    “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; “Hợp đồng lao động”; “Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Bà Vũ Hải Vân- Chủ Doanh nghiệp Phú Vân (chuyên kinh doanh vàng bạc và khách sạn) có mở dịch vụ chuyển tiền nhanh từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội và ngược lại.

    Tháng 8-2002, vợ chồng Lê Thị Lan Anh và Nguyễn Phạm Hưng được bà Vân giao cho việc vào thành phố Hồ Chí Minh làm đầu mối nhận dịch vụ chuyển tiền cho các khách hàng quen thuộc của Doanh nghiệp Phú Vân (thay cho anh Vinh đã xin nghỉ việc) nhưng không được ký kết bằng hợp đồng lao động.

    Đầu năm 2004, bà Vân điều thêm anh Giang Văn Năm vào phụ giúp vợ chồng Lan Anh làm công việc nhận tiền, giao tiền và đếm tiền theo sự chỉ đạo của vợ chồng Lan Anh.

    Trong quá trình làm dịch vụ chuyển tiền cho Doanh nghiệp Phú Vân, vợ chồng Lan Anh đã lợi dụng lòng tin của các khách hàng là bà Nguyễn Thị Liên và bà Nguyễn Thị Thu chiếm đoạt tiền của họ; cụ thể như sau:

    Việc chiếm đoạt tiền của bà Nguyễn Thị Liên- Giám đốc Công ty Long Thành Đạt: Trong thời gian từ ngày 15-02-2007 đến ngày 12-6-2007, bà Nguyễn Thị Liên đã 40 lần chuyển tiền cho vợ chồng Lan Anh để thanh toán cho Công ty Yamaha Việt Nam với tổng số tiền là 18.215.000.000 đồng. Theo yêu cầu của bà Liên thì vợ chồng Lan Anh đã 25 lần chuyển tiền qua Ngân hàng City Bank vào tài khoản của Công ty Yamaha Việt Nam với số tiền là 11.774.000.000 đồng; 04 lần chuyển tiền ra Doanh nghiệp Phú Vân (Hà Nội) để trả cho anh Nguyễn Đức Sơn (anh trai bà Liên) số tiền 103.700.000 đồng và 02 lần chuyển đến Ngân hàng Công thương Sài Gòn chi nhánh 9 với số tiền là 4.300.000.000 đồng để trả nợ vay Ngân hàng cho Công ty Long Thành Đạt, 01 lần chuyển lại cho Công ty Long Thành Đạt 450.000.000 (BL 375). Tổng số tiền vợ chồng Lan Anh đã chuyển theo yêu cầu của bà Liên là 16.827.700.000 đồng. Số tiền còn lại là 1.387.300.000 đồng, vợ chồng Lan Anh đã sử dụng cho mục đích cá nhân, sau đó bỏ trốn.

    Việc chiếm đoạt tiền của bà Nguyễn Thị Thu- Giám đốc Công ty TNHH Hiền Thu: Từ ngày 14-4-2007 đến ngày 13-6-2007, bà Nguyễn Thị Thu đã chuyển cho vợ chồng Lan Anh 1.791.500.000 đồng để trả tiền hàng cho các Công ty Phương Đông, Đông Tuyết, Quốc Hoa, nhưng vợ chồng Lan Anh chỉ chuyển cho Công ty Đông Tuyết 191.500.000 đồng, còn 1,6 tỷ đồng, vợ chồng Lan Anh không chuyển theo yêu cầu mà giữ lại để sử dụng cá nhân, sau đó bỏ trốn.

    Ngoài ra, do tin tưởng Lan Anh nên ngày 16-4-2007, bà Thu đã đặt cọc cho Lan Anh 996.375.000 đồng để mua 500 lượng vàng SJC, thời hạn giao hàng là ngày 16-5-2007; ngày 04-5-2007, bà Thu tiếp tục đặt cọc 1.316.000.000 đồng để mua tiếp 500 lượng vàng SJC nữa; thời hạn giao vàng là ngày 05-6-2007, nhưng Lan Anh đã không thực hiện, sau đó bỏ trốn.

    Lan Anh còn viết giấy biên nhận vay của bà Thu 02 lần vào ngày 04-5-2007 và ngày 20-5-2007 tổng số tiền là 2.242.400.000 đồng.

    Như vậy tổng số tiền mà vợ chồng Lan Anh đã chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Thu là 6.154.775.000 đồng.

    Về việc chiếm đoạt tiền của bà Nguyễn Thị Tám: qua việc mua, bán vàng, bà Nguyễn Thị Tám đã đưa cho Lan Anh 211 lượng vàng SJC và 632.422.000 đồng để đặt cọc mua 2.600 lượng vàng SJC (quy đổi 211 lượng vàng SJC tại thời điểm bà Tám đưa Lan Anh là 2.707.130.000 đồng, tổng số tiền mà bà Tám đã đưa Lan Anh là 3.339.552.000 đồng), nhưng Lan Anh đã không thực hiện và sau đó bỏ trốn.

    Quá trình điều tra, Lan Anh khai đã chiếm giữ, sử dụng tiền của bà Thu, bà Liên và bà Tám vào việc mua bán vàng, ngoại tệ với một số cửa hàng vàng tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn. Do bị trượt giá thua lỗ nên không còn khả năng thanh toán với bà Liên, bà Thu và bà Tám, nên đã bỏ trốn.

    Tính đến ngày bỏ trốn (15-6-2007), Lê Thị Lan Anh và Nguyễn Phạm Hưng đã chiếm đoạt tiền của bà Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Thị Tám tổng số tiền là 10.881.627.000 đồng.

    Ngày 01-11-2007, bà Nguyễn Thị Thu và bà Vũ Hải Vân đã ký Biên bản thoả thuận (BL 576B) với nội dung: do bà Thu xuất trình chứng từ là đã chuyển cho Doanh nghiệp Phú Vân (qua vợ chồng Lan Anh) 1,2 tỷ để chuyển cho khách hàng của Phú Vân tại Hà Nội; do đó, bà Vân sẽ đưa cho bà Thu 400.000.000 đồng. Nếu sau này vợ chồng Lan Anh trở về, mà có bằng chứng là bà Thu đưa Lan Anh số tiền trên để cho vay hoặc đồng ý chuyển chậm thì bà Thu phải trả lại cho bà Vân 800.000.000 đồng (gấp đôi số tiền Vân đã đưa cho bà Thu). Còn nếu có căn cứ rằng Lan Anh đã thông báo, chuyển tiền số tiền trên cho bà Vân thì bà Vân có trách nhiệm trả cho bà Thu 1.600.000.000 đồng. (Biên bản này không đề cập đến nội dung: số tiền 1,2 tỷ trên, bà Thu không cho vợ chồng Lan Anh vay hay sử dụng cá nhân, mà đưa vợ chồng Lan Anh để chuyển tiền cho khách hàng như thông lệ và vợ chồng Lan Anh không báo cho Phú Vân biết như nội dung nêu trên thì trách nhiệm các bên sẽ thế nào). Tuy nhiên, sau đó bà Thu đã không đồng ý nhận tiền của bà Vân (BL 596).

    Ngày 25-3-2008, Lê Thị Lan Anh đến Cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ Công an đầu thú (BL 22).

    Đối với chồng Lan Anh là Nguyễn Phạm Hưng đang bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã số 01 ngày 18-01-2008 (BL 20) và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can số 11/C14 ngày 04-11-2008 (BL 63), khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

    Tại Cáo trạng số 23/VKSTC-V1A ngày 15-12-2008, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Lê Thị Lan Anh về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST ngày 31-3-2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh áp dụng điểm a khoản 4 Điều 140; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Lê Thị Lan Anh 20 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 25-3-2008.

    Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, buộc bị cáo Lê Thị Lan Anh phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng; bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 6.154.775.000 đồng; bồi thường cho bà Nguyễn Thị Tám 632.422.000 đồng và 211 lượng vàng SJC.

    Tiếp tục tạm giữ 120.000.000đồng số tiền bị cáo đã đặt cọc cho tiệm vàng Kim Thành mà anhTrần Tuấn Thành (chủ tiệm vàng Kim Thành) nộp trả lại cho Cơ quan điều tra và Cơ quan điều tra đã gửi tại kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh theo giấy nộp tiền vào tài khoản số 921900000027 ngày 29-8-2008 để bảo đảm thi hành án, chi trả cho các bị hại.

    Tiếp tục kê biên diện tích đất và nhà tại 147 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (do vợ chồng bị cáo mua của bà Đỗ Thị Lệ từ đầu năm 2006) theo lệnh kê biên số 01 ngày 24-01-2008 của Cơ quan điều tra.

    Tách vấn đề giao dịch mua bán đất giữa bà Đỗ Thị Lệ với vợ chồng Lê Thị Lan Anh thành một vụ kiện dân sự khác.

    Tách vấn đề quan hệ giao dịch kinh tế, dân sự giữa bị cáo với các đương sự khác để giải quyết bằng một vụ kiện dân sự khác, nếu có yêu cầu.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất chậm thi hành án và tuyên bố quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

    Ngày 07-4-2009, bà Đỗ Thị Lệ có đơn kháng cáo với nội dung cho rằng việc mua bán căn nhà tại 147 đường Lê Đình Cẩn là vô hiệu vì không đúng quy định pháp luật, nên bà muốn lấy lại căn nhà và trả lại tiền cho vợ chồng bị cáo Lê Thị Lan Anh.

    Ngày 08-4-2009, bà Nguyễn Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Long Thành Đạt có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị Doanh nghiệp Phú Vân phải có trách nhiệm trả tiền cho bà Liên.

    Ngày 10-4-2009, bị cáo Lê Thị Lan Anh có đơn kháng cáo với nội dung xin xét xử lại vụ án vì đã bỏ lọt người phạm tội là Chủ tiệm vàng Kim Thành và Kim Hiền vì những người này đã chiếm giữ 13 tỷ đồng của bị cáo; bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có cha là thương binh chống Mỹ cứu nước.

    Ngày 14-4-2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định kháng nghị số 04/KSĐT-XXHSSTTA với nội dung đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xử phạt tù chung thân đối với bị cáo Lê Thị Lan Anh.

    Ngày 14-4-2009, bà Nguyễn Thị Thu- Giám đốc Công ty TNHH Hiền Thu có đơn kháng cáo với nội dung: đề nghị Hội đồng xét xử buộc Doanh nghiệp Phú Vân phải có trách nhiệm trả lại 1.6 tỷ đồng cho Công ty Hiền Thu vì đó là số tiền Công ty Hiền Thu chuyển cho Doanh nghiệp Phú Vân, Lan Anh chỉ là người làm công ăn lương của Doanh nghiệp Phú Vân, còn số tiền bà tạm ứng cho bị cáo đặt cọc mua vàng thì buộc như bản án sơ thẩm là đúng.

    Tại bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT ngày 05-8-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Thị Lan Anh, không chấp nhận kháng cáo của bà Đỗ Thị Lệ, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thu, bà Nguyễn Thị Liên:

    Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 140, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Lê Thị Lan Anh 20 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”;

    Sửa một phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể là: áp dụng điểm a Điều 42 Bộ luật hình sự, buộc chủ doanh nghiệp tư nhân Phú Vân do bà Vũ Hải Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng; buộc bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường tiếp cho bà Nguyễn Thị Thu 4.554.775.000 đồng, với lý do: bà Liên và bà Thu giao tiền cho những người làm công của Doanh nghiệp Phú Vân, sau khi sự việc xảy ra, chính bà Vân đã ký biên bản thoả thuận, thừa nhận có phần trách nhiệm với những người bị hại;

    Giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST về phần: tách giao dịch sang nhượng đất tại số 147 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giữa bà Đỗ Thị Lệ và vợ chồng bị cáo Lê Thị Lan Anh thành vụ kiện dân sự khác; tiếp tục kê biên diện tích đất và nhà tại 147 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (do vợ chồng bị cáo mua của bà Đỗ Thị Lệ từ đầu năm 2006) theo lệnh kê biên số 01 ngày 24-01-2008 của Cơ quan điều tra;

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về phần án phí theo quy định pháp luật.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Vũ Hải Vân khiếu nại cho rằng việc Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà liên đới cùng Lê Thị Lan Anh chịu trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng là không đúng vì Lan Anh không phải là nhân viên của Doanh nghiệp Phú Vân; Lan Anh đã tự làm dịch vụ nhận chuyển tiền của khách hàng sau đó chiếm đoạt.

    Tại Kháng nghị số 21/2010/HS-TK ngày 26-7-2010, Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT ngày 05-8-2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về quyết định “buộc Chủ doanh nghiệp tư nhân Phú Vân do bà Vũ Hải Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng”; huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST ngày 31-3-2009 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phần quyết định buộc bị cáo Lê Thị Lan Anh phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng; và huỷ phần xử lý vật chứng là 120 triệu đồng thu được của bị cáo (do anh Trần Tấn Thành nộp lại cho Cơ quan điều tra), để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành án bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT về phần quyết định buộc Chủ Doanh nghiệp tư nhân do bà Vũ Hải Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng (một tỷ ba trăm tám mươi bảy triệu ba trăm ngàn đồng), bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm triệu đồng).

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Bà Vũ Hải Vân không thừa nhận Lan Anh là nhân viên của Doanh nghiệp Phú Vân, chỉ khai nhận đã thuê chồng của Lan Anh là Nguyễn Phạm Hưng làm dịch vụ chuyển tiền cho Phú Vân tại thành phố Hồ Chí Minh, trả công Hưng 8 triệu đồng/tháng; trong hồ sơ vụ án không có hợp đồng lao động giữa Hưng, Lan Anh và Doanh nghiệp Phú Vân. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo khai Doanh nghiệp Phú Vân thuê Nguyễn Phạm Hưng (chồng bị cáo) làm dịch vụ chuyển tiền và trả lương cho Hưng 8 triệu đồng/tháng (BL 598), nhưng tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo khai việc vợ chồng bị cáo vào thành phố Hồ Chí Minh là do bà Vân chỉ đạo, hai vợ chồng bị cáo làm thuê cho bà Vân, hưởng lương 8 triệu đồng/tháng.

    Lời khai của những người bị hại là bà Thu, bà Liên, lời khai của những người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác là anh Giang Văn Năm (người được bà Vân thuê vào thành phố Hồ Chí Minh phụ giúp vợ chồng Lan Anh làm dịch vụ chuyển tiền), lời khai của bà Nguyễn Thị Mai (cô của Hưng), lời khai của các khách hàng tại Hà Nội từng nhận tiền chuyển của đối tác qua dịch vụ chuyển tiền Phú Vân (gồm các anh chị: anh Trần Hữu Thành (Công ty Quốc Hoa), chị Trần Thị Bạch Tuyết (Cty Đông Tuyết), anh Cao Thế Tiến Công (Cty Công Thuỷ), chị Nguyễn Thanh Mai (Cty Phương Đông), anh Nguyễn Đức Sơn (anh bà Liên), lời khai của chị Lê Thị Linh Đa, anh Nguyễn Bá Thuần, ông Lê Văn Lành, bà Võ Thị Liễu, anh Lê Văn Xẹc Ly, anh Lê Khắc Nghĩa (là những người giúp việc cho Lan Anh) đều thể hiện vợ chồng Lan Anh làm đại diện cho bà Vân được bà Vân trả lương. Sau khi vợ chồng Lan Anh bỏ trốn, bà Thu tới Doanh nghiệp Phú Vân đòi tiền, bà Vân đã làm Biên bản thoả thuận và đưa cho bà Thu 400 triệu đồng, điều này thể hiện bà Vân thừa nhận vợ chồng Lan Anh có làm thuê cho bà Vân. Xét mối quan hệ thì Lan Anh là cháu họ của bà Vân còn Nguyễn Phạm Hưng là chồng Lan Anh; hàng ngày Lan Anh là người cộng sổ sách, và liên lạc với Doanh nghiệp Phú Vân ngoài Hà Nội suốt 4-5 năm liền, nên việc bà Vân khai chỉ thuê một mình Hưng làm việc cho bà Vân là không có cơ sở.

    Theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự: trong những trường hợp khi làm dịch vụ chuyển tiền cho Phú Vân, Hưng và Lan Anh nhận tiền của khách hàng nhưng không chuyển lại cho Phú Vân để chuyển cho đối tác theo yêu cầu của khách, mà chiếm đoạt thì bà Vân có trách nhiệm bồi thường cho khách và có quyền yêu cầu Hưng, Lan Anh hoàn trả theo quy định của pháp luật.

    Theo Điều 28 Bộ luật lao động thì chỉ trừ trường hợp đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng, còn đối với các hợp đồng lao động khác đều phải được ký kết bằng văn bản; do đó, việc Hưng và Lan Anh làm việc cho Doanh nghiệp Phú Vân không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản là không đúng. Tuy nhiên, theo quy định tại các điều 122, 127, 134 và 401 Bộ luật dân sự thì việc vợ chồng Lan Anh làm công cho Doanh nghiệp Phú Vân tuy không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng sự giao kết này vẫn được thừa nhận; đối tượng của giao kết là một công việc phải làm. Việc vi phạm về hình thức hợp đồng không làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự giữa các bên cũng như trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

    Xét về từng trường hợp cụ thể trong vụ án này cho thấy:

    Đối với số tiền 632.422.000 đồng và 211 lượng vàng SJC mà vợ chồng Lan Anh chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Tám. Xuất phát từ quan hệ tình cảm cá nhân, bà Tám là bạn học của Nguyễn Phạm Hưng (chồng Lan Anh), tin tưởng nên bà Tám đã giao tiền và vàng cho Lan Anh đặt cọc mua vàng nhưng sau đó bị Lan Anh chiếm đoạt, sử dụng cá nhân, không có khả năng chi trả rồi bỏ trốn; do đó Tòa án cấp sơ thẩm buộc Lan Anh phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Tám số tiền và vàng trên là đúng pháp luật.

    Đối với số tiền 4.554.775.000 đồng mà Lan Anh chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Thu. Đây là số tiền mà bà Nguyễn Thị Thu giao cho Lan Anh để đặt cọc mua vàng và tiền. Lan Anh ký nhận vay bà Thu với tư cách cá nhân, nên Tòa án các cấp buộc Lan Anh phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Thu số tiền trên là đúng pháp luật.

    Đối với số tiền 1.600.000.000 đồng mà Lan Anh chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Thu. Bà Thu là khách hàng thường xuyên của Doanh nghiệp Phú Vân. Như thông lệ, bà Thu chuyển 1.600.000.000 đồng cho khách hàng qua dịch vụ chuyển tiền của Phú Vân (thông qua vợ chồng Lan Anh). Vợ chồng Lan Anh nhận tiền với tư cách là người làm công cho Doanh nghiệp Phú Vân nhưng sau đó đã không báo và không chuyển số tiền trên cho Doanh nghiệp Phú Vân, chiếm đoạt để sử dụng cá nhân, không có khả năng chi trả; do đó, theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2005 thì Doanh nghiệp Phú Vân phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Thu khoản tiền này và có quyền yêu cầu vợ chồng Lan Anh hoàn trả. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định buộc chủ Doanh nghiệp Phú Vân liên đới cùng Lan Anh bồi thường cho bà Thu là không chính xác.

    Đối với số tiền 1.387.300.000 đồng mà Lan Anh chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Liên (Công ty Long Thành Đạt). Xét lời khai của Lan Anh và lời khai của người bị hại là bà Nguyễn Thị Liên tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm thì sau một thời gian làm dịch vụ chuyển tiền cho Phú Vân, bà Liên là khách hàng thường xuyên nên có quan hệ thân thiết với Lan Anh. Lan Anh đã đặt vấn đề với bà Liên rằng nếu bà Liên có tiền dư thì cứ chuyển trước cho Lan Anh, khi nào cần chuyển cho khách hàng thì Lan Anh sẽ chuyển không tính cước phí và sẽ tính lãi theo ngày trên số tiền mà Lan Anh giữ của bà Liên và bà Liên đã đồng ý. (Bà Liên khai không tính lãi với Lan Anh nhưng thừa nhận đã đồng ý cho Lan Anh sử dụng tiền trong thời gian bà Liên chưa cần chuyển tiền cho ai và Lan Anh sẽ không tính cước phí chuyển tiền của bà Liên). Thời gian từ tháng 02 đến tháng 06-­2007 bà Liên đã chuyển cho Lan Anh 40 lần, tổng cộng 18.215.000.000 đồng. Theo yêu cầu của bà Liên, Lan Anh đã chuyển cho khách hàng của bà Liên 16.827.000.000 đồng. Còn Lan Anh vẫn giữ 1.387.300.000 đồng. Bà Liên chưa yêu cầu chuyển cho ai thì Lan Anh dùng vào việc mua bán vàng, bị thua lỗ không còn khả năng chi trả, nên bỏ trốn. Lan Anh còn khai bà Vân không biết sự thỏa thuận giữa Lan Anh và Công ty Long Thành Đạt. Bà Liên đồng ý để Lan Anh sử dụng tiền khi chưa phải trả cho khách hàng (BL 146, 508). Mặt khác, Doanh nghiệp Phú Vân làm việc theo phương thức chuyển trả tiền cho khách hàng và quyết toán ngay trong ngày. Điều này được ghi nhận vào các mẫu hóa đơn biên nhận tiền. Các chứng từ thể hiện việc bà Liên chuyển tiền nhưng không yêu cầu Lan Anh chuyển ngay toàn bộ số tiền cho khách hàng mà để cho Lan Anh giữ, sử dụng số tiền trên phù hợp với lời khai của Lan Anh và của bà Liên. Như vậy, mặc dù Lan Anh nhận số tiền 1.387.300.000 với tư cách là nhân viên của Doanh nghiệp Phú Vân, nhưng số tiền vẫn chưa được đưa vào hoạt động chuyển tiền của Doanh nghiệp Phú Vân vì đây là tiền bà Liên chuyển trước cho Lan Anh để Lan Anh sử dụng riêng (có nghĩa việc Lan Anh sử dụng số tiền 1.387.300.000 là có sự đồng ý của chủ sở hữu là bà Liên). Đây là quan hệ riêng giữa bà Liên và Lan Anh. Doanh nghiệp Phú Vân không có trách nhiệm phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên trong trường hợp này. Tòa án cấp phúc thẩm buộc chủ Doanh nghiệp Phú Vân là bà Vũ Hải Vân liên đới cùng bị cáo bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên là không đúng”.

    Ngoài ra, Tòa án các cấp còn có những sai lầm, thiếu sót sau:

    Về tố tụng: Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Nguyễn Thị Liên và bà Nguyễn Thị Thu có đề nghị Doanh nghiệp Phú Vân phải có trách nhiệm trả tiền cho bà Liên và bà Thu (BL 488, 489), nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết, không nhận định cũng không quyết định gì là sai lầm nghiêm trọng. Khi xét xử phúc thẩm, mặc dù Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết và quyết định gì về yêu cầu buộc Doanh nghiệp Phú Vân liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên và bà Nguyễn Thị Thu, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại quyết định buộc chủ Doanh nghiệp tư nhân Phú Vân do bà Vũ Hải Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng (một tỷ ba trăm tám mươi bảy triệu ba trăm nghìn đồng), bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm triệu đồng) là trái với quy định tại Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Vũ Hải Vân.

    Về áp dụng pháp luật: Lê Thị Lan Anh cùng chồng là Nguyễn Phạm Hưng đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của các bà Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Thị Tám tổng số tiền 10.881.627.000 đồng. Tòa án các cấp áp dụng khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự, xử phạt Lê Thị Lan Anh 20 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo là không chính xác vì mức hình phạt 20 năm tù mà Tòa án các cấp áp dụng đối với bị cáo Lê Thị Lan Anh vẫn nằm trong khung hình phạt tù quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự, và bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

    Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà Vũ Hải Vân- Chủ Doanh nghiệp tư nhân Phú Vân liên đới cùng bị cáo bồi thường cho người bị hại, nhưng không áp dụng Điều 622 Bộ luật dân sự, mà chỉ áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự là thiếu sót.

    Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm dân sự, nhưng lại tuyên giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm về án phí dân sự sơ thẩm là không đúng.

    Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tiếp tục tạm giữ 120.000.000 đồng của bị cáo đã đặt cọc cho tiệm vàng Kim Thành mà anh Thành nộp lại cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra đã nộp cho Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh theo giấy nộp tiền vào tài khoản số 921900000027 ngày 29-8-2008 để bảo đảm thi hành án, chi trả cho các bị hại nhưng không tuyên bố số tiền trên được chi trả cho các bị hại nào theo tỷ phần như thế nào, vì Lê Thị Lan Anh phải thi hành 03 khoản nợ là trả cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng; trả cho bà Nguyễn Thị Thu 6.154.775.000 đồng và trả cho bà Nguyễn Thị Tám 3.339.552.000 đồng (gồm 632.422.000 đồng và 211 lượng vàng SJC).

    Tại Biên bản phiên tòa hình sự phúc thẩm ngày 05-8-2009 thể hiện: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa có ý kiến “không có căn cứ buộc Doanh nghiệp Phú Vân liên đới cùng Lê Thị Lan Anh trả tiền” (BL 597, 596), nhưng tại bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT, Hội đồng xét xử phúc thẩm lại nhận định: Đại diện Viện kiểm sát còn đề nghị sửa án sơ thẩm về phần trách nhiệm bồi thường theo hướng buộc Chủ Doanh nghiệp Phú Vân cùng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường chung với bị cáo” (tr.7) là không chính xác”.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào Điều 279, Điều 285, Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự,

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT ngày 05-8-2009 nêu trên về quyết định “buộc Chủ doanh nghiệp tư nhân Phú Vân do bà Vũ Hải Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo Lê Thị Lan Anh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng”.

    2. Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST ngày 31-3-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quyết định buộc bị cáo Lê Thị Lan Anh phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Liên 1.387.300.000 đồng và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thu 1.600.000.000 đồng.

    3. Huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST về quyết định xử lý vật chứng là 120 triệu đồng thu được của bị cáo (do anh Trần Tấn Thành nộp lại cho Cơ quan điều tra).

    4. Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 720/2009/HSST và bản án hình sự phúc thẩm số 583/2009/HSPT về quyết định án phí dân sự.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Trong những trường hợp khi làm dịch vụ chuyển tiền cho Phú Vân, Hưng và Lan Anh nhận tiền của khách hàng nhưng không chuyển lại cho Phú Vân để chuyển cho đối tác theo yêu cầu của khách, mà chiếm đoạt thì bà Vân có trách nhiệm bồi thường cho khách và có quyền yêu cầu Hưng, Lan Anh hoàn trả theo quy định của pháp luật”; và

    “Việc vợ chồng Lan Anh làm công cho Doanh nghiệp Phú Vân tuy không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng sự giao kết này vẫn được thừa nhận; đối tượng của giao kết là một công việc phải làm. Việc vi phạm về hình thức hợp đồng không làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự giữa các bên cũng như trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #439142   19/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dự thảo án lệ số 10: hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 02/2014/KDTM-GĐT ngày 09-01-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” tại tỉnh Bình Dương giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương với bị đơn Công ty TNHH Ngọc Quang; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực, ông Phạm Hoàng Tuấn, bà Chung Ngọc Nghĩa, ông Phạm Hoàng Khánh, ông Phạm Hoàng Thọ, bà Phạm Thị Hoàng Yến, bà Phạm Thị Hoàng Oanh.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 10 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ (Sự kiện pháp lý):

    Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được ký kết trên cơ sở tự nguyện, người ký hợp đồng đúng thẩm quyền đã được công chứng theo đúng quy định của pháp luật, tuy không được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật nhưng là tài sản bảo đảm theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó vẫn có hiệu lực pháp luật giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp ngay cả khi chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    - Khoản 1 Điều 16 Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19-11-1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

    Từ khóa của án lệ:

    “Hợp đồng thế chấp tài sản”; “Có hiệu lực pháp luật”; “Đăng ký giao dịch bảo đảm”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo Đơn khởi kiện đề ngày 26-6-2008 và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy:

    Ngân hàng công thương Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) - Chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương (sau đây gọi tắt theo tên giao dịch là VietinBank) và Công ty TNHH Ngọc Quang (sau đây gọi tắt là Công ty Ngọc Quang) ký kết nhiều hợp đồng tín dụng; tính đến năm 2006, hai bên xác nhận còn lại 13 hợp đồng tín dụng quá hạn chưa thanh toán với tổng số tiền nợ gốc là 12.264.300.000 đồng. Để đảm bảo cho các khoản vay của 13 Hợp đồng tín dụng này, hai bên đã ký kết 09 Hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh gồm:

    (1)- Hợp đồng cầm cố tài sản số 01.035/HĐCCTS ngày 14-3-2001. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang cầm cố cho VietinBank các tài sản gồm: máy phát điện, dây chuyền sản xuất bột mỳ do Trung Quốc sản xuất công suất 80 tấn với tổng giá trị là 3.200.740.400 đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi... của Công ty Ngọc Quang tại các hợp đồng tín dụng ký với VietinBank, tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 1.950.000.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 14-3-2001.

    (2)- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.0034/HĐTC ngày 21-02-2002. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang dùng tài sản là 6.012 m2 đất tại khu công nghiệp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số N 070107 do UBND tỉnh Bình Dương cấp cho Công ty Ngọc Quang ngày 08-8-2000 và toàn bộ tài sản gắn liền với đất (có hợp đồng thế chấp cầm cố riêng) có giá trị quyền sử dụng đất là 2.306.000.000 đồng thế chấp cho VietinBank để bảo đảm cho khoản vay với tổng dư nợ tối đa là 1.490.000.000 đồng. Việc thế chấp này được Sở Địa chính tỉnh Bình Dương xác nhận về điều kiện thế chấp ngày 22-2-2002.

    (3)- Hợp đồng cầm cố tài sản số 02.0057/HSSCCTS ngày 25-3-2002. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang dùng tài sản là dây chuyền sản xuất bột mỳ trị giá 5.414.000.000 đồng cầm cố cho VietinBank để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán nợ tại các hợp đồng tín dụng mà Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank với tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 3.500.000.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 26-3-2002.

    (4)- Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản số 02.00098 ngày 03-5-2002. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang dùng tài sản là 01 dây chuyền sản xuất bột mỳ của Trung Quốc sản xuất theo tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu số 21/GQII/NĐ ngày 25-12-1998 trị 5.000.000.000 đồng cầm cố cho VietinBank để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo các hợp đồng tín dụng mà Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank, với tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 3.500.000.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 03-5-2002.

    (5)- Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang dùng tài sản là nhà xưởng, kho, văn phòng, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ thuộc sở hữu của Công ty Ngọc Quang gắn liền với 6.012 m2 đất tại Khu công nghiệp Đồng An với tổng giá trị là 3.514.000.000 đồng thế chấp cho VietinBank để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ tại các hợp đồng tín dụng mà Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank, tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 2.284.100.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 27-5-2003.

    (6)- Hợp đồng cầm cố tài sản số 03.00154/HĐCC ngày 27-5-2003. Theo hợp đồng, Công ty Ngọc Quang dùng các tài sản gồm trạm điện (gồm đường dây... nổi, trạm điện...), cân ô tô điện tử và cân bàn băng tải đặt tại kho của Công ty Ngọc Quang tại KCN Đồng An, Bình Dương trị giá 2.095.000.000 đồng cầm cố cho VietinBank để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ tại các Hợp đồng tín dụng mà Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank, tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 136.175.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 27-5-2003.

    (7)- Hợp đồng bảo lãnh số 03.00355/HĐBL ký ngày 11-8-2003. Theo hợp đồng, bà Chung Ngọc Nghĩa dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà là 07 xe ô tô tải chở hàng gồm 04 xe hiệu HINO, 02 xe hiệu HUYNDAI, 01 xe hiệu DAEWOO tổng giá trị là 1.085.000.000 đồng để bảọ lãnh cho Công ty Ngọc Quang vay của VietinBank theo các hợp đồng tín dụng với tổng số tiền là 700.000.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 11-8-2003 và đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 26-7-2007.

    (8)- Hợp đồng bảo lãnh số 04.00189/HĐBL ngày 25-11-2004. Theo hợp đồng, bà Chung Ngọc Nghĩa, ông Phạm Hoàng Khánh, ông Phạm Hoàng Tuấn, ông Phạm Hoàng Thọ, bà Phạm Thị Hoàng Yến, bà Phạm Thị Hoàng Oanh dùng tài sản là nhà và đất tại địa chỉ 74/2 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 600.000.000 đồng thế chấp cho VietinBank để bảo lãnh cho Công ty Ngọc Quang vay theo Hợp đồng tín dụng số 04.00494/HĐTD.TL ngày 27-10-2004 với tổng số tiền là 1.820.000.000 đồng (BL33). Hợp đồng này được công chứng ngày 25-11-2004.

    (9)- Hợp đồng bảo lãnh số 05.00273/HĐBL ký ngày 03-10-2005. Theo hợp đồng, ông Phạm Hoàng Tuấn và bà Nguyễn Thu Chinh dùng tài sản là quyền sử dụng 5.250 m2 đất tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 115/QSDĐ/CQ của UBND huyện Củ Chi cấp cho ông Phạm Hoàng Tuấn và bà Nguyễn Thu Chinh trị giá 630.000.000 đồng thế chấp cho VietinBank để bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng mà Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank tối đa là 440.000.000 đồng. Hợp đồng này được công chứng ngày 04-10-2005 và đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 06-10-2005.

    Đến hạn thanh toán, do Công ty Ngọc Quang không thanh toán được nợ của các hợp đồng tín dụng, ngày 13-10-2006, VietinBank đã khởi kiện ra Tòa án với yêu cầu buộc Công ty Ngọc Quang thanh toán nợ, nếu không thanh toán được thì yêu cầu xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ. Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương thụ lý vụ án, ngày 15-12-2006, VietinBank có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương ra quyết định kê biên toàn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của Công ty Ngọc Quang. Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương đã lập biên bản kê biên toàn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của Công ty Ngọc Quang giao cho VietinBank quản lý. Ngày 23-4-2007, do VietinBank rút đơn khởi kiện nên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và ngày 24-4-2007 ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngày 5-11-2007, Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 06/QĐ-THA và số 07/QĐ-THA thu hồi một phần Biên bản kê biên ngày 05-4-2005 và hủy Biên bản kê biên ngày 05-4-2006 của Chấp hành viên Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương. Sau đó, VietinBank căn cứ vào điều khoản về “Xử lý tài sản cầm cố” và “Xử lý tài sản thế chấp” trong các hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản của Công ty Ngọc Quang (cụ thể: Hợp đồng cầm cố tài sản số 01.035/HĐCCTS ngày 14-3-2001; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002; Hợp đồng cầm cố tài sản
    số 02.00057/HĐCCTS ngày 25-3-2002; Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản
    số 02.00098 ngày 03-5-2002; Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003; Hợp đồng cầm cố tài sản số 03.00154/HĐCCTS ngày 27-5-2003) để tự mình bán các tài sản đã cầm cố, thế chấp theo các hợp đồng nói trên cho Công ty cồ phần cơ khí Đồng Lực thu được 10.050.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản đã thanh toán cho một số hợp đồng tín dụng ký kết với Công ty Ngọc Quang, nhưng Công ty Ngọc Quang vẫn còn nợ tiền của 05 hợp đồng tín dụng gồm:

    (1) Hợp đồng tín dụng số 04.00494/HĐTD.TL ngày 27-10-2004: Số tiền vay 6.000.000.000 đồng, thời hạn vay 09 tháng, lãi suất cho vay 0,85%/tháng. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này gồm các tài sản cầm cố, bảo lãnh theo các Hợp đồng cầm cố tài sản số 04.00243/HĐCC ngày 26-10-2004; số 04.00189/HĐBL ngày 25-11-2004 và số 04.00190/HĐBL ngày 25-11-2004. Công ty Ngọc Quang đã thanh toán được 1.140.000.000 đồng gốc và tiền lãi tính đến tháng 01-2006. Do Công ty Ngọc Quang không thanh toán đủ nợ gốc và lãi còn lại cho VietinBank nên ngày 28-12-2007, VietinBank đã bán tài sản bảo đảm của Công ty Ngọc Quang cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực thu hồi một phần nợ gốc là 3.660.000.000 đồng. Tính đến ngày 29-02-2008, Công ty Ngọc Quang còn nợ VietinBank 1.200.000.000 đồng nợ gốc và 1.433.661.000 đồng tiền lãi quá hạn của hợp đồng này.

    (2) Hợp đồng tín dụng số 05.00342/HĐTD.TL ngày 17-5-2005: Số tiền vay 958.000.000 đồng, thời hạn vay 09 tháng, lãi suất 0,85%/tháng. Công ty Ngọc Quang đã trả đủ tiền lãi đến tháng 01-2006. Sau đó, Công ty Ngọc Quang không thanh toán nợ gốc và lãi cho VietinBank. Ngày 27-9-2007, VietinBank đã bán tài sản của Công ty Ngọc Quang cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực thu hồi được 958.000.000 đồng nợ gốc; còn nợ tiền lãi quá hạn phát sinh tính đến ngày 09-5-2008 là 250.941.249 đồng.

    (3) Hợp đồng tín dụng số 05.00473/HĐTD.TL ngày 29-6-2005: Số tiền vay là 260.000.000 đồng, thời hạn vay 10 tháng, lãi suất 0,85%/tháng. Công ty Ngọc Quang đã trả đủ tiền lãi đến tháng 01-2006. Sau đó, Công ty Ngọc Quang không thanh toán nợ gốc và lãi cho VietinBank. Ngày 28-12-2007, Vietinbank đã bán tài sản của Công ty Ngọc Quang cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực thu hồi 260.000.000 đồng nợ gốc của hợp đồng này, Công ty Ngọc Quang còn nợ tiền lãi quá hạn phát sinh tính đến ngày 29-5-2008 là 73.114.167 đồng.

    (4) Hợp đồng tín dụng số 05.00481/HĐTD.TL ngày 05-7-2005: Số tiền vay 495.000.000 đồng, thời hạn vay 10 tháng, lãi suất cho vay 0,85%/tháng. Công ty Ngọc Quang đã trả lãi đến tháng 01-2006. Sau đó, Công ty Ngọc Quang không trả được nợ gốc và lãi. VietinBank đã bán tài sản của Công ty Ngọc Quang cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực thu hồi 495.000.000 đồng nợ gốc của hợp đồng này; Công ty Ngọc Quang còn nợ tiền lãi quá hạn phát sinh tính đến ngày 29-5-2008 là 138.707.250 đồng.

    (5) Hợp đồng tín dụng số 05.00645/HĐTD.TL ngày 04-10-2005: số tiền vay 350.000.000 đồng, thời hạn vay 10 tháng, lãi suất 0,95%/tháng. Công ty Ngọc Quang trả lãi đến tháng 01-2006. Sau đó, Công ty Ngọc Quang không thanh toán được các khoản nợ gốc và lãi. VietinBank đã chuyển nợ quá hạn từ ngày 08-8-2006.

    Tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các Hợp đồng tín dụng số 05.00342/HĐTD.TL ngày 17-5-2005, số 05.00473/HDTD.TL ngày 29-6-2005, số 05.00481/HĐTD.TL ngày 05-7-2005 và số 05.00645/HĐTD.TL ngày 04-10-2005 gồm các tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, gồm các Hợp đồng số 01.035/HĐCC ngày 14-3-2000, số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002, số 0200057/HĐCCTS ngày 25-3-2002, số 02.00098/HĐCCTS ngày 03-05-2002, số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003, số 03.00154/HĐCC ngày 27-5-2005 và số 03.00335/HĐBL ngày 11-8-2003. Riêng Hợp đồng tín dụng số 05.00645/HĐTD.TL ngày 04-10-2005 còn được bảo đảm bằng tài sản là quyền sử dụng đất theo Hợp đồng bảo lãnh tài sản số 05.00273/HĐBL ngày 03-10-2005.

    Tổng số tiền nợ (gốc và lãi) chưa thanh toán của 05 hợp đồng tín dụng nêu trên là 5.273.000.000 đồng.

    Sau khi tự mình xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của Công ty Ngọc Quang để thu hồi nợ, ngày 26-8-2008, VietinBank tiếp tục khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty Ngọc Quang thanh toán cho VietinBank số tiền 5.273.000.000 đồng này.

    Bị đơn là Công ty Ngọc Quang do ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Công ty trình bày: Công ty Ngọc Quang thừa nhận có ký các hợp đồng tín dụng như đại diện VietinBank trình bày. Công ty có thế chấp nhà xưởng và máy móc thiết bị của Công ty để vay tiền VietinBank; đồng thời, bà Chung Ngọc Nghĩa (mẹ ông Tuấn) và ông Tuấn, bà Nguyễn Thu Chinh (vợ ông Tuấn) có ký các hợp đồng bảo lãnh cho Công ty Ngọc Quang vay tiền của VietinBank. Từ năm 2006, Công ty Ngọc Quang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nên bị VietinBank khởi kiện đòi nợ tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
    Ngày 26-10-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương thụ lý vụ án. Ngày 23-4-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương ra quyết định đình chỉ xét xử vụ án với lý do VietinBank rút đơn khởi kiện và tự xử lý tài sản thế chấp của Công ty Ngọc Quang bằng hình thức bán toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty Ngọc Quang cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực mà không thông báo cho Công ty Ngọc Quang biết. Hậu quả là toàn bộ tài sản của Công ty kể cả những tài sản không thuộc diện thế chấp, cầm cố và toàn bộ hồ sơ, sổ sách của Công ty cũng được bàn giao cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực. Việc làm này của VietinBank đã vi phạm pháp luật về xử lý tài sản thế chấp và xâm phạm đến quyền sở hữu của Công ty Ngọc Quang. Công ty Ngọc Quang không trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho VietinBank nhưng việc xử lý tài sản thế chấp là do Tòa án quyết định, VietinBank không được quyền tự ý xử lý.

    Nay, Công ty Ngọc Quang không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của VietinBank vì số tiền nợ nêu trên là do VietinBank tự tính toán trên cơ sở tự xử lý tài sản của Ngọc Quang. Ngày 02-3-2009, Công ty Ngọc Quang còn có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án tuyên bố các hợp đồng mua bán tài sản của Công ty Ngọc Quang giữa VietinBank và Công ty Đồng Lực là vô hiệu để khôi phục tình trạng sở hữu ban đầu của Công ty Ngọc Quang.

    Công ty Ngọc Quang đã mất khả năng thanh toán nợ nên sẽ bán tài sản để thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho VietinBank theo tất cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết hoặc xử lý tài sản thế chấp theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hiện nay, Công ty Ngọc Quang chưa xác định chính xác những thay đổi, thất thoát và thiệt hại về tài sản do việc VietinBank bán tài sản cho Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực nên chưa có yêu cầu về khôi phục tài sản một cách chi tiết và bồi thường thiệt hại. Việc này sẽ do các bên tự thực hiện khi xử lý tài sản thế chấp lại hoặc Công ty Ngọc Quang sẽ khởi kiện tại một vụ kiện khác nếu các bên đương sự không thương lượng được với nhau. Buộc VietinBank phải trả toàn bộ hồ sơ, tài liệu, sổ sách, hóa đơn cho Công ty Ngọc Quang.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Hoàng Tuấn (đồng thời là đại diện hợp pháp của bà Chung Ngọc Nghĩa, ông Phạm Hoàng Khánh, ông Phạm Hoàng Thọ, bà Phạm Thị Hoàng Yến và bà Phạm Thị Hoàng Oanh) có yêu cầu độc lập, trình bày:

    Theo Hợp đồng tín dụng số 04.00494/HĐTD.TL ngày 27-10-2004 thì ngày đến hạn thanh toán nợ cuối cùng là 25-8-2005. Sau ngày 25-8-2005, Công ty Ngọc Quang không thanh toán, nhưng VietinBank cũng không thông báo cho người bảo lãnh biết để giải quyết và người bảo lãnh cũng không ký gia hạn hợp đồng bảo lãnh hoặc ký thêm hợp đồng bảo lãnh mới. Căn cứ vào Bộ luật dân sự về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

    Trong trường hợp cụ thể này, thời hiệu khởi kiện của VietinBank để tranh chấp hợp đồng bảo lãnh là 02 năm kể từ ngày 25-8-2005 (ngày Công ty Ngọc Quang mất khả năng thanh toán) đến ngày 25-8-2007. Tuy nhiên, VietinBank nộp đơn khởi kiện tại Tòa án ngày 26-6-2008 là đã hết thời hiệu khởi kiện. Nghĩa vụ bảo lãnh của bà Chung Ngọc Nghĩa bằng tài sản là căn nhà 74/2 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã hết.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần Đồng Lực (Công ty Đồng Lực) trình bày: Công ty Đồng Lực ký Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuê ngày 08-12-2007 và Hợp đồng mua bán tài sản ngày 08-12-2007 với VietinBank. Hai hợp đồng này đều được công chứng tại Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương vào ngày 10-12-2007. Thực hiện hợp đồng, Công ty Đồng Lực đã mua của VietinBank những tài sản sau: toàn bộ tài sản gồm nhà xưởng, nhà văn phòng và các công trình xây dựng khác gắn liền với 6.012 m2 đất thuê của Nhà nước với giá 7.800.000.000 đồng và 03 dây chuyền sản xuất bột mì do Trung Quốc sản xuất với giá 2.250.000.000 đồng, tổng giá trị 10.050.000.000 đồng. Công ty Đồng Lực cho rằng việc mua bán với VietinBank là hợp pháp, đề nghị Tòa án công nhận các hợp đồng nêu trên để Công ty ổn định sản xuất.

    Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30-9-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã quyết định (tóm tắt):

    1- Không chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương về việc yêu cầu Công ty TNHH Ngọc Quang thanh toán số tiền nợ 5.273.000.000 đồng trên cơ sở đã khấu trừ giá trị tài sản của Công ty Ngọc Quang bị xử lý.

    2- Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Ngọc Quang:

    Tuyên bố các Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuê ngày 08-12-2007, có số công chứng 638 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10-12-2007 và Hợp đồng mua bán tài sản ngày 08-12-2007, có số công chứng số 639 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10-12-2007 được ký kết giữa Ngân hàng Công thương và Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực là vô hiệu.

    Buộc Ngân hàng Công thương và Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực phải hoàn trả cho Công ty TNHH Ngọc Quang các tài sản: 03 nhà xưởng, 01 nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ gắn liền quyền sử dụng 6.012 m2 đất thuê tại Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương; 03 dây chuyền sản xuất bột mì do Trung Quốc sản xuất (chi tiết tài sản được thể hiện cụ thể tại các hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng thế chấp).

    Việc tính toán các thiệt hại do việc hoàn trả các tài sản giao dịch trong các hợp đồng bị tuyên vô hiệu do các bên tự giải quyết hoặc có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp có tranh chấp.

    Các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các giao dịch bảo đảm chưa đăng ký.

    Ngân hàng Công thương Việt Nam phải thực hiện lại thủ tục thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

    3- Không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Chung Ngọc Nghĩa, ông Phạm Hoàng Khánh, ông Phạm Hoàng Thọ, bà Phạm Thị Hoàng Oanh, bà Phạm Thị Hoàng Yến và ông Phạm Hoàng Tuấn về thời hiệu khởi kiện đối với Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ngân hàng số 04.00189/HĐBL ngày 25-11-2004. Các bên phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo lãnh này.

    Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

    Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 89/2010/KDTM-PT ngày 10-6-2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định (tóm tắt):

    Chấp nhận việc rút kháng cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần có liên quan đến yêu cầu kháng cáo của ông Phạm Hoàng Tuấn (đồng thời là người đại diện hợp pháp của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác).

    Không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30-9-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, như sau:

    1- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương về việc yêu cầu Công ty TNHH Ngọc Quang thanh toán số tiền nợ 5.273.000.000 đồng trên cơ sở đã khấu trừ giá trị tài sản của Công ty Ngọc Quang bị xử lý.

    2- Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Ngọc Quang:

    Tuyên bố các Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuê ngày 08-12-2007, có số công chứng 638 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10-12-2007 và Hợp đồng mua bán tài sản ngày 08-12-2007, có số công chứng số 639 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10-12-2007 được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực là vô hiệu.

    Buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Công ty cổ phần cơ khí Đồng Lực phải hoàn trả cho Công ty TNHH Ngọc Quang các tài sản: 03 nhà xưởng, 01 nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ gắn liền quyền sử dụng 6.012 m2 đất thuê tại Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương; 03 dây chuyền sản xuất bột mì cho Trung Quốc sản xuất (chi tiết tài sản được thể hiện cụ thể tại các hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng thế chấp).

    Việc tính toán các thiệt hại do việc hoàn trả các tài sản giao dịch trong các hợp đồng bị tuyên vô hiệu do các bên tự giải quyết hoặc có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp có tranh chấp.

    Các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các giao dịch bảo đảm chưa đăng ký.

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải thực hiện lại thủ tục thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

    Các phần khác của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương có đơn đề nghị giám đốc thẩm Bản án phúc thẩm nêu trên.  .

    Tại Quyết định kháng nghị số 29/2013/KDTM-KN ngày 03-6-2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 89/2010/KDTM-PT ngày 10-6-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30-9-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    1- VietinBank khởi kiện yêu cầu Công ty Ngọc Quang thanh toán nợ của 05 hợp đồng tín dụng, gồm: Hợp đồng tín dụng số 04.00984 ngày 27-10-2004; Hợp đồng tín dụng số 05.00342 ngày 17-5-2005; Hợp đồng tín dụng số 05.00473 ngày 29-6-2005; Hợp đồng tín dụng số 05.00481 ngày 05-7-2005; Hợp đồng tín dụng số 05.00645 ngày 04-10-2005. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương về việc yêu cầu Công ty TNHH Ngọc Quang thanh toán số tiền nợ 5.273.000.000 đồng trên cơ sở đã khấu trừ giá trị tài sản của Công ty Ngọc Quang bị xử lý” và buộc VietinBank phải chịu án phí là không đúng, gây thiệt hại cho VietinBank. Quyết định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm làm mất quyền khởi kiện lại của VietinBank vì sự việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án.

    2- Về tính hợp pháp của các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản ký giữa VietinBank, Công ty Ngọc Quang và những người bảo lãnh và việc VietinBank xử lý tài sản bảo đảm của các hợp đồng này để thu hồi nợ, thấy:

    - Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 và các Hợp đồng cầm cố tài sản để vay vốn Ngân hàng số 01.035/HĐCCTS ngày 14-3-2001; số 02.00057/HĐCCTS ngày 25-3-2002 và số 02.00098/HĐCCTS ngày 03-5-2002 ký giữa VietinBank, Công ty Ngọc Quang có hiệu lực là đúng.

    - Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003:

    Tài sản thế chấp theo hợp đồng này gồm: nhà xưởng, kho, văn phòng, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ (tổng giá trị 3.514.000.000 đồng) thuộc sở hữu của Công ty Ngọc Quang, nằm trên diện tích 6.012 m2 đất tại khu công nghiệp Đồng An (đã được thế chấp cho VietinBank theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC nêu trên) được dùng để bảo đảm cho các khoản vay tại các hợp đồng tín dụng Công ty Ngọc Quang ký với VietinBank với tổng dư nợ tối đa được bảo đảm là 2.284.100.000 đồng. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003 đã vi phạm về hình thức, không được đăng ký giao dịch bảo đảm nên không phát sinh hiệu lực. Ngân hàng phải tiến hành lại thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật”.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19-11-1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (đang có hiệu lực tại thời điểm các bên ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003) nay đã được thay thế bằng Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính Phủ thì: “Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2000/NĐCP ngày 10-3-2000 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì những trường hợp sau đây phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm “a) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu”...; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 Luật đất đai thì khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản là bất động sản gắn liền với đất phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 08/2000/NĐCP ngày 10-3-2000 của Chính phủ nêu trên thì: “1- Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong năm năm, kể từ ngày đăng ký...).
    2- Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký. 3- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm...không có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch bảo đảm”.

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP nêu trên thì “Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì tiền bán được thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm”.

    Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2. mục 2 phần II Thông tư số 06/2002/TT-BTP ngày 28-2-2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19-11-1999 của Chính phủ thì “Việc công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản không thay thế cho việc đăng ký các hợp đồng này. Vì vậy, các bên muốn hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm thì, phải đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký các giao dịch bảo đảm”.

    Đối chiếu trường hợp của vụ án này với các quy định nêu trên của pháp luật thì thấy: Tài sản bảo đảm thuộc quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp của Công ty Ngọc Quang; hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện; người ký hợp đồng đúng thẩm quyền; hợp đồng đã được Công chứng viên Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Dương chứng nhận. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 6.012 m2 đất tại khu công nghiệp Đồng An đã được thế chấp hợp pháp cho VietinBank theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 như đã nêu trên. Cũng tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 nêu trên, các bên đã xác định rõ: “Tài sản gắn liền với đất đem thế chấp: Toàn bộ tài sản trên lô đất thế chấp (Có hợp đồng thế chấp, cầm cố riêng)”. Sau đó, các bên đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003 (tài sản thế chấp gồm: nhà xưởng, kho, văn phòng, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ). Như vậy, tài sản bảo đảm theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003 đồng thời cũng là tài sản bảo đảm theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002, như vậy hợp đồng thế chấp này là hợp pháp có giá trị pháp lý. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng không phát sinh hiệu lực là không đúng. Do đó, nếu Công ty Ngọc Quang không thanh toán được nợ, thì VietinBank có quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên trong các hợp đồng thế chấp (Điều 5 của Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003) và quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 29-11-1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (đang có hiệu lực tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố thì “Quyền sử dụng đất thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá để thanh toán nghĩa vụ”.

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 về giao dịch bảo đảm (thay thế Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19-11-1999) và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ thì “Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.

    Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm”.

    Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP nêu trên thì:

    “1. Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.

    2. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Theo quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2005 thì: “Việc xử lý nhà ở thế chấp để thực hiện nghĩa vụ được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác...”.

    Trong các hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, Công ty Ngọc Quang (bên A) và VietinBank (bên B) đã thỏa thuận: “Trường hợp Bên A vi phạm hợp đồng tín dụng thì phải chấp nhận phương thức xử lý tài sản cầm cố (hoặc tài sản thế chấp) của Bên B” và “Trường hợp Bên A không trả được nợ cho Bên B như đã thỏa thuận Bên B được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố (hoặc thế chấp) để thu hồi nợ theo các phuơng thức do Bên B quyết định như sau: “Trực tiếp bán tài sản cầm cố (hoặc thế chấp) cho người mua”... Do đó, khi Công ty Ngọc Quang không thanh toán được nợ theo hợp đồng, VietinBank đã tự đứng ra bán tài sản để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật.

    Ngoài ra, theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện trước khi bán tài sản bảo đảm của Công ty Ngọc Quang, VietinBank đã có văn bản thông báo cho Công ty Ngọc Quang; đã có văn bản gửi Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Công ty cổ phần thương mại sản xuất xây dựng Hưng Thịnh (sau đây gọi tắt là Công ty Hưng Thịnh), Công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đề nghị hỗ trợ vì Công ty Ngọc Quang không hợp tác, VietinBank không tìm gặp được Công ty Ngọc Quang; tháng 8-2006 và tháng 4-2007, VietinBank đã đăng thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty Ngọc Quang trên báo Sài Gòn giải phóng (BL.390, 391 392, 393); tháng 11-2007, Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương cũng phải đăng thông báo yêu cầu ông Phạm Hoàng Tuấn - Giám đốc Công ty Ngọc Quang, đến Cơ quan thi hành án tỉnh Bình Dương để giải quyết việc bảo đảm tài sản kê biên trên phương tiện thông tin đại chúng (BL.396). Theo xác nhận của Công ty Hưng Thịnh (ngày 12-12-2006) thì Công ty Ngọc Quang đã ngưng hoạt động sản xuất từ tháng 12-2005 đến nay (BL.380). Như vậy, mặc dù sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương thu hồi hủy bỏ Biên bản kê khai tài sản của Công ty Ngọc Quang, VietinBank mới thực hiện việc bán tài sản của Công ty Ngọc Quang để thu hồi nợ nhưng vẫn đảm bảo đúng thỏa thuận của các bên trong các hợp đồng cầm cố, thế chấp.

    Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm nhận định việc VietinBank xử lý tài sản đảm bảo không tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ nhưng không đưa ra được căn cứ chứng minh việc mua bán đó có sự khuất tất, bán không đúng với giá trị thực của tài sản, có khôi phục được tình trạng ban đầu của tài sản hay không mà vẫn tuyên hủy hợp đồng mua tài sản của Công ty Đồng Lực; buộc VietinBank và Công ty Đồng Lực hoàn trả lại cho Công ty Ngọc Quang những tài sản đã mua bán tại các hợp đồng mua bán tài sản là không đúng và không có tính khả thi; bởi vì: theo trình bày của Công ty Đồng Lực thì số tài sản là máy móc, dây chuyền sản xuất đã quá lạc hậu và bị hỏng nên Công ty phải tháo dỡ bán sắt vụn... Mặt khác, khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu và buộc các bên trả lại tài sản cho nhau, nhưng không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là không đúng.

    Ngoài ra, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương là không chính xác; nguyên đơn trong vụ án này phải là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

    Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, các khoản 1 và 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 89/2010/KDTM-PT ngày 10-6-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30-9-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Tài sản bảo đảm thuộc quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp của Công ty Ngọc Quang; hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện; người ký hợp đồng đúng thẩm quyền; hợp đồng đã được Công chứng viên Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Dương chứng nhận. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 6.012 m2 đất tại khu công nghiệp Đồng An đã được thế chấp hợp pháp cho VietinBank theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 như đã nêu trên. Cũng tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 nêu trên, các bên đã xác định rõ: “Tài sản gắn liền với đất đem thế chấp: Toàn bộ tài sản trên lô đất thế chấp (Có hợp đồng thế chấp, cầm cố riêng)”. Sau đó, các bên đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003 (tài sản thế chấp gồm: nhà xưởng, kho, văn phòng, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà máy, hệ thống thoát nước, tường rào, đường nội bộ). Như vậy, tài sản bảo đảm theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003 đồng thời cũng là tài sản bảo đảm theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002, như vậy hợp đồng thế chấp này là hợp pháp có giá trị pháp lý. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng không phát sinh hiệu lực là không đúng. Do đó, nếu Công ty Ngọc Quang không thanh toán được nợ, thì VietinBank có quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên trong các hợp đồng thế chấp (Điều 5 của Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02.00034/HĐTC ngày 21-02-2002 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 03.00148/HĐTC ngày 27-5-2003) và quy định của pháp luật”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459218   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu

    Án lệ số .../..../AL về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 319/2011/DS-GĐT ngày 28-3-2011 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại tỉnh Bình Thuận giữa nguyên đơn ông A và bị đơn là ông B, bà C.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1, 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần bị tuyên bố vô hiệu do cả hai bên cùng có lỗi như nhau.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trong trường hợp này bên bị thiệt hại được bồi thường bằng ½ chênh lệch giá của phần giá trị đã được thực hiện theo giá thị trường.

    Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện toàn bộ thì giá trị bồi thường thiệt hại được xác định bằng ½ chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường. Trường hợp hợp đồng được thực hiện một phần thì giá trị bồi thường thiệt hại được xác định bằng ½ chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường nhân với phần trăm phần hợp đồng đã được thực hiện.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    Điều 137 BLDS năm 2005.

    Từ khóa của án lệ:

    “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu”; “Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu”; “Bồi thường thiệt hại”; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện ngày 26-4-2007 và trong quá trình tố tụng nguyên đơn A trình bày: Ngày 09-9-2005 ông cùng vọ chồng ông B, bà C lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 953m2 đất tại khu phố 4, T, thị xã L, Bình Thuận, giá thỏa thuận là 120.000.000 đồng, sau đó vợ chồng ông B thống nhất bớt cho ông 20.000.000 đồng và lập lại hợp đồng chuyển nhượng ngày 17-7-2006. Ông đã giao cho vợ chồng ông B 45 triệu và vợ chồng ông B có nghĩa vụ giao sổ đỏ và đất cho ông. Do đất chuyển nhượng là đất ruộng lúa, nhưng hợp đồng chuyển nhượng lại ghi là đất màu, nên ông B đã gửi hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường để chuyển mục đích sử dụng. Ngày 17/3/2007, ông biết vợ chồng ông B không có sổ đỏ để giao, nên đã gặp vợ chồng ông B trao đối, hẹn thời gian khác giao tiền, vợ chồng ông B không đồng ý cho rằng thời gian trả tiền kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng ông B nên không đồng ý chuyến nhượng nữa. Nay ông yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký với ông B, bà C.

    Bị đơn ông B, bà C trình bày: thời gian ký hợp đồng chuyển nhượng như ông A trình bày là đúng. Nguyên nhân làm 2 hợp đồng là do khi ký hợp đồng lần một ông A đặt cọc 10 triệu, hai bên không nói rõ thời gian giao tiền tiếp theo nên ông A không chịu giao tiếp. Đến hợp đồng lần thứ 2, cộng tất cả các khoản ông A đã đưa ông 45 triệu. Thời gian giao tiền và giao sổ đỏ thống nhất là 17/3/2007, đến hẹn ông A lại khất vào ngày khác, ông A đã vi phạm hợp đồng, nên ông bà không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng, ông đề nghị hủy bỏ hợp đồng đối với ông A.

    Tại bản án dân sự sơ thảm số 156/2007/DSST ngày 18/9/2007, Tòa án nhân dân thị xã Lagi nhận định (tóm tắt): giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 100 triệu, vợ chồng anh B đã nhận 45 triệu. Theo biên bản định giá thửa đât hiện nay có giá là 953m2 = 333.550.000 đồng, như vậy giá chênh lệch là 233.550.000đ; xác định lỗi là 50/50, nên mỗi bên chịu 116.775.000 đồng. Từ đó quyết định:

    1/ Hủy hợp đồng chuyến nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng anh B, chị C lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006.

    2/ Buộc anh B, chị C phải hoàn trả cho anh A số tiền đã nhận là 45.000.000đ và phải bồi thường thiệt hại cho anh A là 116.775.000đ. Vợ chồng anh B được quyền sử dụng diện tích 953m2 theo Giấy CNQSDÐ số D 0706865 ngày 29/12/1994 mang tên chủ sử dụng B (nay đã được đổi thành 2 Giấy CNQSDĐ là AI 188160 ngày 23/7/2007 và Al 133161 ngay 23/7/2007 cùng tên chủ sử dụng B)

    3/ Anh A được sở hữu số tiền 161.775.000đ do vợ chồng anh B hoàn trả và bồi thường.

    Ngày 22/9/2007 vợ chồng ông B kháng cáo, không đồng ý bồi thường cho anh A 116.775.000đ.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 128/2007/DSPT ngày 21/12/2007, Tòa án nhân dân tinh Bình Thuận quyết định:

    Húy hợp đồng chuyến nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và vợ chồng ông B, bà C lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006.

    Buộc ông B, bà C phải hoàn trả cho ông A số tiền đã nhận là 45.000.000d và phải bồi thường thiệt hại cho ông A là 81.712.500d. Tổng cộng 2 khoản là 126.712.500đ.

    Ông A được sở hữu số tiền 126.712.500đ do vợ chồng ông B, bà C hoàn trả và bồi thường.

    Vợ chồng ông B được quyền sử dụng diện tích 953m2 theo Giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D 0706865 ngày 29/12/1994 mang tên chủ sử dụng B (nay đã được đổi thành 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là AI 188160 ngày 23/7/2007 và AI 188161 ngày 23/7/2007 cùng đứng tên chủ sử dụng B).

    Ngày 15/1/2008 vợ chồng ông B khiếu nại, nội dung là Hội đồng định giá tài sản tranh chấp ở cấp sơ thẩm không đúng với khung giá đất của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành; giá UBND quy định cho đất nông nghiệp tại thị xã L tối đa là 72.000đ/1m”, nhưng Hội đồng định giá áp giá 350.000đ/m”.

    Tại Quyết định kháng nghị số 945/2010/KN-DS ngày 17/12/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên, với nhận định: Ngày 9/9/2005, vợ chồng ông B và bà C ký hợp đồng chuyển nhượng cho vợ chồng ông A và bà D diện tích đất 953m2 tại thôn T, xã P, thị xã L, tỉnh Bình Thuận nay là khu phố 4, phường T, thị xã L, tỉnh Bình Thuận với giá là 120.000.000đ, nhận đặt cọc trước 10.000.000đ, số tiền còn lại “khi giao giấy lấy hết”.

    Ngày 17/7/2006 hai bên lập hợp đồng lại với nội dung: Vợ chồng ông B chuyển nhượng cho vợ chồng ông A diện tích đất 953m2 với giá 100.000.000đ, ông A đã trả 45.000.000đ, sau 8 tháng, ông A phải trả tiếp 45.000.000đ, nếu sai hẹn bên chuyển nhượng có quyền hủy hợp đồng, số tiền 10.000.000đ còn lại trả đợt 3, ông B cam kết sau khi nhận tiền đợt 2 sẽ giao “sổ đỏ” cho ông A. Tuy nhiên, sau đó ông A cũng không giao tiền tiếp cho ông B và ông B cũng không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A. Ông A thừa nhận ngày 17/3/2007 (tức là ngày đến hạn trả tiền đợt 2) đến gặp vợ chồng ông B nhưng cũng không mang theo tiền (BL23). Còn vợ chồng ông B xác định do vợ chồng ông A không trả tiền đúng hạn nên không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng.

    Cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006 đều chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực. Mặc dù đất chuyển nhượng ông B đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1994 và cấp lại ngày 23-7-2007, nhưng do ông A không chứng minh được đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền đợt 2 đúng thỏa thuận, nên Tòa án cấp sở thẩm, phúc thẩm đã hủy hợp đồng là có cơ sở.

    Tuy nhiên, ông A mới trả được 45.000.000đ trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000đ tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông A chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông B bồi thường thiệt hại ½ giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá trị thường là không đúng.

    Mặc khác, khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bà D vợ ông A có tham gia ký hợp đồng, nhưng quá trình giải quyết Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không đưa bà D tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là thiếu sót.

    Đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 156/2007/DSST ngày 18-9-2007 Tòa án nhân dân thị xã L, tỉnh Bình Thuận; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa ngày 28-4-2011, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí quan điểm như đã nêu trong quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao;

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Diện tích 953m2 đất mà vợ chồng ông B chuyển nhượng cho ông A ngày 09-9-2005 là đất trồng lúa. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng. Hơn nữa, ông A mới trả cho ông B được 45.000.000đ bằng 45% giá trị thửa đất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông B với ông A bị vô hiệu. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm hủy hợp đồng là có cơ sở.

    Tuy nhiên khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh xác định chính xác mức độ lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu. Việc xác định thiệt hại của hợp đồng vô hiệu cũng không chính xác. Trong trường hợp này ông A mới được trả được 45.000.000đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông A chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông B bồi thường thiệt hại 1/2 giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng.

    Vì các lẽ trên;

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

    QUYẾT ĐỊNH

    Chấp nhận kháng nghị số 945/2010/KN-DS ngày 17/12/2010 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 128/2007/DSPT ngày 21/12/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 156/2007/DSST ngày 18/9/2007 Tòa án nhân dân thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận về vụ án “Tranh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông A với bị đơn ông B, bà C. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Diện tích 953m2 đất mà vợ chồng ông B chuyển nhượng cho ông A ngày 09-9-2005 là đất trồng lúa. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng. Hơn nữa, ông A mới trả cho ông B được 45.000.000đ bằng 45% giá trị thửa đất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông B với ông A bị vô hiệu. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm hủy hợp đồng là có cơ sở.

    Tuy nhiên khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh xác định chính xác mức độ lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu. Việc xác định thiệt hại của hợp đồng vô hiệu cũng không chính xác. Trong trường hợp này ông A mới được trả được 45.000.000đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông A chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông B bồi thường thiệt hại 1/2 giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459219   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

    Án lệ số ……/2017/TANDTC-AL về chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày …..tháng….. năm ….. và được công bố theo Quyết định số ……/QĐ-CA ngày …..tháng….. năm ….. của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-2013 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “tranh chấp thừa kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là bà A, bà B, bà C, bà D với bị đơn là ông Đ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: bà E, chị G.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Di sản chia thừa kế là bất động sản đã được chuyển nhượng, các đồng thừa kế biết và không phản đối việc chuyển nhượng, số tiền nhận chuyển nhượng được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế, bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương đương với khoản 2 Điều 222, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật dân sự năm 2015)

    Từ khóa của án lệ:

    “Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận”; “Di sản”; “Di sản thừa kế là bất động sản”; “Đồng thừa kế”; “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN:

    Theo đơn khởi kiện ngày 02-4-2011 và các lời khai tiếp theo nguyên đơn bà C, bà B, bà D, bà A trình bày: Bố mẹ nguyên đơn là cụ H và cụ I sinh được 06 người con là: E, B, C, Đ, D, A.

    Tài sản chung của cụ H và cụ I là 01 ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên diện tích đất 398m2 ở tại khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn gốc đất do cha ông để lại. Ngày 07-7-1984 cụ H chết (trước khi chết không để lại di chúc) cụ I và ông Đ quản lý và sử dụng nhà đất trên. Năm 1991 cụ I chuyển nhượng cho ông K một phần diện tích đất trên với diện tích đất là 131m2, còn lại diện tích 267m2, năm 1999 cụ I được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ I muốn cho con gái là bà A một phần diện tích đất của cụ để làm nhà ở vì hoàn cảnh của bà A đi lấy chồng ở xa, chồng chết nên cụ muốn cụ về ở cùng, nhưng ông Đ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên cụ I không tách đất cho bà A được. Vì vậy, các bà khởi kiện ra Tòa án buộc ông Đ trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ I. Tòa án đã xử buộc ông Đ phải trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ I nhưng ông Đ không trả. Vì vậy tháng 3/2010 cụ I đã lập di chúc với nội dung: Để lại cho cho bà A diện tích đất 90m2 và toàn bộ cây cối lâm lộc trên diện tích đất có các chiều cạnh: Phía Đông giáp diện tích đất của cụ I, phía Tây giáp nhà ông Khang Nội, phía Nam giáp đường Trung Tâm, phía Bắc giáp nhà anh Thăng Chích. Khi lập di chúc cụ I hoàn toàn minh mẫn khỏe mạnh, có người làm chứng và di chúc đó đã được Ủy ban nhân dân phường M chứng thực. Toàn bộ diện tích 398m2 là của cụ I vì khi cụ H chết thì cụ I được toàn quyền sử dụng.

    Ngày 19-12-2010 cụ I chết, toàn bộ khối tài sản trên vợ chồng ông Đ vẫn quản lý sử dụng. Nay các nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc cụ I để lại cho bà A là 90m2, phần còn lại là 177m2 đề nghị chia theo pháp luật kỷ phần thừa kế của bà B, bà D, bà C nhường cho bà A sử dụng. Ngoài ra tài sản cấy cối trên đất và phần diện tích đất nông nghiệp của cụ I các nguyên đơn không đề nghị Tòa án giải quyết.

    Bị đơn ông Đ do bà G (là vợ) đồng thời là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày: Chị xác nhận mối quan hệ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, tài sản bố mẹ để lại là diện tích đất 398m2 ở tại khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc và thời gian bố mẹ chết như các nguyên đơn trình bày là đúng nhưng toàn bộ công trình xây dựng trên đất là do vợ chồng ông bà xây dựng năm 1997. Năm 1991 cụ I tự ý bán 131m2 cho ông K không bàn bạc với ông Đ, được bao nhiêu tiền bà sử dụng vào việc gì ông không biết. Đến năm 1999 cụ I được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích còn lại là 267,4m2, ông K cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mua của cụ I. Khi cụ I còn sống có lập di chúc hay không anh chị không biết. Nay các chị em trong gia đình khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, quan điểm của ông Đ không đồng ý vì bố mẹ ông chỉ có một mình ông là con trai nên ông sử dụng để ở và thờ cúng tổ tiên, không đồng ý phân chia thừa kế. Ngoài ra cụ I còn có diện tích đất nông nghiệp nhưng ông Đ không đề nghị phân chia thừa kế.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà E trình bày: Bà xác nhận mối quan hệ bộ mẹ, anh chị em trong gia đình, tài sản bố mẹ để lại diện tích đất 398m2 ở tại khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc và thời gian bố mẹ chết như các nguyên đơn trình bày là đúng. Đến năm 1991 mẹ bà chuyển nhượng cho ông K diện tích 131m2 khi chuyển nhượng các bà đều biết việc này nhưng số tiền bao nhiêu bà không biết, chỉ biết mẹ bà đã dùng số tiền đó để trang trải nợ nần và nuôi các con. Còn lại diện tích 267,4m2 đến năm 1999 mẹ bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phùng Thị I mà hiện nay ông Đ đang sử dụng quản lý. Khi mẹ bà còn sống có lập di chúc hay không bà không biết nay các bà B, bà D, bà A, bà C yêu cầu chia di sản thừa kế diện tích đất trên bà không đồng ý vì bố mẹ bà chỉ có ông Đ là con trai nên phải để ông Đ ở và thờ cúng. Nếu Tòa án giải quyết phân chia thừa kế theo pháp luật kỷ phần thừa kế của bà, bà không nhận mà nhường cho ông Đ được hưởng.

    Với nội dung vụ án như trên;

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/2011/DSST ngày 04-10-2011 Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên quyết định:

    - Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà A, buộc ông Đ phải có trách nhiệm thanh toán cho bà A tổng số tiền là 340.000.000đ (trị gía 68m2 đất). Giao ông Đ được sử dụng diện tích đất 68m2 tại tờ bản đồ số 32, số thửa 81 ở khu phố khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc (có tứ cận).

    - Không chấp nhận yêu cầu của bà B, bà C, bà D khởi kiện chia thừa kế tài sản của cụ I theo pháp luật.

    Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.

    Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 18-01-2011 các nguyên đơn bà B, bà C, bà D, bà A kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DSPT ngày 23-2-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định: sửa bản án dân sự sơ thẩm số 11/2011/DSST ngày 4-10-2011 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

    - Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà B, bà C, bà D, bà A

    - Giao cho ông Đ và người đại diện theo pháp luật của ông Đ là bà G diện tích 267,4m2, trị giá 1.337.000.000đồng số thửa 81, tờ bản đồ số 32 ở khu phố L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc

    - Ông Đ và người đại diện theo pháp luật của Ông Đ là bà G có trách nhiệm thanh toán trị giá phần thừa kế cho bà A là 982.200.000đồng

    Kể từ ngày bà A có đơn yêu cầu thi hành án nếu ông Đ và người đại diện theo pháp luật của ông Đ là bà G không thanh toán số tiền trên thì hàng tháng ông Đ, bà G còn phải chịu lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm bà G, ông Đ có đơn yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

    Tại Quyết định số 131/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 12-11-2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DSPT ngày 23-2-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; với nhận định: Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất cụ I đã bán cho ông K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông K) để chia là không đúng.

    Tuy nhiên, diện tích 267m2 đất đứng tên cụ I phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng cụ H và cụ I chưa chia. Cụ I chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà là 133,5m2 – 90m2 (đã cho bà A) còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 thừa kế.

    Đối với ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của cụ H để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, ông Đ đang quản lý thì được tiếp tục quản lý. Tòa án cấp phúc thẩm xác định toàn bộ diện tích 267m2 đất là di sản của cụ I để chia theo di chúc cho bà A 90m2 đất và phần đất còn lại 177,4m2 chia theo pháp luật cho 5 kỷ phần là không đúng.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên nội dung kháng nghị của Viện trưởng, đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng.

    Hội đồng giám đốc thẩm Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao nhận định

    Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì diện tích 398m2 đất tòa lạc tại khu phố L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn gốc là tài sản chung vợ chồng cụ H và cụ I. Cụ H và cụ I có 06 người con chung là bà A, bà B, bà C, bà D, ông Đ, bà E. Ngày 07-7-1984 cụ H chết không để lại di chúc, cụ I và ông Đ quản lý và sử dụng nhà đất trên.

      Năm 1991, cụ I chuyển nhượng cho ông K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 cụ I đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, cụ I cùng vợ chồng ông Đ vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc cụ I chuyển nhượng đất cho ông K các con cụ I đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của cụ I có lời khai cụ I bán đất để lo cuộc sống của cụ và các con. Nay ông K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con cụ I đã đồng ý để cụ I chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất cụ I đã bán cho ông K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông K) để chia là không đúng.

      Ngày 19-12-2010 cụ I chết, trước khi chết cụ đã để lại di chúc lập ngày 05-3-2009 có nội dung để lại cho bà A (con gái cụ I) diện tích 90m2 đất trong tổng diện tích 267m2 đất trên, di chúc có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường M ngày 7-3-2009. Tuy di chúc được lập và chứng thực không cùng ngày qua ý kiến của Ủy ban nhân dân phường và lời khai của những người làm chứng trong di chúc thì có căn cứ để xác định cụ I lập di chúc khi còn minh mẫn và nội dung di chúc theo ý nguyện của cụ I nên Tòa án hai cấp chấp nhận di chúc là có lý, có tình.

      Tuy nhiên, diện tích 267m2 đất đứng tên cụ I, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng cụ H và cụ I chưa chia. Cụ I chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng cụ. Do đó, phần di sản của cụ I để lại là ½ khối tài sản (133,5m2) được chia theo di chúc cho bà A (con gái cụ I) là 90m2, còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại (trong đó bà E nhường kỷ phần thừa kế cho ông Đ, bà B, bà C, bà D nhường kỷ phần cho bà A). Đối với ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của cụ H để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, ông Đ là một trong các thừa kế không đồng ý chia, theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần I của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì không đủ điều kiện để chia tài sản chung nên phần diện tích đất này ai đang quản lý, sử dụng thì được tiếp tục quản lý, sử dụng.

      Tòa án cấp phúc thẩm xác định toàn bộ diện tích 267m2 đất là di sản của cụ I để chia theo di chúc cho bà A 90m2 đất và phần đất còn lại 177,4m2 chia theo pháp luật cho 5 kỷ phần là không đúng.

      Ngoài ra, ông Đ không kháng cáo nhưng Tòa án lại tuyên ông Đ phải chịu 200.000đồng án phí phúc thẩm. Bà B, bà C, bà D tự nguyện nhường kỷ phần của các bà cho bà A và được Tòa chấp nhận, bà A là hộ nghèo được miễn toàn bộ án phí nhưng Tòa cấp phúc thẩm không tuyên trả lại tiền tạm ứng án phí sơ thẩm cho bà B, bà C, bà D đều là không đúng. Vì vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là có căn cứ chấp nhận.

      Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

      Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DSPT ngày 23-02-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và bản án dân sự sơ thẩm số 11/2011/DS-ST ngày 04-10-2011 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà B, bà C, bà D, bà A với bị đơn là ông Đ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà E, bà G.

      Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Năm 1991, cụ I chuyển nhượng cho ông K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 cụ I đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, cụ I cùng vợ chồng ông Đ vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc cụ I chuyển nhượng đất cho ông K các con cụ I đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của cụ I có lời khai cụ I bán đất để lo cuộc sống của cụ và các con. Nay ông K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con cụ I đã đồng ý để cụ I chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất cụ I đã bán cho ông K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông K) để chia là không đúng”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459220   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế

    Án lệ số .../..../AL về chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 394/2012/DS-GĐT ngày 23-8-2012 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng đổi đất” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là bà A và bị đơn là ông B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C, anh D, chị Đ, chị E, anh G, chị H, chị L, anh M, chị N, anh O, bà P.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1, 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Hai bên thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên cơ sở tự nguyện; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại Sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trong trường hợp này phải xác định việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    - Điều 16 Luật đất đai năm 1987.

    - Khoản 2 Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005

    Từ khóa của án lệ:

    “Chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế”; “Công nhận quyền sử dụng đất”

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện đề ngày 02-5-2006 và các lời khai khác trong quá trình giải quyết vụ án bà A - trình bày:

    Năm 1962, gia đình bà A được chia 517m2 thuộc thửa số 28 tờ bản đồ số 4 tại khu vực K là loại đất 5% để canh tác. Mảnh đất này cạnh nhà ông ông B (bị đơn). Theo bản đồ năm 1987, mảnh đất này thuộc 02 thửa 158 và 159. Đầu năm 1992, gia đình ông B có đề nghị bà A tạm thời đổi mảnh đất 5% lấy mảnh đất được chia theo khoán 10 có diện tích 540m2 tại khu vực cánh đồng T của gia đình bà A để tiện việc canh tác. Hai bên thỏa thuận miệng, không lập giấy tờ, đổi tạm thời khi nào cần thì báo trước 1 tuần sẽ đổi lại. Đến năm 1994, do nhu cầu sản xuất gia đình bà A yêu cầu đổi trả lại đất nhưng gia đình ông B không đồng ý. Bà A có khiếu nại xã và huyện nhưng không được giải quyết dứt điểm. Do đó, bà A đề nghị Tòa án buộc gia đình ông B phải trả lại đất cho gia đình bà theo đúng quy định của pháp luật.

    Bị đơn là ông B trình bày:

    Theo chính sách khoán 10, HTX ĐT triển khai gia đất cho các hộ gia đình vào đầu năm 1991. Quá trình thực hiện chủ trương này, HTX có hướng dẫn để các hộ gia đình đổi đất cho nhau. Khoảng tháng 2 năm 1992 gia đình ông B và gia đình bà A thỏa thuận miệng với nhau đổi đất như trình bày của nguyên đơn. Sau khi đổi đất, ông B đã cải tạo thành ao và có chuyển hơn 10 ngôi mộ về nghĩa trang của thôn. Tháng 5-1994, có chủ trương kê khai đất canh tác của từng hộ gia đình theo Luật đất đai năm 1993 để vào Sổ địa bộ thuế của từng gia đình. Lúc đó, bà A đã kê khai đất được đổi tại khu T, ông B đã kê khai đất đổi của gia đình bà A cùng với diện tích gia đình ông B đang sử dụng. Cuối năm 1994, HTX ĐT có văn bản giao đất cho các hộ, văn bản giao đất ghi gia đình ông B và bà A đổi đất cho nhau. Gia đình ông B đã trực tiếp canh tác từ năm 1992 cho đến nay. Vì vậy, ông B không chấp nhận yêu cầu đòi đổi lại đất của nguyên đơn.

    Người liên quan NLQ11 trình bày: Nguồn gốc đất tại K là của bố mẹ bà được cấp từ 1962. Sau khi bố mất thì đất này đứng tên anh là ông A. Năm 1990, 1991 có chia tách cho bà 100m2. Việc bà A đổi toàn bộ đất cho ông B là không đúng, nay bà yêu cầu đòi lại.

    Tại bản án sơ thẩm số 17/2008/DSST ngày 20-8-2008, TAND quận Hoàng Mai quyết định: “1. Tuyên bố giao dịch dân sự đổi đất sản xuất nông nghiệp miệng giữa đất 5% và đất khoán 10 được xác lập giữa hộ gia đình bà A và hộ gia đình ông B tháng 2 năm 1992 là vô hiệu.

    Buộc hộ gia đình ông B phải trả lại cho hộ gia đình bà A đất 5% có diện tích 517m2 thửa số 28 tờ bản đồ số 4, bản đồ địa chính năm 1990 tại khu K nay là tổ 33 phường L - quận M - Hà Nội.

    Buộc hộ gia đình bà A phải trả lại cho hộ gia đình ông B đất khoán 10, diện tích 540m2 là một phần của thửa số 80 tờ bản đồ số 42-A2 (gọi tắt là tờ số 2) bản đồ địa chính lập năm 1994 tại khu T - phường L - quận M- thành phố Hà Nội.

    2. Buộc bà A phải thanh toán tiền công tồn tạo đất bao gồm đào ao, tôn nền, cây trồng trên đất, tiền chuyển mồ mả tổng cộng là 112.817.000đ(một trăm mười hai triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng) trả cho ông B.

    3. Buộc anh D, chị Đ phải dỡ bỏ toàn bộ diện tích nhà cấp bốn xây thô là 75,28m2 xây trên diện tích đất 517m2 thuộc thửa đất số 28 tờ bản đồ số 4, bản đồ địa chính năm 1990 để trả lại đất cho hộ gia đình bà A. Ạnh D, chị Đ không được đền bù diện tích nhà bị dỡ bỏ.

    Ông B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

    Tại bản án phúc thẩm số 111/2008/DSPT ngày 27-11-2008, Toà án thành phố Hà Nội quyết định: giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, ông B có đơn khiếu nại đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định số 482/2011/KN-DS ngày 02-8-2011, Chánh án TANDTC kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự sơ thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai Xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với nội dung kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử Tòa dân sự nhất trí với nội dung kháng nghị nêu: có cơ sở để xác định việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục từ năm 1992 cho đến nay, quá trình sử dụng đất ông B đã di chuyển các ngôi mộ trên đất, cải tạo một phần thành áo cá.

    Trong thực tế việc đổi đất có từ khoảng tháng 2-1992, tuy nhiên các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện các bên tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương từ năm 1994, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế cũng từ năm 1994. Trong trường hợp này, lẽ ra phải công nhận việc đổi đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi mới đúng và phù hợp với thực tế. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của bà A để xác định các đương sự đổi đất tạm thời, từ đó xác định việc đổi đất là trái pháp luật để hủy giao dịch đổi đất buộc các bên dỡ nhà giao trả đất cho nhau là không chính xác, gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự.


    Bởi các lẽ trên;

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 111/2008/DSPT ngày 27-11-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2008/DSST ngày 20-8-2008 của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội về vụ án “tranh chấp hợp đồng đổi đất” giữa nguyên đơn là bà A với bị đơn là ông B.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử Tòa dân sự nhất trí với nội dung kháng nghị nêu: có cơ sở để xác định việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục từ năm 1992 cho đến nay, quá trình sử dụng đất ông B đã di chuyển các ngôi mộ trên đất, cải tạo một phần thành áo cá.

    Trong thực tế việc đổi đất có từ khoảng tháng 2-1992, tuy nhiên các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện các bên tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương từ năm 1994, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế cũng từ năm 1994. Trong trường hợp này, lẽ ra phải công nhận việc đổi đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi mới đúng và phù hợp với thực tế. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của bà A để xác định các đương sự đổi đất tạm thời, từ đó xác định việc đổi đất là trái pháp luật để hủy giao dịch đổi đất buộc các bên dỡ nhà giao trả đất cho nhau là không chính xác, gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459221   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế

    Án lệ số .../..../AL về chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 394/2012/DS-GĐT ngày 23-8-2012 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng đổi đất” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là bà A và bị đơn là ông B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C, anh D, chị Đ, chị E, anh G, chị H, chị L, anh M, chị N, anh O, bà P.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1, 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Hai bên thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên cơ sở tự nguyện; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại Sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trong trường hợp này phải xác định việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    - Điều 16 Luật đất đai năm 1987.

    - Khoản 2 Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005

    Từ khóa của án lệ:

    “Chuyển đổi quyền sử dụng đất thực tế”; “Công nhận quyền sử dụng đất”

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện đề ngày 02-5-2006 và các lời khai khác trong quá trình giải quyết vụ án bà A - trình bày:

    Năm 1962, gia đình bà A được chia 517m2 thuộc thửa số 28 tờ bản đồ số 4 tại khu vực K là loại đất 5% để canh tác. Mảnh đất này cạnh nhà ông ông B (bị đơn). Theo bản đồ năm 1987, mảnh đất này thuộc 02 thửa 158 và 159. Đầu năm 1992, gia đình ông B có đề nghị bà A tạm thời đổi mảnh đất 5% lấy mảnh đất được chia theo khoán 10 có diện tích 540m2 tại khu vực cánh đồng T của gia đình bà A để tiện việc canh tác. Hai bên thỏa thuận miệng, không lập giấy tờ, đổi tạm thời khi nào cần thì báo trước 1 tuần sẽ đổi lại. Đến năm 1994, do nhu cầu sản xuất gia đình bà A yêu cầu đổi trả lại đất nhưng gia đình ông B không đồng ý. Bà A có khiếu nại xã và huyện nhưng không được giải quyết dứt điểm. Do đó, bà A đề nghị Tòa án buộc gia đình ông B phải trả lại đất cho gia đình bà theo đúng quy định của pháp luật.

    Bị đơn là ông B trình bày:

    Theo chính sách khoán 10, HTX ĐT triển khai gia đất cho các hộ gia đình vào đầu năm 1991. Quá trình thực hiện chủ trương này, HTX có hướng dẫn để các hộ gia đình đổi đất cho nhau. Khoảng tháng 2 năm 1992 gia đình ông B và gia đình bà A thỏa thuận miệng với nhau đổi đất như trình bày của nguyên đơn. Sau khi đổi đất, ông B đã cải tạo thành ao và có chuyển hơn 10 ngôi mộ về nghĩa trang của thôn. Tháng 5-1994, có chủ trương kê khai đất canh tác của từng hộ gia đình theo Luật đất đai năm 1993 để vào Sổ địa bộ thuế của từng gia đình. Lúc đó, bà A đã kê khai đất được đổi tại khu T, ông B đã kê khai đất đổi của gia đình bà A cùng với diện tích gia đình ông B đang sử dụng. Cuối năm 1994, HTX ĐT có văn bản giao đất cho các hộ, văn bản giao đất ghi gia đình ông B và bà A đổi đất cho nhau. Gia đình ông B đã trực tiếp canh tác từ năm 1992 cho đến nay. Vì vậy, ông B không chấp nhận yêu cầu đòi đổi lại đất của nguyên đơn.

    Người liên quan NLQ11 trình bày: Nguồn gốc đất tại K là của bố mẹ bà được cấp từ 1962. Sau khi bố mất thì đất này đứng tên anh là ông A. Năm 1990, 1991 có chia tách cho bà 100m2. Việc bà A đổi toàn bộ đất cho ông B là không đúng, nay bà yêu cầu đòi lại.

    Tại bản án sơ thẩm số 17/2008/DSST ngày 20-8-2008, TAND quận Hoàng Mai quyết định: “1. Tuyên bố giao dịch dân sự đổi đất sản xuất nông nghiệp miệng giữa đất 5% và đất khoán 10 được xác lập giữa hộ gia đình bà A và hộ gia đình ông B tháng 2 năm 1992 là vô hiệu.

    Buộc hộ gia đình ông B phải trả lại cho hộ gia đình bà A đất 5% có diện tích 517m2 thửa số 28 tờ bản đồ số 4, bản đồ địa chính năm 1990 tại khu K nay là tổ 33 phường L - quận M - Hà Nội.

    Buộc hộ gia đình bà A phải trả lại cho hộ gia đình ông B đất khoán 10, diện tích 540m2 là một phần của thửa số 80 tờ bản đồ số 42-A2 (gọi tắt là tờ số 2) bản đồ địa chính lập năm 1994 tại khu T - phường L - quận M- thành phố Hà Nội.

    2. Buộc bà A phải thanh toán tiền công tồn tạo đất bao gồm đào ao, tôn nền, cây trồng trên đất, tiền chuyển mồ mả tổng cộng là 112.817.000đ(một trăm mười hai triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng) trả cho ông B.

    3. Buộc anh D, chị Đ phải dỡ bỏ toàn bộ diện tích nhà cấp bốn xây thô là 75,28m2 xây trên diện tích đất 517m2 thuộc thửa đất số 28 tờ bản đồ số 4, bản đồ địa chính năm 1990 để trả lại đất cho hộ gia đình bà A. Ạnh D, chị Đ không được đền bù diện tích nhà bị dỡ bỏ.

    Ông B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

    Tại bản án phúc thẩm số 111/2008/DSPT ngày 27-11-2008, Toà án thành phố Hà Nội quyết định: giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, ông B có đơn khiếu nại đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định số 482/2011/KN-DS ngày 02-8-2011, Chánh án TANDTC kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự sơ thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai Xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với nội dung kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử Tòa dân sự nhất trí với nội dung kháng nghị nêu: có cơ sở để xác định việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục từ năm 1992 cho đến nay, quá trình sử dụng đất ông B đã di chuyển các ngôi mộ trên đất, cải tạo một phần thành áo cá.

    Trong thực tế việc đổi đất có từ khoảng tháng 2-1992, tuy nhiên các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện các bên tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương từ năm 1994, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế cũng từ năm 1994. Trong trường hợp này, lẽ ra phải công nhận việc đổi đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi mới đúng và phù hợp với thực tế. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của bà A để xác định các đương sự đổi đất tạm thời, từ đó xác định việc đổi đất là trái pháp luật để hủy giao dịch đổi đất buộc các bên dỡ nhà giao trả đất cho nhau là không chính xác, gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự.


    Bởi các lẽ trên;

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 111/2008/DSPT ngày 27-11-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2008/DSST ngày 20-8-2008 của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội về vụ án “tranh chấp hợp đồng đổi đất” giữa nguyên đơn là bà A với bị đơn là ông B.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử Tòa dân sự nhất trí với nội dung kháng nghị nêu: có cơ sở để xác định việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục từ năm 1992 cho đến nay, quá trình sử dụng đất ông B đã di chuyển các ngôi mộ trên đất, cải tạo một phần thành áo cá.

    Trong thực tế việc đổi đất có từ khoảng tháng 2-1992, tuy nhiên các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện các bên tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương từ năm 1994, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế cũng từ năm 1994. Trong trường hợp này, lẽ ra phải công nhận việc đổi đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi mới đúng và phù hợp với thực tế. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của bà A để xác định các đương sự đổi đất tạm thời, từ đó xác định việc đổi đất là trái pháp luật để hủy giao dịch đổi đất buộc các bên dỡ nhà giao trả đất cho nhau là không chính xác, gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459222   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về công sức chăm sóc, nuôi giữ

    Án lệ số /2017/AL về công sức chăm sóc, nuôi giữ

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày tháng năm 2017 và được công bố theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2017/DS-PT ngày 10-4-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về vụ án dân sự “Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” tại tỉnh Hà Tĩnh giữa nguyên đơn là NĐ với bị đơn là BĐ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các NLQ 1 và NLQ 2; người làm chứng gồm NLC 1, NLC 2, NLC 3, NLC 4, NLC 5, NLC 6, NLC 7, NLC 8, NLC 9, NLC 10.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 7, 8, 9, 10 phần “Nhận định” của bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ 1:

    Kết quả giám định AND con trâu đang tranh chấp xác định một bên đương sự không phải là chủ sở hữu hợp pháp của con trâu và trong thời gian giải quyết tranh chấp không còn ai khác tranh chấp quyền sở hữu con trâu với các đương sự trong vụ án.

    - Giải pháp pháp lý 1:

    Trường hợp này, Tòa án phải công nhận con trâu đực là tài sản thuộc quyền sở hữu của đương sự còn lại.

    - Tình huống án lệ 2:

    Người chiếm hữu gia súc thuộc quyền sở hữu của người khác đã có công chăm sóc, nuôi giữ gia súc trong một thời gian dài.

    - Giải pháp pháp lý 2:

    Trường hợp này, chủ sở hữu gia súc phải thanh toán tiền công chăm sóc, nuôi giữ cho người chiếm hữu gia súc theo mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông tại địa phương tương ứng với thời gian chăm sóc, nuôi giữ tính từ ngày chiếm hữu gia súc đến ngày tuyên án sơ thẩm.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điều 596 và Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 576 và Điều 583 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Từ khóa của án lệ:

    “Giám định ADN gia súc”; “Công chăm sóc, nuôi giữ gia súc”; “Chiếm hữu gia súc”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là NĐ trình bày:

    Gia đình NĐ có con trâu đặc điểm màu da vải, sừng hơi chảng ra, mặt có 02 xoáy, hai vai trước 02 xoáy, hai mông sau có 02 xoáy, cổ phía trên có 01 xoáy, chân to, đuôi von. Con trâu này là con trâu thứ 7 do con trâu mẹ hiện ông đang nuôi sinh ra vào ngày 06-9-2012, sau con trâu này hiện đã có thêm 2 con nghé con. Con trâu đã được tiêm phòng 03 năm nay. Sau khi mất trâu, ông đã tiến hành đi tìm và được bà NLC 3 báo cho biết vào khoảng 6 đến 7 giờ ngày 04-7-2015 (AL) thấy BĐ và vợ là NLQ 2 cùng một số người bắt giữ trâu để xâu mũi, buộc tại cây xoan cách nhà ông khoản 300m. Ông đã đến nhà BĐ để xem trâu và xác nhận đó là trâu của mình, trình báo với chính quyền địa phương để giải quyết. Chính quyền địa phương đã thu thập hồ sơ, tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Ông đã nhiều lần đề nghị thả trâu ra, trâu về nhà ai thì thuộc quyền sở hữu của nhà đó nhưng BĐ vẫn không đồng ý. Cho rằng BĐ đã bắt giữ và chiếm hữu trâu bất hợp pháp nên ông khởi kiện ra Tòa án yêu cầu BĐ phải trả lại 01 con trâu có đặc điểm nêu trên cho gia đình ông.

    Bị đơn BĐ trình bày: Gia đình ông có 03 con trâu (01 con trâu mẹ và 02 con nghé đực). Con nghé đầu (con trâu đang tranh chấp) sinh ngày 10-5-2012 đến nay tròn 03 năm 04 tháng tuổi đã tiềm phòng 03 năm và con nghé em vừa tròn 02 tuổi. Con trâu đó của gia đình có nguồn gốc 6-7 năm nay. Đặc điểm con trâu có 07 xoáy (02 xoáy nằm trên hai bên mông sau, 02 xoáy năm hai vai phía trước, trước cổ 01 xoáy và 02 xoáy nhãn kính trước mặt), răng mới rụng 02 cái chưa lên, sừng trâu dài 30 phân, sừng hơi chảng, móng vó to tròn, màu trâu da vải có 03 khoang trắng (02 khoang ở cổ, 01 khaong ở dưới cằm), bên trái có 02 chấm trắng. Ngày 17-8-2015, con trâu đến tuổi giao phối nên đã đi theo trâu mạ của Tổ dân phố I, phường K nên ông cùng gia đình đến để đưa về. Ông khẳng định đó là trâu của gia đình ông, nên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của NĐ.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – NLQ 2 là vợ của BĐ khẳng định: Con trâu đực đang tranh chấp trên là trâu của gia đình bà nên bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải trả lại trâu.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – NLQ 1 là vợ NĐ cho rằng: Bà thống nhất với những gì NĐ đã trình bày và khẳng định con trâu đang tranh chấp là trâu của gia đình bà, bà yêu cầu gia đình BĐ phải trả lại con trâu nêu trên.

    Những người làm chứng: NLC 1, NLC 2, NLC 3, NLC 4, NLC 5, NLC 6, NLC 7, NLC 8, NLC 9, NLC 10 đều có lời khai tại hồ sơ vụ án, xác định sự việc xảy ra vào ngày 04-7-2015 (AL) và đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Sau khi nguyên đơn trình báo sự việc mất trâu lên chính quyền địa phương Uỷ ban nhân dân xã K và Công an phường đã tiến hành xây dựng hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, tổ chức hòa giải nhiều lần và thực hiện tập quán tại địa phương để giải quyết tranh chấp. Yêu cầu bị đơn đang chiếm giữ trâu đưa trâu lên Công an và Uỷ ban nhân dân phường để thực hiện tập quán thả trâu ra, trâu về nhà nào thì thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Tuy nhiên, bị đơn đã không phối hợp để thực hiện phương án.

    Ngày 03-11-2015, sau khi làm việc với nguyên đơn, bị đơn, Tòa án cấp sơ thẩm đã tạm giao cho bị đơn quản lý con trâu đang tranh chấp trong thời gian giải quyết vụ án, nếu để xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

    Ngày 11-4-2016, cấp sơ thẩm phối hợp cùng chính quyền địa phương, tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, kết quả: Tài sản đang tranh chấp là 01 con trâu đực lông màu đen (đen bạc, màu da vải) trọng lượng khoảng 300kg, trâu 04 tuổi, đặc điểm trâu có 02 xoáy và 02 chấm trắng ở hai bên mắt, ở hông trước có hai xoáy, phía hông sau có 02 xoáy; ở phía dưới cổ và đầu có 03 khoang trắng có 03 chấm trắng, có xoáy U cổ lệch trái mờ. Con trâu có trị giá tại thời điểm định giá là 30.000.000 đồng.

    Với nội dung tranh chấp nêu trên, ngày 28-7-2016, tại bản án sơ thẩm số 04/2016/DSST, Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh áp dụng Điều 242, 255, 256 Bộ luật dân sự; Khoản 4 Điều 18, Điều 24, khoản 1, 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án và danh mục mức án phí kèm theo, tuyên xử:

    1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NĐ.

    2.  Buộc bị đơn BĐ phải trả lại tài sản một con trâu đực trị giá 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) hiện đang nuôi giữ cho nguyên đơn NĐ.

    Trong trường hợp bị đơn để xảy ra thiệt hại đối với con trâu thì phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền trị giá con trâu là 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng).

    Ngoài ra, Tòa án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.

    Ngày 10-8-2016, bị đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, yêu cầu công nhận con trâu đực đang tranh chấp là của gia đình bị đơn.

    Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 24-11-2016, bị đơn và người đại diện theo ủy quyền của bị đơn cho rằng: Việc nguyên đơn khẳng định con trâu đang tranh chấp của nguyên đơn là không có cơ sở. Việc Tòa án sơ thẩm không tiến hành giám định ADN khi đã có đơn yêu cầu của đương sự là trái quy định của pháp luật. Đề nghị cấp phúc thẩm, tạm đình chỉ giải quyết vụ án để tiến hành giám định ADN của trâu đang tranh chấp để đảm bảo quyền và lợi ích cho bị đơn. Mọi chi phí, bị đơn hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Sau khi xem xét yêu cầu của bị đơn, Hội đồng xét xử đã hội ý và ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để trưng cầu giám định ADN của con trâu đang tranh chấp.

    Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và các đương sự, đã phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung đơn kháng cáo của bị đơn và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh.

    Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và các đương sự:

    NHẬN ĐỊNH

    Về thủ tục tố tụng:

      Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là vụ án tranh chấp vật nuôi quy định tại Điều 242 Bộ luật dân sự, Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự và thụ lý giải quyết là đúng quy định về thẩm quyền và quan hệ tranh chấp. Xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự, thời hạn giải quyết vụ án tuân thủ quy định của pháp luật.

      Tuy nhiên, việc cấp sơ thẩm không tiến hành trưng cầu giám định ADN đối với con trâu được xác định là tài sản đang có tranh chấp khi có yêu cầu của bị đơn là chưa thực hiện quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự.

      Về nội dung vụ án:

      Xem xét các đặc điểm nhận dạng tài sản đang tranh chấp thấy rằng: Đây là con trâu đực khoảng 04 tuổi, lông màu đen hơi bạc (màu da vải), sừng hơi chảng ra, mặt có 02 xoáy, hai vai trước 02 xoáy, hai mông sau có 02 xoáy, cổ phía trên có 01 xoáy.

      Căn cứ lời khai của các đương sự, về cơ bản cả phía nguyên đơn và bị đơn đều khẳng định hai gia đình có mất 01 con trâu đực với đặc điểm như đã nêu trên và đưa ra lời khai để nhận dạng con trâu đang có tranh chấp là tương đối chính xác. Vì vậy, chỉ căn cứ lời khai của các đương sự cũng như người làm chứng để đưa ra phán quyết là chưa có sức thuyết phục và không đảm bảo sự chính xác, khách quan. Trong quá trình giải quyết vụ án, phía chính quyền và Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa ra phương án áp dụng tập quán địa phương là thả trâu ra bãi, trâu về nhà nào thì thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Tập quán này thường được áp dụng để giải quyết những vụ việc tranh chấp trâu, bò nhằm đảm bảo sự khách quan, trung thực, nhanh gọn và dứt điểm. Tuy nhiên, phương án này không tiến hành được do bị đơn không phối hợp thực hiện. Cấp sơ thẩm nhận định phía bị đơn đã tự từ bỏ, trốn tránh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là có cơ sở.

      Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi phía bị đơn có đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định ADN để xác định huyết thống của con trâu đực – là tài sản đang tranh chấp. Cấp phúc thẩm đã ra quyết định trưng cầu giám định, tiến hành lấy mẫu của con trâu đang tranh chấp với mẫu của con trâu mẹ giả định đang thuộc quyền sở hữu của bị đơn mà bị đơn cho rằng có cùng huyết thống.

    Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định và kết quả giám định do Công ty di truyền số iDNA thực hiện, kết luận: “Sau khi tiến hành phân tích mẫu xét nghiệm của trâu mẹ giả định thuộc quyền sở hữu của BĐ và trâu con, kết quả xét nghiệm ADN huyết thống động vật chỉ ra rằng, trâu mẹ giả định thuộc quyền sở hữu của BĐ và trâu con không có mối quan hệ huyết thống mẹ con. Xác suất có mối quan hệ huyết thống mẹ con là 0,00%”.

    Như vậy, kết luận giám định này là căn cứ pháp lý khoa học, chính xác và khách quan nhất để Tòa án làm cơ sở xác định con trâu đực – là tài sản đang tranh chấp và con trâu mẹ hiện đang thuộc quyền sở hữu của BĐ không có quan hệ huyết thống. Điều đó cũng khẳng định rằng, con trâu đực không thuộc quyền sở hữu của BĐ. Nội dung BĐ kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận.

    Quá trình giải quyết vụ án từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm, việc tranh chấp quyền sở hữu đối với con trâu đực chỉ phát sinh duy nhất từ phía hai hộ gia đình là NĐ và BĐ, ngoài ra không có ai khác. Như vậy, bằng phương pháp loại trừ có thể xác định con trâu đực là tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình NĐ như khẳng định của án sơ thẩm là có cơ sở.

    Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cả hai bên đương sự, cấp phúc thẩm thấy bị đơn đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong một thời gian dài nên cần tính công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu cho bị đơn là đảm bảo cả lý và tình. Căn cứ văn bản xác nhận mức thu nhập của lao động phổ thông trên địa bàn phường K, thị xã L là từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày. Do đó, đối với công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu bò cần chấp nhận ở mức 40.000 đồng/ngày là phù hợp.

    Tại buổi làm việc ngày 03-11-2015, cấp sơ thẩm đã tạm giao cho BĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong thời gian giải quyết vụ án. Đây là cơ sở pháp lý để cấp phúc thẩm tính thời gian chăm sóc tương ứng với tiền công chăn dắt, chăm sóc trâu kể từ ngày 31-11-2015 đến ngày tuyên án sơ thẩm, tương ứng với số tiền là: 269 ngày x 40.000 đồng = 10.760.000 đồng. Buộc nguyên đơn phải trả chi phí này cho bị đơn.

    Từ những căn cứ trên, cấp phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của BĐ, sửa một phần nội dung của bản án sơ thẩm.

    Bị đơn kháng cáo không được chấp nhận phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

      Vì các lẽ trên;

      Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Không chấp nhận nội dung kháng cáo của BĐ, sửa một phần nội dung của Bản án sơ thẩm số 04/2016/DSST ngày 28-7-2016 của Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

      2. Áp dụng điều 242, 255, 256 Bộ luật dân sự:

    - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NĐ.

    - Buộc bị đơn BĐ phải trả lại tài sản một con trâu đực hiện gia đình đang chăm sóc, nuôi dưỡng trị giá 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) cho nguyên đơn NĐ. Đặc điểm con trâu như Biên bản xem xét, thẩm định và định giá tài sản ngày 11-4-2016.

    - Buộc nguyên đơn NĐ phải trả tiền công chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu đực từ ngày 03-11-2015 đến ngày 28-7-2016 cho gia đình BĐ với số tiền 10.760.000 đồng.

    Trong trường hợp bị đơn để xảy ra thiệt hại đối với con trâu thì phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền trị giá con trâu là 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng).

    Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu các đương sự có đơn yêu cầu thi hành án mà nguyên đơn hoặc bị đơn không chịu thi hành án thì còn phải trả tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

      Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

    3. Về án phí:

    - Về án phí sơ thẩm: Áp dụng khoản 4 Điều 18, Điều 24, khoản 1, 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án và danh mục mức án phí kèm theo: Buộc BĐ phải nộp 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại cho NĐ 200.000đ (Hai trăm ngàn đồng) tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh theo Biên lai thu tiền số 0002338, ngày 02-11-2015.

    Về án phí phúc thẩm: Áp dụng Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Buộc BĐ phải nộp 200.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm được khấu trừ số tiền 200.000 đồng đã nộp theo Biên lai số 0002378 ngày 16-8-2016 tại Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh; buộc NĐ phải nộp 530.000 đồng án phí dân sự theo giá ngạch.

    4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Như vậy, kết luận giám định này là căn cứ pháp lý khoa học, chính xác và khách quan nhất để Tòa án làm cơ sở xác định con trâu đực – là tài sản đang tranh chấp và con trâu mẹ hiện đang thuộc quyền sở hữu của BĐ không có quan hệ huyết thống. Điều đó cũng khẳng định rằng, con trâu đực không thuộc quyền sở hữu của BĐ. Nội dung BĐ kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận.

    Quá trình giải quyết vụ án từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm, việc tranh chấp quyền sở hữu đối với con trâu đực chỉ phát sinh duy nhất từ phía hai hộ gia đình là NĐ và BĐ, ngoài ra không có ai khác. Như vậy, bằng phương pháp loại trừ có thể xác định con trâu đực là tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình NĐ như khẳng định của án sơ thẩm là có cơ sở.

    Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cả hai bên đương sự, cấp phúc thẩm thấy bị đơn đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong một thời gian dài nên cần tính công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu cho bị đơn là đảm bảo cả lý và tình. Căn cứ văn bản xác nhận mức thu nhập của lao động phổ thông trên địa bàn phường K, thị xã L là từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày. Do đó, đối với công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu bò cần chấp nhận ở mức 40.000 đồng/ngày là phù hợp.

    Tại buổi làm việc ngày 03-11-2015, cấp sơ thẩm đã tạm giao cho BĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong thời gian giải quyết vụ án. Đây là cơ sở pháp lý để cấp phúc thẩm tính thời gian chăm sóc tương ứng với tiền công chăn dắt, chăm sóc trâu kể từ ngày 31-11-2015 đến ngày tuyên án sơ thẩm, tương ứng với số tiền là: 269 ngày x 40.000 đồng = 10.760.000 đồng. Buộc nguyên đơn phải trả chi phí này cho bị đơn.”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459223   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về giải quyết trường hợp lấn chiếm đất giáp ranh

    Án lệ số ……/2017/TANDTC-AL về giải quyết trường hợp lấn chiếm đất giáp ranh

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày …..tháng….. năm ….. và được công bố theo Quyết định số ……/QĐ-CA ngày …..tháng….. năm ….. của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 363/2014/DS-GĐT ngày 16-9-2014 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “tranh chấp quyền sử dụng đất giáp ranh” tại tỉnh Bạc Liêu giữa nguyên đơn là cụ A (đại diện theo uỷ quyền là bà C) với bị đơn là bà B (đại diện theo uỷ quyền là chị D); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: bà C, chị D, anh E.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 4,5, 6 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị lấn chiếm phần diện tích giáp ranh. Người lấn chiếm đất đã xây dựng nhà kiên cố không thể tháo dỡ.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, người lấn chiếm đất nếu chưa xây dựng nhà kiên cố thì phải trả lại phần đất đã lấn chiếm; đối với phần đất lấn chiếm đã xây dựng nhà kiên cố không thể tháo dỡ thì phải trả lại bằng giá trị theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Khoản 26 Điều 4, Khoản 5 Điều 105 Luật đất đai năm 2003 (tương đương khoản 24 Điều 4, khoản 5 Điều 166 Luật đất đai 2013)

    Các Điều 265, Điều 266, Điều 267, Điều 268 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương đương Điều 175, Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015).

    Điểm b mục II Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Bộ Tư pháp- Bộ Tài chính- Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản

    Từ khóa của án lệ:

      “Tranh chấp đất đai”; “Ranh giới giữa các bất động sản”; “Tuyên trả theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN:

    Đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn và cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C trình bày: Năm 1998 cụ A được Uỷ ban nhân dân thị xã xét hoàn cảnh khó khăn về nhà ở nên cấp cho cụ 15.000.000đồng để cất nhà tình nghĩa nhưng cụ không có đất nên con cụ tên C có nhượng lại cho cụ một phần đất có chiều ngang 6,25m x dài 40m diện tích chung là 250m2 tại đường nội bộ khu 30 căn thuộc khóm G, phường H, thành phố I, tỉnh Bạc Liêu để cụ cất nhà ở. Vị trí thửa đất về hướng Đông giáp phần đất còn lại của bà C, phía tây giáp với đất của bà B. Sau đó cụ cất nhà tình nghĩa trên phần đất mà cụ nhượng lại của bà C ngang 01m, chiều dài hết đất; chừa một phần đất trống cặp đất bà B ngang 1,5m, dài 30,5m. Bà B cho con là D cất nhà và làm hàng rào phía trước lấn sang đất của cụ A diện tích ngang trước 1,25m, ngang sau 0,9m, chiều dài 40m. Vì vậy, cụ uỷ quyền cho con cụ là C yêu cầu bà B và chị D phải tháo dỡ nhà và hàng rào để trả lại cho cụ A quyền sử dụng diện tích đất đã lấn chiếm ngang trước 1,25m, ngang sau 0,9m, chiều dài 40m.

    Bị đơn là bà B trình bày: Năm 1993 bà có chuyển nhượng phần đất và nhà hiện tại bà đang ở là của ông Trịnh Hoàng Nhất Lang, đất có chiều ngang là 12,5m, chiều dài 40m. Đất này đã được Nhà nước quản lý do Uỷ ban nhân dân thị xã I cấp cho ông Nhất Lang. Tuy nhiên, đến nay bà vẫn chưa chuyển tên quyền sử dụng đất này cho bà. Trong thời gian sử dụng đất giữa bà với bà C không tranh chấp về ranh đất. Lúc bà C cho cụ A đất cất nhà tình nghĩa, bà C có mời cán bộ địa chính đến cắm mốc làm ranh và hiện nay ranh đất này vẫn còn. Bà xác định khi cụ A cất nhà đã cất đất sát ranh đất của bà C, không có lấn ranh đất.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    Chị D trình bày: Ranh đất phía mẹ chị và bà C liền kề với hàng dâm bụt, về phần đất bà C có một con đường từ trước lộ ra sau hậu đất. Khi bà C cất nhà, bà C san lấp con mương và cắm cột mốc làm ranh tại hàng dâm bụt, nên phần đất còn lại bên này cột mốc là thuộc quyền sử dụng của mẹ chị. Năm 1995 chị có cất một căn nhà cây lá địa phương trên đất thuộc quyền sử dụng của mẹ chị, chị có chừa ra 0,2m là đất thuộc quyền sử dụng của mẹ chị mới đến ranh đất của bà C. Đến năm 2005 chị cất lại nhà có xê dịch về phía đất của cụ A 0,2m nhưng vẫn nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mẹ chị không có lấn ranh đất của bà C. Chị D không đồng ý tháo dỡ nhà và hàng rào để trả lại cho cụ A quyền sử dụng diện tích đất đã lấn chiếm ngang trước 1,25m, ngang sau 0,9m, chiều dài 40m.

    Anh E trình bày: Năm 1994 anh có sang nhượng lại của vợ chồng ông Huỳnh Quốc Thắng và bà Nguyễn Ngọc Ẩn diện tích đất nền ngang 13m x dài 40m và phần đất ao ngang 08m, dài 40m tại khóm G, phường H, thành phố I, tỉnh Bạc Liêu, cặp ranh đất với mẹ anh là bà B. Trước đây anh có cho mẹ anh làm hàng rào B40 nhờ qua đất của anh theo chiều ngang 1,8m. Hiện nay mẹ anh đã trả lại diện tích đất đã mượn và ranh giới đất giữa anh và mẹ anh là bờ tường xây cao 0,4 là đúng thực tế hiện trạng sử dụng đất hiện nay, chứ không phải là hàng rào lưới B40 cũ. Anh và mẹ anh không có tranh chấp gì về mảnh đất nên không yêu cầu xem xét giải quyết.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 54/2009/DSST ngày 22-9-2009, Toà án nhân dân thị xã Bạc Liêu (nay là thành phố Bạc Liêu), tỉnh Bạc Liêu quyết định:

    Chấp nhận một phần yêu cầu của cụ A.

    Buộc bà B phải có trách nhiệm bồi hoàn cho cụ A số tiền 2.025.000 đồng do đã chiếm dụng 5,4m2 đất giáp ranh với cụ A tại khóm G, phường H, thành phố I, tỉnh Bạc Liêu (ranh giới đất giữa cụ A với bà B là đầu hàng rào cọc sắt lưới B40 giáp đường đi chung ngăn cách trước nhà cụ A và nhà chị D kéo dài cặp mé ngoài tường nhà chị D ra thẳng ao đìa phía sau hậu đủ số đo 40m).

    Bác yêu cầu của cụ A đòi bà B phải trả lại đất lấn chiếm với diện tích 43m2.

    Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

    Ngày 24-9-2009 bà C kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm nêu trên.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 104/2011/DSPT ngày 23-9-2011, Toà án nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định:

    Chấp nhận một phần kháng cáo của cụ A (đại diện theo uỷ quyền bà C). Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 54/2009/DSST ngày 22-9-2009 của Toà án nhân dân thị xã Bạc Liêu (nay là thành phố Bạc Liêu), tỉnh Bạc Liêu.

    Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ A (đại diện theo uỷ quyền bà C) kiện đòi bà B quyền sử dụng đất giáp ranh.

    Buộc bà B phải có nghĩa vụ hoàn trả giá trị quyền sử dụng 52m2 đất giáp ranh cho cụ A với số tiền 19.500.000đồng, bà C đại diện nhận.

    Kiến nghị Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền điều chỉnh cắt diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà C chuyển sang quyền sử dụng đất bà B ngang 1,30m, dài 40m (diện tích ngang 1,3m, dài 40m hiện chị D (con bà B) đang sử dụng).

    Chi phí đo đạc đất tranh chấp 04 lần là 1.150.000đồng, bà B phải chịu. Bà B đã dự nộp 300.000đồng, bà C đã dự nộp 850.000đồng; buộc bà B hoàn trả lại cho bà C 850.000đồng.

    Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về nghĩa vụ nộp án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, bà C đại diện theo uỷ quyền của cụ A có đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Tại Quyết định kháng nghị số 250/2011/KN-DS ngày 23-7-2011, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 104/2011/DSPT ngày 23-9-2011 của Toà án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

    Tại phiên toà giám đốc thẩm ngày 16-9-2014, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Giám đốc thẩm chấp nhận Quyết định kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Quyết định kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

    Hội đồng giám đốc thẩm Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao nhận định:

    Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện: Theo nguyên đơn cụ A và người đại diện theo ủy quyền thì năm 1998 cụ được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xét điều kiện hoàn cảnh khó khăn về nhà ở nên đã cấp cho cụ A 15.000.000đồng để cất nhà tình nghĩa. Do cụ không có đất để làm nhà nên con gái cụ là bà C có nhượng lại cho cụ một phần đất có chiều ngang 6,25m; chiều dài 40m; diện tích là 250m2 tại đường nội bộ khu 30 căn thuộc khóm G, phường H, thành phố I, tỉnh Bạc Liêu để cất nhà ở. Cụ cất nhà có chiều ngang là 4m, cách ranh giới đất nhà bà B là 1,25m. Nhưng sau đó bà B đã cho con gái là chị D cất nhà và làm hàng rào lấn phần đất theo chiều ngang của cụ là 1,25m. Nay cụ yêu cầu bà B và chị D phải tháo dỡ nhà và hàng rào để trả lại đất cho cụ (ngang 1,25m; dài 40m).

      Bị đơn bà B trình bày: Năm 1993 bà có chuyển nhượng phần đất có chiều ngang là 12,5m, chiều dài 40m của ông K. Trong quá trình sử dụng đất giữa bà và bà C (con cụ A) thì không có tranh chấp về ranh giới đất. Khi cụ A và bà C cất nhà thì đã cất sát đến ranh giới của bà C. Bà và con bà là chị D không lấn chiếm của bà C, nên bà không đồng ý theo yêu cầu của bà C.

      Như vậy, lời khai của các bên là mâu thuẫn với nhau, nhưng theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và thu thập các chứng cứ thấy:

      Phần đất cụ A làm nhà là của bà C (con cụ A) được Ủy ban nhân dân thị xã I cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1993 có chiều ngang 12,5m, nhưng hiện nay theo các tài liệu đo đạc thì chiều ngang đất của bà C còn thiếu 1,30m; chiều ngang đất của anh E thiếu 0,20m (nhưng phần đất của anh E giáp với con hẻm xi măng còn dư chiều ngang 1,65m).

      Tòa án cấp phúc thẩm xác định anh E sử dụng đất đã chừa ra 1,65m giáp với lộ xi măng và lấn sang phần đất của bà B, còn bà B lấn sang phần đất của bà C dẫn đến bà C thiếu chiều ngang đất là 1,30m là đúng.

      Việc lấn chiếm đất của người khác cần phải buộc trả lại mới đúng. Tuy nhiên trong vụ án này cần phải xác định rõ phần đất nào có thể trả lại cho cụ A và bà C thì buộc bà B phải trả lại. Còn phần đất nào đã xây dựng nhà kiên cố không thể tháo dỡ trả lại được thì mới buộc trả lại bằng giá trị. Trong trường hợp buộc trả bằng giá trị thì phải xác định theo giá thị trường tại thời điểm xét xử.

      Việc Tòa án cấp phúc thẩm không tính giá trị theo giá thị trường, mà lại xác định theo khung giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2008 để làm căn cứ xác định giá trị quyền sử dụng đất là sai và gây thiệt hại đến quyền lợi của cụ A và bà C.

      Bởi các lẽ trên;

      Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và khoản 1, 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

    QUYẾT ĐỊNH:

      - Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 250/2014/KN-DS ngày 23/7/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

      - Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 104/2011/DSPT ngày 23-9-2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 54/2009/DSST ngày 22-9-2009 của Tòa án nhân dân thị xã Bạc Liêu (nay là thành phố Bạc Liêu), tỉnh Bạc Liêu về vụ án “tranh chấp quyền sử dụng đất giáp ranh” giữa nguyên đơn là cụ A với bị đơn là bà B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 03 người.

      - Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Bạc Liêu (nay là thành phố Bạc Liêu), tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Phần đất cụ A làm nhà là của bà C (con cụ A) được Ủy ban nhân dân thị xã I cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1993 có chiều ngang 12,5m, nhưng hiện nay theo các tài liệu đo đạc thì chiều ngang đất của bà C còn thiếu 1,30m; chiều ngang đất của anh E thiếu 0,20m (nhưng phần đất của anh E giáp với con hẻm xi măng còn dư chiều ngang 1,65m).

      Tòa án cấp phúc thẩm xác định anh E sử dụng đất đã chừa ra 1,65m giáp với lộ xi măng và lấn sang phần đất của bà B, còn bà B lấn sang phần đất của bà C dẫn đến bà C thiếu chiều ngang đất là 1,30m là đúng.

    Việc lấn chiếm đất của người khác cần phải buộc trả lại mới đúng. Tuy nhiên trong vụ án này cần phải xác định rõ phần đất nào có thể trả lại cho cụ A và bà C thì buộc bà B phải trả lại. Còn phần đất nào đã xây dựng nhà kiên cố không thể tháo dỡ trả lại được thì mới buộc trả lại bằng giá trị. Trong trường hợp buộc trả bằng giá trị thì phải xác định theo giá thị trường tại thời điểm xét xử”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459224   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

    Án lệ số .../..../AL về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 02/2011/DS-GDT ngày 17-01-2011 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại tỉnh Điện Biên giữa ngụyên đơn ông A và bị đơn anh B, chị C.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 9, 10 và 11 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các văn bản khác thể hiện các bên có thỏa thuận về điều kiện của việc tặng cho.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trong trường hợp này, phải xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là tặng cho tài sản có điều kiện.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    Điều 125 và Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tương ứng Điều 120 và Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Từ khóa của án lệ:

    “hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, “giao dịch dân sự có điều kiện”, “tặng cho tài sản có điều kiện”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện đề ngày 27-12-2006, ngày 10-01-2007 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông A và chị D trình bày:

    Năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cấp cho ông 72m3 đất mặt đường quốc lộ 279 (theo quyết định số 1487 ngày 25-9-2003). Ngày 24-12-2003, ông lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh B (là con trai của ông) và chị C (là con dâu của ông) diện tích đất nêu trên. Ngày 06-12-2003, ông lại lập hợp đồng chuyển quyền sở hữu đất nhà ở cho anh B, chị C diện tích đất nêu trên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên.

    Năm 2005, giữa ông và chị D (con gái của ông) có tranh chấp diện tích đất này nên tại Bản án dân sự phúc thẩm số 08/DSPT ngày 24-8-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã buộc chị D phải trả cho ông diện tích đất nêu trên.

    Ngày 12-6-2006, Ủy ban nhân dân thành phố P, tỉnh Điện Biên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông.

    Ngày 27-10-2006, ông làm hợp đồng tặng cho anh B (là con trai của ông) với điều kiện anh B phải xây nhà cho ông ở.

    Khị ông hoàn tất thủ tục sang tên theo hợp đồng tặng cho, anh B đã không thực hiện việc xây nhà như đã hứa mà còn yêu cầu ông ra M, huyện G ở nên yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho đất vì anh B, chị C không thực hiện điều kiện đã cam kết.

    Bị đơn là anh B và chị C trình bày: Ông A (là bố của anh) đã tặng cho vợ chồng anh diện tích đất nêu trên từ khi ông A còn minh mẫn, tỉnh táo. Nay ông A không còn minh mẫn thì chị D (là chị gái của anh) ép ông A làm đơn hủy hợp đồng tặng cho. VIệc bố cho anh đất không có diều kiện và cam kết gì nên không chấp nhận theo yêu cầu của nguyên đơn.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30-6-3007, Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên quyết định:

    Không chấp nhận yêu cầu của ông A về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 82 ngày 06-10-2006, giữa bên chuyển nhượng là ông A, bên nhận chuyển nhượng anh B, chị C.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày 28-8-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên quyết định: Sửa bản án sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30-6-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

    Chấp nhận đơn kháng cáo của ông A. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 82 ngày 06-10-2006 giữa người chuyển nhượng ông A với người nhận chuyển nhượng anh B đối với mảnh đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AĐ 762/197 Thửa đất 2A, tờ bản đồ 289 IV-D-d tổ dân phố số 8, phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên.

    Kiến nghỉ với phòng Tài Nguyên Môi trường của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên phải đính chính khôi phục lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người đứng tên sử dụng đất ông A AÐ 762/197 Thửa đất 2A, tờ bản đó 289 IV-D-d tổ dân phố 8. phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên.

    Kiến nghị với Phòng Tài nguyên Môi trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thu hồi giấy chúng nhận quyền sử dụng đất đối với người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với anh B số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H 06445/QSDĐ. Quyết định cấp sổ: 822/2006/QĐ-UBND ngày 27-10-2006 đổi với thứa đât số 2A tờ bản đồ số 289-IV-D-d tại tổ dân phố 8 phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Sau khi xét xử phúc thẩm, anh B có đơn khiêu nại đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thâm nêu trên.

    Tại Quyết định số 579/2010/KN-DS ngày 26-8-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày 28-8-2007 của Tòa án nhân tỉnh Điện Biên, đề nghị Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30-6-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật với nhận định:

    Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì nguồn gốc 72m2 đất thửa 24, tờ bản đồ 289 IV-D-d tổ dân phố 8, phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên là của ông A được chính qиуền địa phương cấp để làm nhà ở theo giấy cấp đất số 1487 ngày 25-9-2003.

    Ngày 06-12-2003, ông A lập giấy chuyển quyền sở hữu lô đất cho vợ chồng anh B, có chữ ký của ông A, vợ chồng anh B, nhân chứng là bí thư Chi bộ, Khối trưởng và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường.

    Ngày 24-12-2003, ông A lại có "Đơn xin chuyển quyền sử dụng đất” vẫn có nội dung chuyển quyền sử dụng diện tích đất cho vợ chồng anh B, có chữ ký của ông A và xác nhận của trưởng phố.

    Tuy nhiên, diện tích đất trên giữa ông A với chị D đang có tranh chấp. Tại bản án dân sự phủc thẩm số 08/DSPT ngày 24-8-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên mới buộc chị D trả diện tích đất cho ông A và tại “Biên bản giải quyết thi hành án" ngày 22-3-2006 thì chị D mới trả đất cho ông A.

    Như vậy có cơ sở để xac định tuy từ năm 2003 ông A lập giấy cho vợ chồng anh B, nhưng ở tại thời điểm này chị D vẫn là người quản lý và sử dụng đất; đến ngày 24-8-2005 ông A mới được xác định là người có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên (theo quyết định có hiệu lực của Tòa án) và đến ngày 22-3-2006 ông A mới thực tế nhận đất. Do đó, việc ông A làm giấy tặng cho anh B trước đó là không có giá trị pháp lý, hơn nhữa vợ chồng anh B cũng chưa làm được thủ tục sang tên, chưa nhận đất.

    Sau khi nhận đất, ngày 25-3-2006 ông A mới ủy quyền cho anh B xin giấy phép xây dựng, giải phóng mặt bằng, xây nhà cho ông A ở và chăm sóc cụ Đ (cha của ông A). Ngày 12-6-2006 ông A mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

      Ngày 03-6-2006, tại thành phố Hà Nội ông A lại ủy quyền cho anh E làm thủ tục để ông A tặng cho vợ chồng anh B diện tích đất nêu trên.

    Tại Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 82/HĐ-UBND (không ghi ngày tháng) tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên thể hiện ông A cho anh B diện tích đất trên. Hợp đồng trên có chữ ký đề tên ông A, anh B, người được ủy quyền là anh E. Nhưng Ủy ban nhân dân phường lại có xác nhận vào hồi 8h ngày 6-10-2006. Trên cơ sở hợp đồng trên anh B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trong thực tế từ ngày 17-02-2003, ông A bị bệnh phải điều trị tại thành phố Hà Nội (tại biên mạch máu não, liệt nửa người bên trái, liệt thân kinh trung tương...).

    Như vậy, trong năm 2006 ông A đã ký nhiều văn bản để định đoạt 72m2 đất mà ngày 12-6-2006 ông được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, ông A đang ở thành phố Hà Nội đang bị liệt thần kinh trung ương, liệt nửa người và ông A cũng chưa hề sử dụng đất.

    Lẽ ra, phải làm rõ, xác định ý chí của ông A về việc định đoạt 72 m2 đất này, xem xét đánh giá ông A có ý chí cho anh B hay ông A chỉ giao cho anh B xây cất nhà để ở. Đồng thời làm rõ ông A ký hợp đông khi nào? ở đâu? giá trị pháp lý của hợp đồng này, lý do ông A ký hợp đồng nay lại xin hủy hợp đồng. Nếu ông A chỉ giạo cho anh B xây cất nhà để ông ở và ông A có nhu cầu sử dụng đất thì phải hủy hợp đồng trên, công nhận ông A có quyển sử dụng đất, nhưng ông A phải thanh toán các chi phí hợp lý trong việc làm thủ tục sang tên đất nếu anh B có yêu cầu.

    Trong trường hợp ông A không có nhu cầu sử dụng và thể hiện ý chí đã cho anh B thì phải bác yêu cầu của ông A, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào các văn bản do ông A ký và việc anh B được công nhận có quyền sử dụng đất để bác yêu cầu của ông A, còn Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông A bị bệnh không nhận thức được hành vi khi ký kết các văn bản và thủ tục tặng cho không tuân thủ các quy định của pháp luật, từ đó, hủy hợp đồng chuyến nhượng, công nhận ông A có quyền sử dụng đất đều chưa đủ căn cứ.

    Ngoài ra, Ủy ban nhân dân mới là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại kiến nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh B là không chính xác.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao là cần thiết vì năm 2003 ông A có lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh B và năm 2006 lập giấy ủy quyền tặng cho đất cho vợ chồng anh B, tuy giấy tờ ghi chuyển nhượng quyền sử dụng, nhưng đều thể hiện nội dung là ông A tặng cho vợ chồng anh B. Vì vậy, cần làm rõ việc tặng cho của ông A có điều kiện hay không để giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Hội đồng giám dốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, ông A cho rằng ngày 25-9-2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cấp cho ông 72m đất tại thửa 2A, tờ bản đồ 289 IV-D-d tổ dân phố 8, phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 1487. Ngày 06-12-2003, ông A lập giấy chuyển quyền sở hữu lô đất cho vợ chồng anh B, chị C có Bí thư Chi bộ, Khối trưởng chứng kiến và có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường T.

    Ngày 24-12-2003, ông A lại có “Đơn xin chuyển quyền sử dụng đất” chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh B, chị C, có xác nhận của trưởng phố.

    Tuy nhiên, diện tích đất nêu trên chị D (là con gái của ông A) đang quản lý, sử dụng. Năm 2005 ông A đã khởi kiện yêu cầu chị D phải trả cho ông diện tích đất nêu trên. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 08/DSPT ngày 24-8-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã buôc chị D trả lại đất cho ông A.

    Ngày 12-6-2006, Ủy ban nhân dân thành phố P, tỉnh Điện Biên đã cấp giấy chứng nhận cho ông A được quyền sử dụng 72m đất nêu trên.

    Ngày 15-9-2006, ông A có đơn xin xác nhận việc ông ủy quyền cho anh B, chị C được toàn quyền “Sở hữu và sử dụng đất”.

    Ngày 03-10-2006, ông A lập hợp đồng ủy quyền cho ông E làm thủ tục tặng cho anh B diện tích đất nêu trên, có chứng thực của Phòng Công chứng Nhà nước số 3, thành phố Hà Nội.

    Ngày 06-10-2006, ông A lại lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh B, chị C, mục giá trị chuyển nhượng ghi “Bố cho con”; Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ đã xác nhận số 82/HĐ-UBND cùng ngày nên hợp đồng này thể hiện hợp pháp hóa việc ông A tặng cho anh B, chị C quyền sử dụng đất.

    Ngày 27-10-2006, Ủy ban nhân dân thành phố P cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh B, chị C.

    Như vậy, nếu có căn cứ xác định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương cấp đất cho ông A từ năm 2003 (vì Tòa án các cấp chưa thu thập quyết định cấp đất năm 2003), thì ông A có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất nêu trên từ năm 2003 nên ông A có quyền định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, ông A cho rằng việc ông tặng cho có điều kiện, đó là vợ chồng anh B phải làm nhà cho ông ở, chăm sóc ông và bố, mẹ của ông, nhưng vợ chồng anh B không thực hiện cam kết. Tuy anh B không thừa nhận việc ông A tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy quyền ngày 25-3-2006, thể hiện ông A ủy quyền cho anh B xin giấy phép xây dựng... có trách nhiệm xây nhà trên lô đất 379B để ông A ở, có trách nhiệm chăm sóc ông, bà Đ (là bố, mẹ của ông A). Tại bản Cam kết ngày 12-10-2006, anh B có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất...tôi làm cam kết này với chính quyền địa phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố tôi và không được chuyên nhượng cho ai”.

    Mặc dù hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện. nhưng tại các văn bản nêu trên có thể hiện anh B phải làm nhà cho ông A ở, chăm sóc ông A và bố mẹ của ông A.

    Do vậy, cần thu thập xác minh anh B có thực hiện đầy đủ các điều trên hay không? Thời gian ông A đi điều trị tại bệnh viện thì ai là người chăm sóc ông A? Hiện vợ chồng anh B đang cư trú tại Hà Nội, thì điều kiện chăm sóc vợ chồng cụ Đ (bố, mẹ ông A) như thế nào? Trên cở sở xác định việc thực hiện các điều kiện của vợ chồng anh B để xác định hợp đồng tặng cho giữa ông A và vợ chồng anh B đã hoàn thành hay chưa hoàn thành để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 44 Luật đất đai, thì Phòng tài nguyên và môi trường không có thẩm quyền thu hồi đất nên Tòa án cấp phúc thẩm kiến nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh B là không đúng pháp luật.

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thấy cần hủy bản án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

    Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ.

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày 28-8-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30-6-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên về vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông A với bị đơn là anh B và chị C.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

     

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    Như vậy, nếu có căn cứ xác định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương cấp đất cho ông A từ năm 2003 (vì Tòa án các cấp chưa thu thập quyết định cấp đất năm 2003), thì ông A có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất nêu trên từ năm 2003 nên ông A có quyền định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, ông A cho rằng việc ông tặng cho có điều kiện, đó là vợ chồng anh B phải làm nhà cho ông ở, chăm sóc ông và bố, mẹ của ông, nhưng vợ chồng anh B không thực hiện cam kết. Tuy anh B không thừa nhận việc ông A tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy quyền ngày 25-3-2006, thể hiện ông A ủy quyền cho anh B xin giấy phép xây dựng... có trách nhiệm xây nhà trên lô đất 379B để ông A ở, có trách nhiệm chăm sóc ông, bà Đ (là bố, mẹ của ông A). Tại bản Cam kết ngày 12-10-2006, anh B có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất...tôi làm cam kết này với chính quyền địa phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố tôi và không được chuyên nhượng cho ai”.

    Mặc dù hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện. nhưng tại các văn bản nêu trên có thể hiện anh B phải làm nhà cho ông A ở, chăm sóc ông A và bố mẹ của ông A.

    Do vậy, cần thu thập xác minh anh B có thực hiện đầy đủ các điều trên hay không? Thời gian ông A đi điều trị tại bệnh viện thì ai là người chăm sóc ông A? Hiện vợ chồng anh B đang cư trú tại Hà Nội, thì điều kiện chăm sóc vợ chồng cụ Đ (bố, mẹ ông A) như thế nào? Trên cở sở xác định việc thực hiện các điều kiện của vợ chồng anh B để xác định hợp đồng tặng cho giữa ông A và vợ chồng anh B đã hoàn thành hay chưa hoàn thành để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459226   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người Việt Nam ở trong nước sử dụng

    Án lệ số /2017/AL về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người Việt Nam ở trong nước sử dụng

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày… tháng … năm 2017 và được công bố theo Quyết định số …/QĐ-CA ngày … tháng … năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 461/2014/DS-GĐT ngày 24-11-2014 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tài sản bị cưỡng chế” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là cụ A với bị đơn là ông H, bà K; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm Ủy ban nhân dân thành phố X, Ngân hàng Y.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 4 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao đất nông nghiệp cho người Việt Nam ở trong nước sử dụng; người Việt Nam ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, đất không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đã giao đất, khi người đó trở về Việt Nam sinh sống thì không có quyền đòi lại đất.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Mục 3 phần III, mục 3 phần V Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Điều 14 Luật đất đai năm 1987, Điều 26 Luật đất đai năm 1993, khoản 11 Điều 38 Luật đất đai năm 2003 (tương ứng với điểm h khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013), Điều 50 Luật đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 100 Luật đất đai năm 2013).

    Từ khóa của án lệ:

    “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”; “Người Việt Nam ở trong nước”; “Giao đất nông nghiệp”, “Thu hồi đất nông nghiệp”; “Đòi lại đất”; “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là cụ A, do ông M đại diện trình bày:

    Năm 1978 vợ chồng cụ A và cụ B cho ông H diện tích đất 5 sào có làm giấy cho trong đó xác định tứ cận phía đông giáp đất ông Lạc, phía tây giáp đất bà Nguyễn Thị Thanh, phía nam giáp đất người Thượng, phía bắc giáp quốc lộ 14. Sau khi cho đất thì vào năm 1982 và 1983 ông H bán diện tích đất này cho ông Nguyễn Đăng Nhật và ông Nguyễn Văn Biểu. Khi ông H bán hết diện tích đất được cho thì cụ A cho ông H diện tích đất kế bên với diện tích là 150m2, khi cho không lập văn bản. Đến năm 2005 cụ A cho ông H căn nhà và diện tích đất được xác định tứ cận là phía đông giáp đất ông Nguyễn Văn Biểu, phía tây và phía nam giáp đất còn lại của gia đình, phía bắc giáp quốc lộ 14.

    Năm 2005 cụ A lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày 09-3-2006 cụ A được Ủy ban nhân dân thành phố X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516166 thửa số 9 tờ bản đồ 58 diện tích 10.112,4m2, mục đích sử dụng trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng đến năm 2013 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516165 thửa đất số 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300m2 mục đích sử dụng đất ở đô thị cho cụ A và cụ B. Tháng 11-2006 cụ A có đơn xin điều chỉnh và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp với hiện trạng đã xây nhà trên đất, ngày 24-11-2006 Ủy ban nhân dân thành phố X đã ban hành Quyết định số 762/QĐ-UBND thu hồi các Giấy chứng nhận số AD 516165 và AD 516166 cấp đổi thành các Giấy chứng nhận mới số AG 680769 và AG 680768 cho cụ A và cụ B.

    Ngày 19-6-2009 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố X ban hành Quyết định số 1654/QĐ-UBND thu hồi các Giấy chứng nhận mang số AG 680769 và AG 680768 đã cấp cho cụ A và cụ B với lý do giấy chứng nhận đã cấp có sự chồng lấn lên phần diện tích và trùng số thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H. Cụ A đã khiếu nại rồi khởi kiện hành chính đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố X về việc ban hành Quyết định số 1654/QĐ-UBND thu hồi các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 680769 và AG 680768. Hiện nay vụ kiện đang bị tạm đình chỉ giải quyết do cụ A khởi kiện ông H đòi lại đất vì ông H chiếm giữ và giả mạo giấy tờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông H.

    Năm 2005 ông H dùng bản photo giấy cho đất tự sửa chữa toàn bộ vị trí thửa đất, phía nam giáp đất ông Đoàn, phía bắc giáp quốc lộ 14 rồi photo lại dùng làm tài liệu kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời ông H làm giấy xác nhận mất giấy tờ gốc xin Ủy ban nhân dân phường E, trên cơ sở tài liệu này Ủy ban nhân dân thành phố X đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H 4.925,5m2 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 cho thửa 9A, tờ bản đồ 58 có diện tích 300,5m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 cho thửa 09 tờ bản đồ số 58 với diện tích 4.624m2).

    Như vậy, việc ông H đã giả mạo giấy cho đất (sửa chữa tứ cận) cố tình gian dối khi kê khai để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái pháp luật, việc Ủy ban nhân dân thành phố X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là không đúng thực tế, phần đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H vẫn thuộc quyền sử dụng của cụ A, cụ B từ trước 1975 đến nay và cụ A, cụ B đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Do đó cụ A đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết buộc ông H và bà K trả lại 4.775,4m2 cho cụ A, đồng thời hủy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông H và bà K (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 đã cấp đối với thửa 9A, tờ bản đồ 58 có diện tích 300,5m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 thửa số 09 tờ bản đồ số 58 diện tích 4.624m2 do Ủy ban nhân dân thành phố X cấp.

    Bị đơn là ông H trình bày:

    Năm 1978 cha mẹ của ông là cụ A và cụ B có cho vợ chồng ông căn nhà và lô đất trồng cây ăn trái, tổng diện tích đất là 05 sào, khi cho có làm giấy cho nhà và tứ cận được xác định phía đông giáp đất ông Lạc, phía tây giáp đất bà Nguyễn Thị Thanh, phía nam giáp đất người Thượng, phía Bắc giáp quốc lộ 14. Năm 1982, cụ A có bán cho ông Nguyễn Đăng Nhật 01 sào phần diện tích đất cha mẹ đã cho ông, năm 1985 còn lại 4 sào cụ B bán cho ông Nguyễn Văn Biểu. Sau khi cha mẹ bán đất thì cha mẹ cho vợ chồng ông 5 sào liền kề. Diện tích đất cha mẹ cho vợ chồng ông năm 1978 chưa biết giáp ai nên cụ B để trống sau khi bán xong cha mẹ cho lại 5 sào kề bên nên ông mới đề vào giáp đất ông Biểu với giáp đất nhà và xác nhận của Quốc doanh chiếu bóng thuộc Ty văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Hội nông dân tập thể xã E và Ủy ban nhân dân xã E. Sau khi bán đất xong cha mẹ định cư tại Cộng hòa liên bang Đức.

    Đến năm 2004 cụ A hồi hương, trước đó ông có gửi cho bà Nguyễn Thị Thanh tất cả giấy tờ nhà và đất, đến năm 2005 vợ chồng ông có lên hỏi đòi lại giấy tờ nhà đất thì bà Thanh trả lại toàn bộ giấy tờ photo, còn giấy cho nhà và đất giấy gốc có con dấu của các cơ quan hiện tại cụ A đang giữ, ông mang toàn bộ giấy tờ photo kèm theo hai bản quyết định trồng cà phê 1980 và 1990 của Ủy ban nhân dân thị xã X lên Ủy ban nhân dân phường E để hỏi có làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thì Ủy ban nhân dân phường E hướng dẫn ông cần phải được mẹ và các anh em ở Việt Nam ký và xác nhận năm 1978 có cho vợ chồng ông căn nhà 150m2 và 3,5 sào đất trồng cây ăn trái đúng như trong giấy tờ gốc.

    Sau khi về nói với cụ A (cụ B đã chết) thì cụ A có làm đơn xác nhận là năm 1978 có cho vợ chồng ông căn nhà và mấy sào đất trồng cây ăn trái. Cụ A ký, anh Nguyễn Văn Thiện (nay đã chết), em Nguyễn Thị Thanh đều ký xác nhận năm 2005, nên ông mang đến Ủy ban nhân dân phường E xem xét và được Ủy ban nhân dân phường chấp nhận và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông.

    Năm 2006 cụ A có làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân thành phố X cấp chồng lên diện tích đất của vợ chồng ông và kiện vợ chồng ông là lừa đảo, chiếm đoạt đất của cụ A.

    Theo đơn khởi kiện của cụ A buộc vợ chồng ông trả lại diện tích đất 4.775,4m2 đất thuộc các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 diện tích 4.624m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 diện tích 300,5m2 đã trừ đi 150m2 của vợ chồng ông, vợ chồng ông không chấp nhận yêu cầu của cụ A, vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông là hợp pháp và khi cấp thì không ai khiếu nại gì, do đó đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng ông.

    Diện tích hai lô đất trên vợ chồng ông đã thế chấp vay vốn tại Ngân hàng Y với số tiền 3.000.000.000 đồng, Ngân hàng đã khởi kiện và hiện thi hành án đã kê biên lô đất 300,5m2.

    Ngoài những ý kiến trên thì ông không có ý kiến nào khác.

    Bị đơn là bà K nhất trí với lời trình bày của chồng là ông H, không có ý kiến trình bày gì thêm.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ủy ban nhân dân thành phố X, do ông N là đại diện theo ủy quyền trình bày: việc Ủy ban nhân dân thành phố X cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H, bà K là đúng trình tự thủ tục. Nay giữa cụ A và ông H, bà K có tranh chấp quyền sử dụng đất thì đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo pháp luật.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng Y, do ông P là đại diện theo ủy quyền trình bày: Ngân hàng Y nhận thế chấp tài sản của ông H, bà K khi cho ông H và bà K vay vốn là ngay tình, đăng ký thế chấp đúng theo quy định của pháp luật. Nay các bên có tranh chấp liên quan đến tài sản đã thế chấp vay vốn của Ngân hàng thì đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 124/2013/DS-ST ngày 06-9-2013, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột quyết định: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cụ A về việc yêu cầu ông H và bà K trả lại diện tích đất 4.775,4m2 cho cụ A và hủy các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông H và bà K số: AD 579302 thửa 9A tờ bản đồ 58 có diện tích 300,5m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 579313 thửa số 09 tờ bản đồ số 58 diện tích 4.624m2 do Ủy ban nhân dân thành phố X cấp.

    Tòa án còn quyết định về án phí và nghĩa vụ chậm thi hành án.

    Ngày 09-9-2013, cụ A kháng cáo.

    Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk kháng nghị phúc thẩm bản án dân sự sơ thẩm nêu trên.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 07/2014/DSPT ngày 14-01-2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã sửa bản án dân sự sơ thẩm như sau:

    Công nhận quyền sử dụng đất 4.775,4m2 nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 diện tích 4.624,9m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 diện tích 300,5m2 do Ủy ban nhân dân thành phố X đã cấp cho vợ chồng ông H và bà K ngày 26-12-2005 (sau khi khấu trừ 150m2 cụ A đã cho ông H năm 2005) thuộc quyền quản lý, sử dụng của cụ A – Khấu trừ diện tích đất thu hồi 272,8m2 theo Quyết định thu hồi số 4223/QĐ-UBND ngày 24-12-2012 của Ủy ban nhân dân thành phố X và diện tích cụ A tự nguyện cho tại phiên tòa phúc thẩm là 33,74m2. Như vậy, còn lại là 4.468,86m2.

    Hủy 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 diện tích 4.624,9m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 diện tích 300,5m2 do Ủy ban nhân dân thành phố X đã cấp cho vợ chồng ông H và bà K ngày 26-12-2005.

    Buộc ông H và bà K phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho cụ A tổng diện tích 4.468,86m2 tọa lạc tại tổ dân phố G, phường E, thành phố X, tỉnh Đắk Lắk có tứ cận: phía bắc giáp quốc lộ 14 (đường Lê Duẩn), phía nam giáp đất cụ A, phía đông giáp đất giao cho ông H, bà K và đất ông Dũng, phía tây giáp đất cụ A.

    Ghi nhận sự tự nguyện của cụ A về việc cho ông H và bà K diện tích 33,74m2 và diện tích 150m2 cho năm 2005. Tổng cộng là 183,74m2 có tứ cận: phía bắc giáp quốc lộ 14 kích thước 6,03m; phía nam giáp đất cụ A kích thước 6,03m; phía đông giáp đất ông Dũng kích thước 30,47m; phía tây giáp phần đất trả cho cụ A kích thước 30,47m.

    Ông H, bà K, Ngân hàng Y và ông S có đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định kháng nghị số 343/2014/DS-KN ngày 16-9-2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 124/2013/DSST ngày 06-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Vợ chồng cụ B (chết năm 1998), cụ A sử dụng 29.418,27m2 đất tọa lạc tại phường E, thành phố X , tỉnh Đắk Lắk từ trước năm 1975.

    Năm 1983 vợ chồng cụ A, cụ B đã xuất cảnh sang định cư tại Cộng hòa liên bang Đức, toàn bộ diện tích đất nêu trên giao lại cho các con ở trong nước sử dụng, trong đó giao cho vợ chồng ông H, bà K một phần diện tích và năm 2005 vợ chồng ông H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng với diện tích 4.924m2 (gồm 300,5m2 đất ở và 4.624,9m2 đất nông nghiệp).

    Năm 2004, cụ A hồi hương và được các con giao lại một số diện tích đất để sử dụng; năm 2006 cụ A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có cả diện tích đất mà vợ chồng ông H đang sử dụng. Sau đó, Ủy ban nhân dân thành phố X kiểm tra phát hiện phần diện tích đất cấp quyền sử dụng đất cho cụ A đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H năm 2005 nên đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ A. Khi Tòa án giải quyết tranh chấp đất, Ủy ban nhân dân thành phố X vẫn xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là đúng.

    Như vậy, tuy diện tích đất tranh chấp nêu trên có nguồn gốc là của cụ A, cụ B nhưng hai cụ đi nước ngoài nên đã giao cho vợ chồng ông H, bà K sử dụng từ năm 1983 và ông H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005. Đối với diện tích đất nông nghiệp 4.624,9m2 khi cụ A, cụ B đi định cư tại Cộng hòa liên bang Đức, nếu không giao cho ông H sử dụng thì cũng bị Nhà nước thu hồi, vợ chồng ông H đã có quá trình sử dụng ổn định, lâu dài và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên đất không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hai cụ.

    Đối với 300,5m2 đất ở thì cụ A đã đồng ý cho ông H 150m2, phần còn lại là di sản thừa kế của cụ B nên cụ A không có quyền đòi lại toàn bộ phần diện tích đất này.

    Mặt khác, năm 2009 ông H đã thế chấp quyền sử dụng đất này cho Ngân hàng Y để vay tiền. Do ông H không trả được nợ nên Ngân hàng đã khởi kiện. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận số 47/2011/QĐDSST-KDTM ngày 17-6-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk công nhận sự thỏa thuận của ông H và Ngân hàng trong đó có nội dung nếu đến hết ngày 07-7-2011 ông H không trả nợ 3.571.466.666 đồng thì Ngân hàng có quyền cưỡng chế phát mại tài sản thế chấp. Do ông H không thực hiện được thỏa thuận nên Ngân hàng đã tiến hành tổ chức bán đấu giá tài sản là diện tích đất tranh chấp (đấu giá thành ngày 30-10-2012 và ngày 06-6-2013), ông S là người mua trúng đấu giá tài sản. Như vậy, diện tích đất tranh chấp đã được giải quyết bằng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án năm 2011, năm 2012 cụ A mới tranh chấp và tài sản tranh chấp đã được đem bán đấu giá thành, nhưng khi xét xử phúc thẩm (ngày 14-01-2014) Tòa án cấp phúc thẩm lại buộc ông H, bà K trả toàn bộ đất cho cụ A (trừ phần đất đã làm nhà 180m2) là không đúng, không thể thi hành được bản án và không đảm bảo quyền lợi của ông H, Ngân hàng và ông S.

    Do đó, xét thấy cần phải hủy cả bản án dân sự sơ thẩm để đưa ông S tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới giải quyết toàn diện vụ án.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Chấp nhận Kháng nghị số 343/2014/DS-KN ngày 16-9-2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 07/2014/DSPT ngày 14-01-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 124/2013/DSST ngày 06-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tài sản bị cưỡng chế” giữa nguyên đơn là cụ A với bị đơn là vợ chồng ông H, bà K; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ủy ban nhân dân thành phố X và Ngân hàng Y.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm lại lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Như vậy, tuy diện tích đất tranh chấp nêu trên có nguồn gốc là của cụ A, cụ B nhưng hai cụ đi nước ngoài nên đã giao cho vợ chồng ông H, bà K sử dụng từ năm 1983 và ông H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005. Đối với diện tích đất nông nghiệp 4.624,9m2 khi cụ A, cụ B đi định cư tại Cộng hòa liên bang Đức, nếu không giao cho ông H sử dụng thì cũng bị Nhà nước thu hồi, vợ chồng ông H đã có quá trình sử dụng ổn định, lâu dài và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên đất không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hai cụ.”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459230   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về phạm vi yêu cầu trong vụ án đòi tài sản là nhà đất

    Án lệ số …./2017 về phạm vi yêu cầu trong vụ án đòi tài sản là nhà đất

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày... tháng... năm... và được công bố theo Quyết định số.../QĐ-CA ngày... tháng... năm... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 461/2012/DS-GĐT ngày 20-9-2012 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “đòi nhà cho thuê” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9 (người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là NĐD) với bị đơn là BĐ (BĐ ủy quyền cho NUQ); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là NLQ1, NLQ2

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 10 phần Xét thấy của Quyết định Giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung án lệ:

    Tình huống án lệ:

    Trong vụ án kiện đòi tài sản là nhà đất, có đương sự yêu cầu xác định nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình nhưng không yêu cầu giải quyết phần giá trị công trình mà họ đã xây dựng thêm trên đất đó và Tòa án quyết định nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người khác.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này phải giải quyết việc thanh toán giá trị công trình xây dựng thêm trên đất đó vì yêu cầu xác định nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của đương sự lớn hơn yêu cầu thanh toán giá trị công trình xây dựng thêm trên đất đó.

    - Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Khoản 1, Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

    Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

    Từ khóa án lệ:

    “Đòi tài sản”; “Nhà đất”; “Thanh toán giá trị công trình xây dựng”; “Phạm vi yêu cầu”; “Không vượt quá phạm vi yêu cầu”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện đề ngày 27-12-2009 và trong quá trình tố tụng, các đồng nguyên đơn và NĐD, đại diện theo ủy quyền của các đồng nguyên đơn trình bày:

    Nhà đất tại A, phường B, quận BT, thành phố Hà Nội có diện tích 170m2 mang bằng khoán điền thổ số 708 khu C đứng tên cụ D và E, do bảo hộ Bắc Kỳ cấp ngày 22-5-1935. Cụ D và cụ E không có con chung. Năm 1955 cụ E chết, năm 1951 cụ D cho cụ F thuê một phần diện tích nhà A để đặt máy xay xát gạo. Năm 1953 cụ D chết thì cụ G (vợ sau của cụ D) tiếp tục ký hợp đồng cho cụ F thuê. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh và biến động của lịch sử nên gia đình không tiếp tục theo dõi việc cho thuê nhà đất. Sau khi tìm hiểu, gia đình được biết người đang sử dụng là NLQ2. Năm 1981 cụ G trực tiếp sang gặp ông Chủ nhiệm NLQ2là ông H nhưng không lần nào được ông H tiếp. Năm 1982 cụ G mất, ngày 18-12-1982 ông H thuê người phá toàn bộ căn nhà trên để xây dựng lại (hiện nay là 3 tầng).

    Việc xây dựng này, đồng nguyên đơn đều đã nhiều lần làm đơn đến cơ quan thẩm quyền để xin được giải quyết nhưng không có hồi âm.

    Quá trình quản lý đất tại đây gia đình nguyên đơn đã bán một phần nhà A cụ thể: Năm 1988, gia đình đã bán phần đất diện tích phía A1 cho bà I, ông J, ông K diện tích ở 37,8m2, sân 35,01m2 và sau này bán tiếp diện tích khu phụ, phần diện tích khu phụ khoảng 10m2, hiên có chiều ngang 1m, chiều dài 6m nối nhà A1 xuống khu phụ nhà AB. Tổng diện tích bán cho bà I, ông J, ông K khoảng 90m2. Năm 1992 gia đình bán tiếp nhà AB cho ông L, bà M có tổng diện tích 50m2. Như vậy, phần diện tích còn lại theo bằng khoán điền thổ là 30m2.

    Sau đó NLQ2 lại tự động làm tiếp các công trình phụ, khung kính và xây thêm tường để làm thêm diện tích sân thượng trên diện tích 30m2 còn lại của gia đình nguyên đơn. Nghiêm trọng hơn là vào năm 1996-1997 NLQ2 đã tự bán căn nhà này cho BĐ đã sử dụng từ đó đến nay.

    Nay do hoàn cảnh cấp thiết về nhà ở, các đồng nguyên đơn yêu cầu BĐ phải trả toàn bộ diện tích nhà đất tại A. Các đồng nguyên đơn đồng ý tạo điều kiện để BĐ và gia đình về ở tại tầng 2 và tầng 3 phía trong số nhà N trong thời hạn 6 tháng. Các đồng nguyên đơn đồng ý thanh toán giá trị xây dựng tại nhà A theo biên bản định giá của Hội đồng thẩm định giá.

    BĐ trình bày: Về nguồn gốc trước đây của nhà đất thế nào thì ông không rõ, ông chỉ biết năm 1970 Hợp tác xã công nghiệp K (nguyên là Hợp tác xã cơ khí K) chuyển nhượng lại trụ sở số A cho NLQ2, năm 1977 BĐ xin gia nhập và góp vốn vào NLQ2, trong Hợp đồng góp vốn NLQ2 đã nhất trí thỏa thuận là BĐ góp 100 lạng vàng và sử dụng ngôi nhà A. Nhóm xã viên do ông đại diện gồm: NLQ1, ông P, ông Q, bà R đã góp vốn theo thoả thuận và năm 1997 BĐ chính thức nhận sử dụng, khai thác đối với nhà đất này. Năm 2006 NLQ2 làm ăn không hiệu quả nên nhóm xã viên do ông làm đại diện xin rút ra khỏi danh sách NLQ2và NLQ2 đã chia tài sản cho BĐ và nhóm xã viên do ông làm đại diện tương đương với số vốn góp ban đầu là nhà A. BĐ và vợ là NLQ1 đã thanh toán tiền góp vốn cho những xã viên còn lại do BĐ làm đại diện và BĐ chính thức sở hữu nhà số A cho đến nay. Khi chuyển nhượng, giữa BĐ và NLQ2 đã thực hiện đầy đủ giấy tờ, BĐ sẽ cung cấp cho Tòa án sau.

    Nay các đồng thừa kế của cụ G mà đại diện là NĐ1 yêu cầu trả lại nhà thì BĐ không đồng ý vì thiếu cơ sở pháp lý. BĐ không biết cụ G và các con cụ là ai, BĐ chỉ biết nhà này là do NLQ2 bán lại cho BĐ nên việc sử dụng của BĐ là hợp pháp. Quá trình ở tại đây BĐ đã sửa chữa nhiều lần như hiện nay, các con của BĐ và NLQ1 ở đây đều không đóng góp gì trong quá trình mua bán nhà của NLQ2 và sửa chữa nhà này nên không liên quan gì.

    NLQ1 trình bày: Theo NLQ1 được biết là từ năm 1970, NLQ2 đã mua lại nhà của Hợp tác xã cơ khí K với giá 4.500đ. Do thiếu vốn kinh doanh NLQ2 đã huy động vốn và đồng ý cho NLQ1 góp vốn vào NLQ2. Năm 1997 nhóm xã viên gồm 5 người và được NLQ2 giao cho ngôi nhà A để nhóm sản xuất kinh doanh độc lập. Năm 2006 căn cứ vào tình hình thực tế và theo nguyện vọng của nhóm xã viên 5 người, NLQ2 đã tiến hành họp Đại hội xã viên và nhất trí bán đứt ngôi nhà A cho BĐ, việc này thể hiện cụ thể trong biên bản Đại hội xã viên NLQ2 ngày 16-7-2006. Sau đó, nhóm 5 người đồng ý ủng hộ NLQ2 là 100.000.000đ còn 150.000.000đ theo thỏa thuận khi nào làm xong sổ đỏ thì trả nốt. Sau đó nhóm 5 xã viên gồm BĐ, ông P, ông Q, bà R, NLQ1 đã có sự thống nhất: NLQ1 và BĐ thanh toán cho ông P, ông Q, bà R số tiền bao nhiêu thì bà không nhớ rõ để mua đứt nhà A nữa. Nay NĐ1 cùng các đồng nguyên đơn yêu cầu trả lại nhà A, ý kiến của NLQ1 là NLQ1 và BĐ đã mua lại hợp pháp của NLQ2 nên không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.

    Đại diện NLQ2 do bà S chủ nhiệm trình bày: Năm 1970 NLQ2 đã được ông H thành lập và làm chủ nhiệm. Văn phòng đó tại A, được Hợp tác xã công nghiệp K bán lại nhà mái vẩy tôn. Sau 12 năm phát triển, NLQ2 thu hút 100 xã viên. Do đó năm 1982 NLQ2 được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà kiên cố 3 tầng và từ ngày thành lập đến nay NLQ2 vẫn đóng góp thuế sử dụng đất.

    Năm 1997 chủ nhiệm H lúc đó đã 70 tuổi sức yếu đã thuận tình cho BĐ đại diện cho nhóm 5 người góp vốn đề xin gia nhập xã viên NLQ2 với tổng số tiền 440.000.000đ. Ngày 05-6-1998 Ban thanh tra Công an quận BT có văn bản số 457/CSKT-THBT thanh tra xác nhận không có việc mua bán ngôi nhà A với nhóm BĐ mà giao cho tổ BĐ để kinh doanh, sản xuất. Một số vốn đóng góp đã trả cho xã viên theo Nghị quyết 32 của Chính phủ.

    Từ năm 1997 đến năm 2006 tổ BĐ không đóng góp gì cho quỹ phúc lợi của NLQ2. Do đó một số xã viên đề nghị được chuyển từ sản xuất ra bán hàng tại cửa hàng A. Do đó BĐ xin đóng góp một số tiền do khai thác cửa hàng A mà có để giảm bớt khó khăn cho xã viên, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện đủ.

    Tháng 8-2008 ông H qua đời, NLQ2 đã Đại hội xã viên bầu bà S làm chủ nhiệm NLQ2, bà S đã nhiều lần mời BĐ đến văn phòng để làm sáng tỏ ngôi nhà A, nhưng BĐ không đến. Với căn cứ trên NLQ2 khẳng định ngôi nhà A, là tài sản của NLQ2 do công sức tiền của xã viên đóng góp xây dựng mà có. Nay NLQ2 đề nghị Tòa án xem xét thấu đáo để giải quyết đúng pháp luật để NLQ2 và xã viên không bị mất mát, thiệt hại tài sản và quyền lợi chính đáng.

    Tại bản án số 05/2011/ DSST ngày 15-6-2011 của Tòa án nhân dân quận BT đã quyết định:

    Chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản của các đồng nguyên đơn do NĐD làm đại diện đối với BĐ.

    Xác nhận nhà AA, phường B, quận BT, Hà Nội có diện tích 26,4m2 thuộc thửa đất số 402 tờ số 12, bằng khoán điền thổ số 708 khu C lập năm 1935 thuộc quyền sở hữu và sử dụng của NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9.

    Buộc BĐ, NLQ1 và những người thường xuyên cư trú tại số nhà AA, phường B, Hà Nội phải trả toàn bộ nhà cho NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9 do NĐD làm đại diện.

    Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng nguyên đơn do NĐD làm đại diện tạo điều kiện cho BĐ, NLQ1 và những người đang cư trú tại AA, Hà Nội về ở tại N, quận BT, Hà Nội (tầng 2 và tầng 3 phía trong) trong thời hạn 06 tháng kể từ khi án có hiệu lực pháp luật.

    Giành để giải quyết bằng vụ án khác về việc mua bán, chia tách tài sản, giá trị xây dựng nhà AA, phường B, Hà Nội khi các đương sự có yêu cầu.

    Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.

    Ngoài ra, Tòa án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự

    Ngày 17/6/2011 vợ chồng BĐ, NLQ1 có đơn kháng cáo.

    Ngày 16/7/2011 NLQ2 có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 02/2012/DSPT ngày 11/01/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

    Chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản của các đồng nguyên đơn do NĐD làm đại diện đối với BĐ.

    Xác nhận nhà AA, phường B, quận BT, Hà Nội (là một phần của nhà AA, phường B, Hà Nội) có diện tích 26,4m2 thuộc thửa đất số 402 tờ số 12, bằng khoán điền thổ số 708 khu C lập năm 1935 thuộc quyền sở hữu và sử dụng của NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9.

    Buộc BĐ, NLQ1 và những người thường xuyên cư trú tại số nhà AA, phường B, Hà Nội phải trả toàn bộ nhà 4 tầng cho NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9 do NĐD làm đại diện.

    Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng nguyên đơn do NĐD làm đại diện tạo điều kiện cho BĐ, NLQ1 và những người đang cư trú tại AA, Hà Nội về ở tại N, quận BT, Hà Nội (tầng 2 và tầng 3 phía trong) trong thời hạn 06 tháng kể từ khi án có hiệu lực pháp luật.

    Giành để giải quyết bằng vụ án khác về việc mua bán, chia tách tài sản, và nghĩa vụ thanh toán giá trị xây dựng nhà AA, phường B, Hà Nội khi các đương sự có yêu cầu.

    Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, BĐ có khiếu nại.

    Tại Quyết định kháng nghị số 66/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 20-7-2012 đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 02/2012/DSPT ngày 11-01-2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2011/ DSST ngày 15-6-2011 của Tòa án nhân dân quận BT, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận BT xét xử sơ thẩm lại vụ án.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận.

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có cơ sở xác định các nhà mang số từ số 1 đến A và A1 thuộc thửa đất số 402, tờ bản đồ số 12, khu C có diện tích 170m2. Ngày 22-5-1935 Sở Bảo thủ điền thổ Hà Nội lập bằng khoán điền thổ số 708 cấp cho chủ sở hữu là vợ chồng cụ D, E. Phố Huế sau Cách mạng tháng 8-1945 được đổi tên thành phố Duy Tân, sau ngày Hà Nội được giải phóng lại đổi lại tên phố là phố Huế; do đó, phố Duy Tân và phố Huế là một.

    Theo Công văn số 160/UBND ngày 29-7-2010 của Ủy ban nhân dân phường B, quận BT thì nhà đất tại A mang bằng khoán điền thổ số 708, tờ số 12, thửa số 402 tương ứng với các các thửa đất số 37, 120, 121 và 122 tờ bản đồ 6H-II-23 lập năm 1996. Nhà đất đang tranh chấp mang AA là một phần của nhà A và thuộc quyền sở hữu của cụ D, cụ E và sau này là cụ G.

    Năm 1951, cụ D lập hợp đồng cho cụ F thuê một phần nền nhà giữa nhà A (bề mặt 6 thước, bề sâu 6 thước). Ngày 20-2-1953 cụ D lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất nêu trên cho vợ thứ là cụ G. Sau khi cụ D chết (1953), cụ G tiếp tục ký hợp đồng cho cụ F thuê nền nhà nêu trên. Thời hạn thuê trong hợp đồng là 01 năm kể từ ngày 01-4-1953 đến ngày 01-4-1954. Theo nội dung của hợp đồng thì trên nền nhà có sẵn 2 hồi nhà, cụ F được quyền lợp thêm mái tôn hoặc mái ngói để sử dụng làm chỗ buôn bán; cụ F được sử dụng chung nhà bếp và nhà vệ sinh, những người ở nhà ngoài có thể đi lại qua nhà giữa (qua phần diện tích cụ F thuê) của nhà A; nếu hết thời hạn thuê mà các bên không chấm dứt hợp đồng thuê thì mặc nhiên hợp đồng lại có giá trị như cũ. Cho đến nay, không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện nhà đất này cụ G hoặc các thừa kế của cụ G đã chuyển dịch quyền sở hữu phần diện tích nhà đất đang tranh chấp cho người khác, hoặc có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý phần diện tích nhà đất đang tranh chấp đối với cụ G hoặc các thừa kế của cụ G và giao cho người khác sử dụng. Nên phần nền nhà đất này thuộc vào bằng khoán điền thổ số 708 vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ nhà.

    Theo tài liệu do phía BĐ xuất trình thì ngày 24-6-1982 NLQ2 được Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố Hà Nội cấp giấy phép sửa chữa từ nhà 1 tầng mái lợp tôn thành nhà 2 tầng có gác lửng, mái lợp ngói, diện tích xây dựng 27m2; ngày 10-4-1995 NLQ2 lập tờ trình xin hợp thức hóa nhà, phần kê khai nguồn gốc đất đang sử dụng là mua của Hợp tác xã cơ khí K (là đất tư) nhưng cho đến nay vẫn chưa được hợp thức quyền sử dụng đất.

    Tại các “Giấy xác nhận” của ông T (nguyên là cán bộ quản lý của Ban Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp quận BT thời kỳ từ năm 1970 đến năm 1986) ngày 21-9-1994 có nội dung: Năm 1970 Hợp tác xã cơ khí K bán cho NLQ2 nhà A (1 tầng lợp tôn) với giá 4.500đ; tại “Giấy xác nhận” của ông U (nguyên là Chủ nhiệm Hợp tác xã cơ khí K ở VT ngày 26-9-1994 có nội dung: năm 1970 Hợp tác xã cơ khí K bán cho NLQ2 ngôi nhà lợp tôn diện tích 27m2 tại số A với số tiền 4.500đ. Ngôi nhà này do xã viên góp vào đã hóa giá Hợp tác xã cơ khí K đã thanh toán tiền hóa giá cho xã viên góp vào. Ngày 15-12-1994 Phòng Công nghiệp quận BT xác nhận chức vụ công tác của ông U và xác định Hợp tác xã cơ khí K nay đã giải thể; việc mua bán nhà giữa Hợp tác xã cơ khí K và NLQ2 Phòng Công nghiệp không biết.

    Ngày 01-8-1997 NLQ2 ký hợp đồng góp vốn với nhóm xã viên (5 người gồm BĐ, ông P, ông Q, bà R, NLQ1) do BĐ đại diện, theo nội dung của hợp đồng thì nhóm xã viên này góp cho NLQ2 100 lạng vàng loại 98% để được sử dụng nhà A; ngày 13-8-1997 hai bên lập biên bản cuộc họp bàn giao nhà A cho ông Định đại diện nhóm xã viên 5 người, tại văn bản này thì số vàng các xã viên góp vốn được quy đổi thành 460,560.000đ, phía NLQ2 nhất trí bàn giao nhà 04 tầng, kể cả cửa hàng tại A “để sản xuất kinh doanh, ở vĩnh viễn” và thống nhất việc bàn giao nhà được thực hiện vào ngày 15-8-1997. Theo BĐ khai thì NLQ2 đã bán ngôi nhà này cho nhóm xã viên do BĐ đại diện, sau này vợ chồng BĐ đã thanh toán tiền cho ông ông P, ông Q, bà R để được sở hữu toàn bộ nhà A.

    Như vậy, xuất phát từ hợp đồng cho thuê đất nền nhà A giữa cụ D, cụ G với cụ F từ năm 1951, rồi sau đó việc dịch chuyển tài sản này từ cụ F sang Hợp tác xã cơ khí K như thế nào thì chưa được các Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm làm rõ. Theo xác nhận của ông U nêu trên thì chưa rõ người đưa tài sản này góp vốn vào Hợp tác xã cơ khí K là ai, cụ F hay người nào khác; nếu cụ F hoặc người nào khác tự ý đưa tài sản này góp vốn vào Hợp tác xã cơ khí K mà không được sự đồng ý của cụ G thì việc Hợp tác xã cơ khí K hóa giá và thanh toán tiền hóa giá cho cụ F hoặc cho người đưa tài sản góp vào Hợp tác xã cơ khí K đều là không đúng.

    BĐ cho rằng BĐ mua nhà đất này của NLQ2 với giá 100 lạng vàng 98% năm 1997, nhưng NLQ2 lại cho rằng NLQ2 không bán nhà đất cho BĐ mà còn có đơn khởi kiện “đòi nhà” đối với vợ chồng BĐ. Do đó, đã phát sinh tranh chấp giữa BĐ và NLQ2. Tuy nhiên, do NLQ2 không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và BĐ cũng không có yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ góp vốn để được sử dụng nhà A mà BĐ cho rằng BĐ đã mua của NLQ2, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không có cơ sở để thụ lý giải quyết các vấn đề này trong cùng vụ án nên đã giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác cho các đương sự là phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    Đối với ông P, ông Q, bà R là những người cùng góp vốn với BĐ vào NLQ2 để được sử dụng nhà A. Sau khi ông P, ông Q, bà R rút phần vốn góp và để cho vợ chồng BĐ được sử dụng nhà A thì BĐ đã thanh toán dứt điểm quyền lợi cho ông P, ông Q, bà R; những người này cũng không có yêu cầu tham gia tố tụng, BĐ cũng không có tranh chấp với họ, không yêu cầu giải quyết việc góp vốn và thanh toán vốn góp cùng những ngựời này và không có yêu cầu đưa các ông bà này tham gia tố tụng, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cũng không có cơ sở để đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là đúng.

    Đối với việc thanh toán giá trị xây dựng tại A. Tuy BĐ không nêu yêu cầu giải quyết phần giá trị xây dựng vì BĐ cho rằng BĐ đã mua nhà đất này với NLQ2 và xin được công nhận việc mua bán nhà giữa BĐ và NLQ2, nhưng quyền lợi của vợ chồng BĐ gắn với nhà đất tại A (phần nhà đất đang tranh chấp) nên khi buộc vợ chồng BĐ phải trả nhà đất cho các đồng nguyên đơn thì phải buộc các đồng nguyên đơn phải thanh toán giá trị xây dựng tại nhà đất đang tranh chấp cho vợ chồng BĐ theo giá mà Tòa án đã định giá mới đúng. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng việc thanh toán giá trị xây dựng nhà này nằm trong giá trị NLQ2 và nhóm xã viên do BĐ đại diện đã được thanh toán cho NLQ2 và phía BĐ, NLQ1 chưa có yêu cầu giải quyết nên tách ra để giải quyết thành vụ án dân sự khác khi các bên có yêu cầu, là không đảm bảo quyền lợi của vợ chồng BĐ.

    Ngoài ra, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần xác định những người con của BĐ, NLQ1 hoặc những người đang thường xuyên sinh sống tại nhà đất đang tranh chấp để đưa họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 và khoản 4 Điều 291, Điều 296, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Chấp nhận kháng nghị số 66/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 20-7-2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 02/2012/DSPT ngày 11/01/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

    Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 02/2012/DSPT ngày 11/01/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2011/DSST ngày 15-6-2011 của Tòa án nhân dân quận BT về vụ án “Đòi nhà cho thuê” giữa các đồng nguyên đơn là NĐ1, NĐ2, NĐ3, NĐ4, NĐ5, NĐ6, NĐ7, NĐ8, NĐ9 với BĐ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là NLQ1, NLQ2.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận BT, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại vụ án.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    Đối với việc thanh toán giá trị xây dựng tại số A. Tuy BĐ không nêu yêu cầu giải quyết phần giá trị xây dựng vì BĐ cho rằng BĐ đã mua nhà đất này với NLQ2 và xin được công nhận việc mua bán nhà giữa BĐ và NLQ2, nhưng quyền lợi của vợ chồng BĐ gắn với nhà đất tại A (phần nhà đất đang tranh chấp) nên khi buộc vợ chồng BĐ phải trả nhà đất cho các đồng nguyên đơn thì phải buộc các đồng nguyên đơn phải thanh toán giá trị xây dựng tại nhà đất đang tranh chấp cho vợ chồng BĐ theo giá mà Tòa án đã định giá mới đúng”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)
  • #459232   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về tranh chấp quyền sử dụng đất

    Án lệ số …./2017 về tranh chấp quyền sử dụng đất

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày... tháng... năm... và được công bố theo Quyết định số.../QĐ-CA ngày... tháng... năm... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 405/2012/DS-GĐT ngày 27-8-2012 của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội giữa NĐ; BĐ1, BĐ2; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là NLQ1, NLQ2, NLQ3; NLQ4; NLQ5.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 5 phần xét thấy của Quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung án lệ:

    Tình huống án lệ:

    Đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của nguyên đơn nhưng bị đơn đã xây dựng nhà và các tài sản trên đất trong thời gian quản lý, sử dụng đất đó.

    Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, phải xác định giá trị của nhà và các tài sản gắn liền với đất để yêu cầu nguyên đơn thanh toán giá trị tài sản cho bị đơn mà không buộc bị đơn tháo dỡ nhà và các tài sản khác trên đất để trả lại đất cho nguyên đơn.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Khoản 5 Điều 105 Luật đất đai năm 2003 (Điều 166 Luật đất đai năm 2013).

    Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    Điểm b mục II Thông tư 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Bộ tư pháp- Bộ tài chính- Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

    Từ khóa án lệ:

    Tranh chấp quyền sử dụng đất”; “tháo dỡ nhà và các tài sản khác”; “thanh toán giá trị”.

     

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án NĐ trình bày:

    Năm 1966 vợ chồng NĐ có sang nhượng phần đất 21 công tầm lớn ở A; năm 1969 vợ chồng NĐ đi ra vùng giải phóng giao đất lại cho mẹ chồng là bà B canh tác. Năm 1970 cha chồng chết, năm 1973 NĐ về lấy lại đất canh tác, nhưng do cụ B không ở chung nên NĐ chỉ lấy 15 công, còn lại 6 công để lại cho cụ B mượn canh tác.

    Năm 1981 NĐ đòi lại đất nhưng cụ B không trả. Năm 1983 cụ B giao đất cho BĐ1 (cháu ngoại cụ B) canh tác, mỗi năm BĐ1 trả cho cụ B 20 giạ lúa nhưng BĐ1 trả được một thời gian rồi không trả. Năm 1997 cụ B làm giấy giao đất lại cho con gái là NLQ1 (mẹ ruột BĐ1) canh tác để NLQ1 nuôi cụ B, nhưng BĐ1 không đồng ý trả mà còn đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ không biết. Năm 2000 cụ B qua đời. NĐ và gia tộc đã đòi lại đất ngay sau đó, nhưng Ủy ban nhân dân xã và huyện giải quyết mãi không được, sau lại chuyển sang Tòa nên vụ việc kéo dài. Nay NĐ yêu cầu BĐ1 và BĐ2 trả lại 06 công đất để bà sử dụng.

    NĐ xác định cụ B không biết chữ, nên không thể viết di ngôn cho đất BĐ1 vào năm 1993. Tờ di ngôn này có ghi là có mặt NLQ4, NLQ1 (là con gái cụ B) nhưng hai người này xác định không ký vào di ngôn của cụ B do BĐ1 xuất trình. Vì vậy, NĐ xác định BĐ1 làm giả di ngôn để chiếm đất của NĐ.

    BĐ1 trình bày: Sau khi ông ngoại mất năm 1980, bà ngoại (cụ B) ở với vợ chồng BĐ1. Phần đất tranh chấp 06 công là của ngoại BĐ1 là cụ B sang của ông C và D, chứ không phải sang của ông E. Năm 1981 ngoại BĐ1 cho thuê đất 20giạ/năm, nhưng thấy BĐ1 nghèo khổ nên cụ B không lấy lúa. Ngày 19-02-1993 âm lịch, cụ B có lập di chúc để lại phần đất cho NĐ1. Do cụ B không biết chữ nên nhờ người khác viết, lúc viết BĐ1 không biết nhưng khi NLQ4 lại ký tên BĐ1 có chứng kiến. Sau đó cụ B giao di chúc và giao đất lại cho BĐ1 canh tác, quản lý đến nay. Năm 1994 cụ B đứng tên quyền sử dụng đất, đến năm 1997 chuyển quyền sử dụng đất lại cho BĐ1. Nay BĐ1 đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay tiền Ngân hàng; hiện tại trên phần đất có nhà vợ chồng BĐ1 và nhà vợ chồng NLQ2 (con trai NĐ), đất BĐ1 đã đầu tư chuyển sang nuôi tôm hết 15.000.000d. BĐ1 không đồng ý trả đất cho NĐ. BĐ2 cũng thống nhất theo lời khai của BĐ1.

    Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

    NLQ1 trình bày: Phần đất tranh chấp có nguồn gốc của vợ chồng NĐ (em dâu NLQ1) mua, sau đó giao cho cụ B canh tác. Mẹ NLQ1 có cho BĐ1 (con trai NLQ1) thuê đất mỗi năm 20 giạ lúa, BĐ1 có trả lúa thời gian ngắn rồi sau không trả và cũng không nuôi cụ B nên NLQ1 phải nuôi cụ B. Năm 1977 cụ B làm giấy giao đất lại cho NLQ1 canh tác nhưng BĐ1 không giao đất cho NLQ1. Nay NLQ1 xác định không ký tên vào di ngôn của Cụ B cho đất BĐ1 vào năm 1993. Nay cụ B đã chết, NLQ1 yêu cầu BĐ1 giao trả đất cho NĐ sử dụng.

    NLQ4 trình bày: NLQ4 xác định cụ B không có đất và cũng không có tài sản. Phần đất tranh chấp theo NLQ4 biết là của vợ chồng NĐ mua. Do cụ B không ở chung với vợ chồng NĐ nên NLQ4 có động viên NĐ cho cụ B mượn đất, khi nào cụ B chết sẽ trả lại. NLQ4 không biết việc cụ B lập di chúc và cũng không ký tên vào di chúc.

    NLQ2 trình bày: Cha mẹ NLQ2 là ông F, NĐ cho bà nội là cụ B mượn 06 công tầm lớn diện tích là 7.776m2 ( ngang 36m, dài 216m). Phần còn lại của NLQ2 1.944m2, khi đo đạc thực tế BĐ1 chiếm thêm 529m2. NLQ2 yêu cầu BĐ1 trả lại 06 công tầm lớn và đất BĐ1 chiếm thêm của NLQ2 là 592m2.

    NLQ3 (vợ NLQ2) trình bày: NLQ3 thống nhất lời trình bày của NLQ2, không có ý kiến bổ sung.

    Đại diện theo ủy quyền của NLQ5trình bày: Ngày 26-11-2009 BĐ1 và BĐ2 có thế chấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên BĐ1 với tổng diện tích 7.780m2 số vào sổ 00146 do UBND huyện CN cấp tại tờ bản đồ số 10, thửa số 349 để vay vốn Ngân hàng 40.000.000đ, lãi tạm tính đến ngày 12-9-2009 là 175.000đ. Nay việc tranh chấp giữa BĐ và NĐ NLQ5 không ý kiến, NLQ5 chỉ yêu cầu BĐ1 và BĐ2 phải trả đủ khoản vay gốc và lãi đến ngày trả nợ cho NLQ5 trước khi buộc BĐ1 và BĐ2 trả đất cho NĐ hoặc trước khi hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì hiện nay nợ còn đang trong hạn theo hợp đồng đã ký kết với NLQ5.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm lần thứ nhất số 33/2006/DSST ngày 09-3-2006 của Tòa án nhân dân huyện CN quyết định:

    Không chấp nhận yêu cầu đòi lại đất của NĐ. Giao cho BĐ1, BĐ2 được quản lý diện tích đất đo thực tế là 8.372m2 tại tờ bản đồ số 10, thửa số 349, đất tọa lạc tại A, xã TH, huyện CN, tỉnh Cà Mau, có vị trí:

    - Đông giáp đất NLQ1 dài 207,5m.

    - Tây giáp kênh công cộng dài 207,5m.

    - Nam giáp đất NLQ2 dài 39m.

    - Bắc giáp kênh Cái Bào Vũng dài 41,7m.

    Buộc NLQ2 và NLQ3 tháo dỡ căn nhà giao trả đất cho BĐ1 và BĐ2.

    Buộc BĐ1 có trách nhiệm thanh toán nợ cho NLQ5 theo hợp đồng tín dụng ngày 26-11-2003.

    Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên nghĩa vụ chịu án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

    Ngày 14/3/2006, NĐ và NLQ2 kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 231/2006/DSPT ngày 19/6/2006 Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định:

    Giữ nguyên hiện trạng đất cho BĐ1 và BĐ2. Giao cho BĐ1 và BĐ2 tiếp tục quản lý sử dụng theo đo đạc thực tế 8.372m2 tại tờ bản đồ số 10, thửa số 349, đất tọa lạc tại A, xã TH, huyện CN, tỉnh Cà Mau.

    Bảo lưu hợp đồng tín dụng ngày 26-11-2003 của BĐ đối với NLQ5.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, NĐ, NLQ2 khiếu nại. Tại quyết định giám đốc thẩm số 298/2009/DS-GĐT ngày 20-7-2009 Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự sơ thẩm giao hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân huyện CN xét xử sơ thẩm lại.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 14/2011/DSST ngày 11-3-2011 của Tòa án nhân dân huyện CN quyết định:

    Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện đòi lại đất của NĐ đối với BĐ1 và BĐ2. Giao cho BĐ1 và BĐ2 tiếp tục quản lý phần đất có diện tích đo đạc thực tế 8.372m2 tại tờ bản đồ số 10, thửa số 349, đất tọa lại tại A, xã TH, huyện CN, tỉnh Cà Mau.

    Buộc NLQ1 và NLQ2 tháo dỡ căn nhà giao trả đất cho BĐ1 và BĐ2.

    Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên nghĩa vụ chịu án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

    Ngày 24-3-2010, NĐ và BĐ1kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 171/2011/DSPT ngày 24-8-2011 Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định: Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 14/2011/DSST ngày 11-3-2011 của Tòa án nhân dân huyện CN

    Buộc BĐ1 và BĐ2 phải tự di dời nhà và tài sản khác gắn liền trên đất giao trả lại cho NĐ phần đất với diện tích đo thực tế là 8.372m2 tọa lạc tại A, xã TH, huyện CN, tỉnh Cà Mau thuộc thửa số 349, tờ bản đồ số 10, có vị trí tứ cận.

    Phía đông giáp đất NLQ1 có cạnh dài 207,5m.

    Phía tây giáp kênh công cộng có cạnh dài 207,5m.

    Phía nam giáp đất NLQ2 có cạnh dài 39m.

    Phía bắc giáp kênh Bào Vũng có chiều dài 41,7m.

    Buộc NĐ phải hoàn lại công sức đầu tư, tôn tạo đất cho BĐ1 số tiền 15.000.000đ.

    Buộc BĐ1và BĐ2 phải thanh toán nợ vay cho NLQ5 số tiền vốn 40.000.000đ và lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, BĐ1và BĐ2 có đơn khiếu nại, không đồng ý với bản án phúc thẩm.

    Tại Quyết định số 57/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 17-7-2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 171/2011/DSPT ngày 24-8-2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau; Đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 14/2011/DSST ngày 11-3-2011 của Tòa án nhân dân huyện CN, tỉnh Cà Mau; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện CN, để xét xử sơ thẩm lại qui định của pháp luật, với nhận định: Phía nguyên đơn khởi kiện đòi lại đất cho rằng, cho cụ B mượn, song không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Trong khi đó cụ B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1995, chuyển quyền sử dụng sang BĐ1 năm 1997 và BĐ1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, không có việc NĐ cho cụ B mượn đất. Mặt khác, vợ chồng BĐ1 và BĐ2 đã quản lý, sử dụng từ năm 1982 đến nay, nên cần giữ nguyên hiện trạng. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của khởi kiện của nguyên đơn là đúng. Tuy nhiên, buộc NLQ1 và NLQ2 (vợ NLQ 1) con NĐ phải dỡ nhà trả lại đất là không đúng, vì bị đơn không có yêu cầu phản tố. Còn Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của NĐ, buộc BĐ1 và BĐ2 phải di dời nhà và tài sản để giao trả đất cho NĐ là không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn.

    Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm như nội dung kháng nghị.

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử Tòa dân sự;

    Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Vụ án này đã được Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm thể hiện tại quyết định số 298/2009/DS-GĐT ngày 20-7-2009 hủy bản án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự sơ thẩm giao hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân huyện CN xét xử sơ thẩm lại với nhận định:

    “Có căn cứ xác định nguồn gốc diện tích đất tranh chấp đo thực tế 8.372m2 tại ấp A, xã TH, huyện CN, tỉnh Cà Mau là của vợ chồng NĐ tạo lập từ năm 1966. Do cụ B là mẹ chồng NĐ không ở cùng NĐ nên sau đó NĐ giao cho cụ B sử dụng, từ năm 1966 đến năm 1983 cụ B giao cho BĐ1 canh tác để nuôi cụ B nhưng BĐ1 chỉ nuôi cụ B thời gian ngắn và cũng không trả đất cho cụ B nên NĐ đã tranh chấp với BĐ1 từ năm 1995.

    BĐ1 cho rằng đất tranh chấp do BĐ1 được cụ B di ngôn cho BĐ1 được sử dụng đất của cụ, BĐ1 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997 và BĐ1 xuất trình “Tờ duy ngôn” của cụ B viết ngày 19-2-1993 cho BĐ1 4 công đất để chứng minh. Tuy nhiên, trong di ngôn này có ghi tên NLQ4 và NLQ1 là con gái cụ B chứng kiến, nhưng NLQ1 và NLQ4 không thừa nhận có ký vào di ngôn nêu trên. Cụ B đã nhiều tuổi, không biết chữ, phải điểm chỉ, nhân chứng là con gái Cụ B thì không thừa nhận ký vào di ngôn, nên chưa đủ căn cứ xác định BĐ1 đã được cụ B cho đất. Lẽ ra, phải làm rõ xem có đúng chữ ký của bà NLQ1 và NLQ4 vào di ngôn của cụ B hay không? Ngoài ra còn những người bàn cận là F, G, H ký xác nhận và làm chứng vào di ngôn của cụ B. Vì vậy, cần xác minh những nhân chứng này để xác định việc cụ B lập di ngôn có đúng ý chí cụ không. Trong hồ sơ có xác nhận của ông I hiện là Bí thư chi bộ ấp A, năm 1995 ông là trưởng Ban nhân dân ấp A, theo đó ông I khẳng định năm 1995 NĐ đã tranh chấp đất với BĐ1, nhưng năm 1997 BĐ1 vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy cần xác minh việc cấp giấy chứng nhận cho BĐ1 đối với diện tích đất tranh chấp có đúng thủ tục không. Trên cơ sở đó mới có căn cứ xác định BĐ1 được cụ B cho đất hay không để công nhận hay không công nhận cho BĐ1 quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này”.

    Xét thấy, trong quá trình giải quyết lại, Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện những yêu cầu mà Tòa án cấp giám đốc thẩm đã nêu trên như trưng cầu giám định và cơ quan chuyên môn đã kết luận không đủ cơ sở truy nguyên người ký vào di ngôn, trong khi đó NLQ4, NLQ1 mẹ BĐ1 vẫn khẳng định diện tích đất tranh chấp không phải của BĐ1 mà của NĐ. Việc xác định BĐ1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất nêu trên năm 1997 cũng không đúng thủ tục theo qui định tại khoản 3 Điều 30 Luật đất đai năm 1993, vì đất đang có tranh chấp. Với nội dung đó và không có tình tiết khác nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn giao cho BĐ1 và BĐ2 tiếp tục quản lý diện tích đo đạc thực tế 8.372m2 đất tại tờ bản đồ số 10, thửa số 349, đất tọa lại tại ấp A, xã TH, huyện CN là chưa có căn cứ vững chắc. Đồng thời vợ chồng NLQ2 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho rằng BĐ1 lấn chiếm của của NLQ2 529m2 đất (trong tổng diện tích đất đang tranh chấp) và trên đó có nhà vợ chồng NLQ2 đang ở nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc vợ chồng NLQ2, NLQ3 phải tháo dỡ nhà để trả đất cho BĐ1 cũng là không đúng.

    Tòa án cấp phúc thẩm xác định diện tích đất nêu trên của NĐ là có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm buộc vợ chồng BĐ1 phải tháo dỡ nhà và các tài sản khác gắn liền trên đất để lại đất cho NĐ cũng là không đúng. Lẽ ra, Tòa án cần xác định rõ giá trị sử dụng còn lại của các tài sản này giao cho NĐ sở hữu, buộc NĐ thanh toán lại giá trị cho BĐ1 mới giải quyết triệt để vụ án, đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

    Bởi các lẽ trên; Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự:

    QUYÊT ĐỊNH:

    Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 171/2011/DS-PT ngày 24-8- 2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 14/2011/DS-ST ngày 11-3-2011 của Tòa án nhân dân huyện A2 về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa NĐ với bị đơn là BĐ1, BĐ2.

    Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện CN, tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    Tòa án cấp phúc thẩm xác định diện tích đất nêu trên của NĐ là có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm buộc vợ chồng BĐ1 phải tháo dỡ nhà và các tài sản khác găn liền trên đất để lại đất cho NĐ cũng là không đúng. Lẽ ra, Tòa án cần xác định rõ giá trị sử dụng còn lại của các tài sản này giao cho NĐ sở hữu, buộc NĐ thanh toán lại giá trị cho BĐ mới giải quyết triệt để vụ án, đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017) khaccuong000 (12/01/2019)
  • #459234   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Án lệ về tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”

    Án lệ số /2017/AL về tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”.

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày tháng năm 2017 và được công bố theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Bản án hình sự sơ thẩm số 58/2013/HSST ngày 17-9-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về vụ án “Giết người” đối với bị cáo T, sinh năm 1987; trú tại: Thôn C, xã D, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 16-12-2012;

    Người bị hại: Ông B, sinh năm 1966 (đã chết).

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1, 2 phần “Xét thấy” của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Bị cáo cố ý thực hiện hành vi dùng phương tiện giao thông (nguồn nguy hiểm cao độ) đâm vào bị hại, khi thấy bị hại chưa chết lại tiếp tục dùng phương tiện đó đâm bị hại một cách tàn độc cho đến chết với thái độ ngang ngược, hung hãn.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, bị cáo phạm tội Giết người với tình tiết định khung hình phạt là “Có tính chất côn đồ”.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015);

    Từ khóa của án lệ:

    “Giết người”; “Có tính chất côn đồ”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Gia đình T và gia đình ông B là hàng xóm, cùng trú tại thôn C, xã D, huyện E. Vào ngày 09-12-2011 con trâu của nhà ông B cột ở đường, khi T đi xe máy qua, con trâu đứng dậy làm xe máy của T bị vướng phải dây cột trâu gây tai nạn, làm T bị ngã gẫy chân. Sau đó, gia đình ông B không bồi thường nên T đã khởi kiện ra Tòa án huyện C xét xử tuyên buộc ông B và bà D (là vợ ông B) phải bồi thường cho T 11.500.000 đồng. Từ đó, giữa gia đình ông B và gia đình T thường xảy ra mâu thuẫn, ông B hay chửi và thách thức gia đình T.

    Vào khoảng 16 giờ ngày 15-12-2012, T lấy chìa khóa xe ô tô (loại xe DAEWOO GENTRA màu ghi) của anh S (là anh trai của T) treo trên cánh tủ quần áo, T đã tự ý lấy chìa khóa lên xe ô tô đang để ở nhà bố mẹ T điều khiển xe chạy từ nhà ra đường tỉnh lộ 1 thuộc thôn C, xã D, huyện E để tập lái. Khi T đi xe ô tô đến đoạn đường cách tỉnh lộ 1 khoảng 100m thì gặp ông B chạy xe mô tô đi ngược chiều. Lúc đó, ông B chạy xe đi thẳng hướng vào đầu xe ô tô do T đang điều khiển, khi đến gần xe ô tô ông B chạy xe lách qua phải rồi dùng tay đập vào chiếc gương chiếu hậu bên trái của xe ô tô làm cho miếng kính của chiếc gương chiếu hậu bên trái bị rơi xuống đường. Thấy vậy, T bực tức nên đã chạy xe ô tô đuổi theo xe mô tô của ông B (mục đích để nói chuyện phải trái về việc ông B đập hỏng gương), nhưng không đuổi kịp. T chạy xe ô tô quay lại, tìm nhặt miếng kính của gương chiếu hậu. Lúc này, ông B chạy xe mô tô đi quay lại chỗ T, ông B lại dùng tay đập vào gương chiếu hậu một lần nữa nhưng không trúng và chửi T: “Đ.Mẹ! Tao làm vậy, thằng nào làm gì được tao”, rồi chạy xe theo hướng ra đường tỉnh lộ 1. Bực tức, T lên xe ô tô lái xe đuổi theo ông B, chạy được khoảng 01 km, do đường xấu ông B giảm tốc độ thì xe ô tô do T điều khiển đã tông vào phía sau xe máy của ông B làm ông B bị hất lên nóc ca bô xe ô tô rồi văng sang lề đường bên phải, xe mô tô bị xe ô tô kéo lê dưới đường 29m rồi văng ra mé đường bên phải, xe ô tô tiếp tục chạy một đoạn rồi tông vào đuôi xe tải đi cùng chiều thì dừng lại. T mở cửa, xuống xe, quay lại nhìn thấy ông B đang nằm dưới đường. T nảy sinh ý định sẽ quay xe lại tông ông B nên T lên xe ô tô điều khiển xe quay đầu lại, nhìn thấy ông B đang bò để đứng dậy, T liền điều khiển xe ô tô đâm thẳng vào người ông B, bị bánh xe ô tô đè qua người ông B gục xuống đường và được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã chết. Còn T đã chạy xe ngang qua nhà ông B hô lên: “Tôi tông chết chồng bà ở ngoài kia kìa” rồi T lái xe ô tô đến Công an huyện C đầu thú.

    Tại bản Kết luận giám định pháp y tử thi số 90 ngày 03-01-2013 của giám định viên pháp y Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã kết luận nguyên nhân tử vong của ông B là: Đa thương tích đầu, mặt, lưng, bụng, tứ chi gây tổn thương dập vỡ gan phải toàn bộ dẫn đến choáng mất máu và suy tuần hoàn không hồi phục.

    Tại bản cáo trạng số 39/KSĐT-HS ngày 17-06-2013, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã truy tố bị cáo T về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.

    Tại phiên tòa bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình, cơ bản đúng như lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, cũng như nội dung bản cáo trạng mà đại diện Viện kiểm sát đã công bố tại phiên tòa.

    Lời luận tội của đại diện Viện kiểm sát đã đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, đối với hành vi phạm tội của bị cáo và xác định: Do gia đình ông B có mâu thuẫn với gia đình bị cáo từ trước về vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do vậy khi ông B chạy xe mô tô và dùng tay đập vào gương chiếu hậu bên trái của xe ô tô do bị cáo đang điều khiển làm rơi kính chiếu hậu, sau đó ông B tiếp tục quay lại dùng tay đập vào gương chiếu hậu một lần nữa nên bị cáo đã bực tức điều khiển xe ô tô tông vào phía sau xe máy của ông B làm ông B bị ngã xuống đường, thấy ông B đang bò dậy T tiếp tục lái xe đâm và cán lên người ông B làm ông B tử vong. Do đó, Viện kiểm sát xác định ông B có lỗi, nên vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo. Đồng thời, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự để xử phạt: T 13-14 năm từ về tội “Giết người”.

    Quan điểm bào chữa của các luật sư cho rằng:

    Việc truy tố và xét xử bị cáo về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS là đúng vì có nguyên nhân mâu thuẫn từ trước và ông B là người có lỗi, đồng thời bị cáo có nhân thân tốt, sau khi phạm tội đã ra đầu thú, khai báo thành khẩn, đã tác động gia đình nộp bồi thường cho gia đình người bị hại 70.000.000đ, nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

    Quan điểm của người bị hại và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại cho rằng:

    Bị cáo phạm tội một cách côn đồ hung hãn, bị cáo đã dùng ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ để làm phương tiện, tông vào người ông B nhiều lần, với quyết tâm tới cùng phải giết chết ông B và sau khi đã tông chết ông B, bị cáo còn điểu khiển xe về nhà ông B hô to nhiều lần “Tôi đã tông chết chồng bà rồi đó, giờ về tôi tông chết mấy thằng con bà”, nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 và điểm e, h khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo tử hình.

    Đại diện Viện kiểm sát và các luật sư đều giữ nguyên quan điểm của mình, tuy nhiên đại diện Viện kiểm sát chấp nhận một phần quan điểm của trợ giúp viên pháp lý để áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “Cố tình thực hiện tội phạm tới cùng”, theo điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS đối với bị cáo.

    Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

    Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định:

    Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát và các luật sư cho rằng, do gia đình bị cáo và gia đình ông B có mâu thuẫn trong vụ án dân sự, kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và ông B đã dùng tay đập rớt kính chiếu hậu xe ô tô của bị cáo khi đang lưu thông trên đường dẫn đến bị cáo bực tức điều khiển xe ô tô và rơi xuống đường, sau đó bị cáo tiếp tục lái xe quay lại cán lên người ông B để giết ông B, nên ông B là người có lỗi, theo đó Viện kiểm sát chỉ truy tố bị cáo về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo cũng như chưa thể hiện đúng ý thức và hành vi khách quan của bị cáo. Bởi lẽ, căn cứ vào lời khai của bị cáo tại các bút lục 63, 65, 71, 72, 78, 81, 82, 84 và lời khai của những người làm chứng (tại BL 96, 97, 98, 100, 102, 128…) thì: Tính côn đồ hung hãn được xác định bằng hành vi và thái độ của bị cáo khi gây án (từ thời điểm sau khi tông lần 1), vì sau khi bị cáo điều khiển xe ô tô tông thẳng vào xe máy của ông B và hất ông B lên cabô xe ô tô, rồi ông B bị hất văng vào lề đường bên phải, xe ô tô bị cáo tiếp tục kéo lê xe máy của ông B 29m, đến khi tông vào đuôi một chiếc xe ô tô tải cùng chiều thì xe bị cáo tắt máy, dừng lại. Khi xe dừng lại, bị cáo đã xuống xe nhìn ông B đang rên la, cố gượng dậy để giành lấy sự sống, nhưng với mục đích và quyết tâm giết chết ông B bằng được để trả thù. Vì vậy, bị cáo đã dùng ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách tàn độc. Bị cáo đã lạnh lùng lên xe, nổ máy, vào số 1 quay đầu xe, đạp ga và tăng tốc để xe cán và chà xát lên thân thể ông B, gây ra cái chết thương tâm, tức tưởi cho nạn nhân. Sau khi đã giết chết ông B, để thỏa mãn về mục đích đã giết chết ông B, nên bị cáo đã tỏ rõ thái độ cực kỳ ngang ngược và tàn nhẫn, bình tĩnh chạy xe qua nhà người bị hại, hô to: “Tôi tông chết chồng bà ở ngoài kia kìa”. Hành vi này của bị cáo đã gây lên sự kinh hoàng và nỗi đau đớn, uất ức cho gia đình bị hại và một lần nữa thể hiện sự tàn độc, tính côn đồ hung hãn và tính coi thường quyền được sống của con người một cách cao độ.

    Vì vậy, Hội đồng xét xử thấy, có đủ căn cứ để kết luận bị cáo T phạm tội “Giết người”, với tình tiết định khung hình phạt là “Có tính chất côn đồ”, tội phạm và hình phạt quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS.

    Điều 93 BLHS quy định:

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    n) Có tính chất côn đồ;

    Xét tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả do tội ác của bị cáo gây ra không những đã tước đoạt đi quyền sống của ông B một cách tàn ác, mà còn gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần đối với gia đình người bị hại, đồng thời gây nên sự căm phẫn của quần chúng nhân dân trong địa bàn huyện C nói riêng và trong tỉnh Đắk Lắk nói chung, gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến trật tự trị an xã hội.

    Xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo như đã nhận định trên. Hội đồng xét xử thấy cần áp dụng mức hình phạt thật nghiêm khắc để buộc bị cáo phải cách ly không thời hạn đối với đời sống xã hội thì mới tương xứng với hành vi và hậu quả do bị áo gây ra, Tuy nhiên, Hội đồng xét xử thấy bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, sau khi phạm tội đã ra đầu thú, khai báo thành khẩn, đã tác động gia đình nộp bồi thường cho gia đình người bị hại 70.000.000đ (tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk). Vì vậy, cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, để xử phạt bị cáo hình phạt tù có thời hạn, như vậy cũng đủ tác dụng giáo dục riêng và răn đe phòng ngừa chung trong toàn xã hội và thể hiện tính khoan hồng nhân đạo của pháp luật nhà nước ta.

    - Về trách nhiệm dân sự:

    Sau khi ông B chết, gia đình người bị hại đã kê khai chi phí mai táng và yêu cầu bị cáo phải bồi thường là: 162.959.000đ; tiền cấp dưỡng đối với bà A (là mẹ ông B), cháu P (là con của ông B) và bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ vào các chứng cứ; tài liệu và yêu cầu của gia đình người bị hại, Hội đồng xét xử buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình bà D các khoản sau:

    1. Tiền viện phí, thuê xe đi cấp cứu: 1.259.000đ;

    2. Chi mua hòm, thuốc hoc môn: 37.000.000đ;

    3. Chi thuê người khâm liệm: 2.000.000đ;

    4. Chi may tang phục, điếu nhạc: 10.400.000đ;

    5. Chi vải vóc tẩm liệm, đèn hương: 10.300.000đ;

    6. Tổn thất về tinh thần: 60 tháng lương x 1.150.000đ = 69.000.000đ;

    7.  Thiệt hại xe mô tô: 3.000.000đ.

    Tổng cộng là: 132.959.000đ. Được khấu trừ số tiền 70.000.000đ do gia đình bị cáo đã nộp bồi thường tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk. Buộc bị cáo phải bồi thường tiếp cho gia đình bà D số tiền còn lại là: 62.959.000đ.

    Tiếp tục tạm giữ số tiền 70.000.000đ do gia đình bị cáo đã nộp bồi thường tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk, để đảm bảo thi hành án.

    Hàng tháng bị cáo phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho con của ông B là P (sinh ngày 03-10-1996) 600.000đ/tháng. Thời gian bồi thường tiền cấp dưỡng, tính từ tháng 12-2012 cho đến khi cháu P tròn 18 tuổi.

    Hàng tháng bị cáo phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho mẹ của ông B là bà A (sinh năm 1929) 600.000đ/tháng. Thời gian bồi thường tiền cấp dưỡng, tính từ tháng 12-2012 cho đến khi bà A chết.

    Tịch thu 01 quần dài vải màu đen, 01 áo sơ mi dài tay nam màu hồng, 01 phong bì niêm phong, không còn giá trị sử dụng, để tiêu hủy.

    Trả cho anh S chiếc xe ô tô và trả cho bà D 01 xe mô tô.

    (Đặc điểm như biên bản giao, nhận vật chứng).

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH

    Tuyên bố bị cáo T phạm tội “Giết người”.

    - Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 và điểm e khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự:

    Xử phạt bị cáo: T 20 (Hai mươi) năm tù về tội “Giết người”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam 16-12-2012.

    - Các biện pháp tư pháp: Áp dụng Điều 41, Điều 42 BLHS; Điều 76 BLTTHS và Điều 610 BLDS:

    Buộc bị cáo phải bồi thường tiếp cho gia đình bà D số tiền còn lại là 62.959.000đ.

    Tiếp tục tạm giữ số tiền 70.000.000đ do gia đình bị cáo đã nộp bồi thường tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk, để đảm bảo thi hành án.

    Hàng tháng bị cáo phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho con của ông B là P (sinh ngày 03-10-1996) 600.000đ/tháng. Thời gian bồi thường tiền cấp dưỡng, tính từ tháng 12-2012 cho đến khi cháu Phan Rô Pip tròn 18 tuổi.

    Hàng tháng bị cáo phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho mẹ của ông B là bà A (sinh năm 1929) 600.000đ/tháng. Thời gian bồi thường tiền cấp dưỡng, tính từ tháng 12-2012 cho đến khi bà A chết.

    Tịch thu 01 quần dài vải màu đen, 01 áo sơ mi dài tay nam màu hồng, 01 phong bì niêm phong, không còn giá trị sử dụng, để tiêu hủy.

    Trả cho anh S chiếc xe ô tô và trả cho bà D chiếc xe mô tô.

    - Án phí: Bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm và 3.147.950đ án phí dân sự sơ thẩm.

    Áp dụng khoản 2 Điều 305 BLDS, để tính lãi suất đối với số tiền bị cáo chưa thi hành án xong.

    Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”.

    Bị cáo, đương sự có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, tính từ ngày tuyên án./. 

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Tính côn đồ hung hãn được xác định bằng hành vi và thái độ của bị cáo khi gây án (từ thời điểm sau khi tông lần 1), vì sau khi bị cáo điều khiển xe ô tô tông thẳng vào xe máy của ông B và hất ông B lên cabô xe ô tô, rồi ông B bị hất văng vào lề đường bên phải, xe ô tô bị cáo tiếp tục kéo lê xe máy của ông B 29m, đến khi tông vào đuôi một chiếc xe ô tô tải cùng chiều thì xe bị cáo tắt máy, dừng lại. Khi xe dừng lại, bị cáo đã xuống xe nhìn ông B đang rên la, cố gượng dậy để giành lấy sự sống, nhưng với mục đích và quyết tâm giết chết ông B bằng được để trả thù. Vì vậy, bị cáo đã dùng ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách tàn độc. Bị cáo đã lạnh lùng lên xe, nổ máy, vào số 1 quay đầu xe, đạp ga và tăng tốc để xe cán và chà xát lên thân thể ông B, gây ra cái chết thương tâm, tức tưởi cho nạn nhân. Sau khi đã giết chết ông B, để thỏa mãn về mục đích đã giết chết ông B, nên bị cáo đã tỏ rõ thái độ cực kỳ ngang ngược và tàn nhẫn, bình tĩnh chạy xe qua nhà người bị hại, hô to: “Tôi tông chết chồng bà ở ngoài kia kìa”. Hành vi này của bị cáo đã gây lên sự kinh hoàng và nỗi đau đớn, uất ức cho gia đình bị hại và một lần nữa thể hiện sự tàn độc, tính côn đồ hung hãn và tính coi thường quyền được sống của con người một cách cao độ.

    Vì vậy, Hội đồng xét xử thấy, có đủ căn cứ để kết luận bị cáo T phạm tội “Giết người”, với tình tiết định khung hình phạt là “Có tính chất côn đồ”, tội phạm và hình phạt quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS.”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    maithanhloivn (29/06/2017)