Tập hợp dự thảo án lệ

Chủ đề   RSS   
  • #439128 19/10/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tập hợp dự thảo án lệ

    Sau khi được 10 án lệ đầu tiên được công bố, thì phía Tòa án đã công bố danh sách 10 dự thảo án lệ đang được trình xem xét để thông qua.

    Chi tiết dự thảo 10 án lệ mới được đăng tải lần lượt như sau:

    Tập hợp dự thảo án lệ

     
    18301 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (30/06/2017) trang_u (20/10/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #459235   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Án lệ về xác định tài sản chiếm đoạt trong tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

    Án lệ số /2017/AL về về xác định tài sản chiếm đoạt trong tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày tháng năm 2017 và được công bố theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Bản án hình sự phúc thẩm số 722/2016/HS-PT ngày 23 và 26 tháng 12 năm 2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo S, sinh năm 1967; chỗ ở: đường M, phường N, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh; tiền án, tiền sự: không. Bị cáo bị tạm giam từ ngày 25/7/2014.

      Nguyên đơn dân sự: Công ty A thuộc Ngân hàng B; Địa chỉ: đường M, phường N, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 2 phần “Xét thấy” của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Người nào thực hiện hành vi chiếm đoạt doanh thu, lợi nhuận có được từ việc sử dụng, khai thác tài sản thuê để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng không có hành vi chiếm đoạt tài sản thuê đó.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, doanh thu, lợi nhuận có được từ việc sử dụng, khai thác tài sản thuê đó thuộc về tài sản thuê và hành vi chiếm đoạt số tiền đó cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015).

    Từ khóa của án lệ:

    “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; “Số tiền lợi nhuận có được từ việc sử dụng, khai thác tài sản thuê”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nội dung bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

    1. Khái quát một số nét về Công ty A và các Công ty xin thuê tài chính liên quan đến Hợp đồng số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008 và Hợp đồng số 119 /08/HĐ ngày 28/11/2008.

    Công ty A (là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng B, được thành lập theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trụ sở chính Công ty A đóng tại Quận P, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định của Nhà nước, Công ty A được triển khai các nghiệp vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 01 năm trở lên; vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn; phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trên một năm; tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; được vay vốn của các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng; cho thuê tài chính; cho thuê vận hành; cho thuê hợp vốn… thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Nhà nước cho phép. Hoạt động của Công ty A về cho thuê tài chính phải tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ quy định cho thuê tài chính; Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Thực hiện nghiệp vụ cho thuê, Công ty A phải chấp hành đúng quy trình cho thuê ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-HĐQT-QLDN ngày 15/4/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng B. H giữ chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty A từ tháng 01/2006 đến tháng 10/2009; T, Phó tổng giám đốc phụ phụ trách cho thuê, Thành viên Hội đồng cho thuê Công ty A từ tháng 4/2004 đến 01/12/201; X, Trưởng Phòng cho thuê, Thành viên Hội đồng cho thuê, Tổ trưởng tổ cho thuê tàu biển từ 9/2005 đến 6/2010; V, Phó trưởng phòng cho thuê, Tổ phó tổ cho thuê tàu biển từ 3/2005 đến 3/2010; C, cán bộ Phòng cho thuê, thực hiện công tác thẩm định dự án và hồ sơ cho thuê từ tháng 5/2008 đến tháng 7/2015 bị buộc thôi việc.

    Công ty TNHH D hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 21/12/2006 do L làm Giám đốc, ngày 07/8/2010 chuyển giao cho S làm Giám đốc điều hành công ty. Ngành, nghề kinh doanh: dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển, đại lý môi giới hàng hải, vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương …

    Công ty TNHH E hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 08/10/2008 do G làm Giám đốc, ngày 28/3/2009 chuyển giao cho R làm Giám đốc, ngày 08/4/2010 R chuyển giao S làm giám đốc. Ngành, nghề kinh doanh: dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, đại lý vận tải đường biển.

    Tháng 11/2008, H đã chỉ đạo T, Phó tổng giám đốc, X, Trưởng phòng cho thuê V, Phó trưởng phòng cho thuê và C, Cán bộ phòng cho thuê của Công ty A, lập và thẩm định hồ sơ sau đó làm thủ tục cho Công ty TNHH D do L làm Giám đốc và Công ty TNHH E do G làm Giám đốc ký hợp đồng thuê tài chính (02 tàu biển) trị giá 188.903.049.700 đồng, cả 02 công ty trên sau này chuyển lại cho S làm Giám đốc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuê tài chính đối với Công ty A. Hồ sơ đề nghị thuê tài chính của Công ty TNHH D thể hiện Công ty Chỉ có số vốn 1.999.455.949 đồng, trong đó có 1.084.750.521 đồng tiền mặt, còn lại 914.705.428 đồng là tài sản cố định. Công ty TNHH E có số vốn 10 tỷ đồng, trong đó có 09 tỷ đồng tiền mặt, còn lại 01 tỷ đồng là tài sản cố định. Không có tài liệu chứng minh doanh nghiệp có nguồn vốn khác như bảo lãnh tín dụng, hợp đồng vay vốn. Với năng lực tài chính như vậy thì tại thời điểm đề nghị thuê tài chính, Công ty TNHH D và Công ty TNHH E không đủ khả năng tài chính để nộp tiền đặt cọc, ký cược cũng như đảm bảo trả tiền thuê tài chính đúng cam kết. Thực hiện chủ trương mua cho thuê tàu, nên sau khi các bộ phận nghiệp vụ thẩm định xong hồ sơ cho thuê, biết không đủ điều kiện cho thuê nhưng H vẫn ký 02 Hợp đồng cho thuê tài chính gồm: Hợp đồng số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008, cho Công ty TNHH D thuê tài chính để mua tàu Q, trị giá 94.450.000.000 đồng; Hợp đồng số 119/08/HĐ ngày 28/11/2008, cho Công ty TNHH E thuê tài chính để mua tàu Đ, trị giá: 94.453.049.700 đồng. Việc ký, thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính này gây thiệt hại cho Công ty A 244.818.888.566 đồng. Trong đó, S, Giám đốc của 02 Công ty TNHH D và Công ty TNHH E, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và gây thiệt hại cho Công ty A 118.804.099.939 đồng. Cụ thể như sau:

    2. Về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của: H, T, X, V và C trong việc ký thực hiện Hợp đồng cho thuê tài chính số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008 và Hợp đồng số 119/08/HĐ ngày 28/11/2008.

    2.1. Hợp đồng số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008, cho Công ty TNHH D thuê tài chính để mua tàu Q:

    Ngày 06/10/2008, L, Giám đốc Công ty TNHH D ký văn bản và dự án đề nghị Công ty A cho thuê tài chính tàu Q, trọng tải 4332,3 tấn trị giá 94.450.000.000 đồng của Công ty I, nguồn gốc tàu do Công ty đóng tàu Đại Dương đóng và cung ứng bán cho Công ty A. Sau khi nhận được hồ sơ xin thuê tàu, biết công ty này không đủ điều kiện thuê tài chính, H vẫn phê duyệt vào văn bản đề nghị xin thuê sau đó chỉ đạo T, Phó tổng giám đốc và X, Trưởng phòng cho thuê chỉ đạo các cán bộ phòng cho thuê tiếp xúc với khách hàng để làm các thủ tục cho thuê. H cũng đã thông báo cho T và X biết Công ty TNHH D không đủ điều kiện thuê tài chính, nhưng phải làm thủ tục cho thuê. Thực hiện chỉ đạo của H, Giám đốc Công ty A, X và V đã chỉ đạo và giao cho C, cán bộ Phòng cho thuê nghiên cứu, thẩm định dự án và hồ sơ xin thuê tàu của Công ty TNHH D. Theo chỉ đạo của X và V, ngày 11/11/2008, C đã nghiên cứu thẩm định hồ sơ, dự án của Công ty TNHH D. Trước khi thẩm định, C biết việc thẩm định cho thuê tài chính chỉ là thủ tục, khi nghiên cứu hồ sơ thấy Công ty TNHH D không đủ điều kiện, năng lực tài chính, để thuê tàu nhưng theo chỉ đạo của X và V, S vẫn hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ và đã lập Báo cáo thẩm định, đề nghị duyệt cho thuê tài chính đối với Công ty TNHH D. Báo cáo thẩm định đã được V ký duyệt với nội dung: xác nhận doanh nghiệp đủ khả năng thuê tài chính và thanh toán tiền thuê, đề xuất cho thuê tàu. Ngày 17/11/2008, Công ty A đã họp Hội đồng cho thuê thành phần gồm có: H, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng, T, Phó tổng giám đốc, X, Trưởng phòng cho thuê, Lê Thị Tám, Phó phòng kế toán (phụ trách nguồn vốn), C, cán bộ thẩm định và Vũ Thị Thái Hà, Thư ký. Hội đồng cho thuê đã đồng ý 100% cho Công ty TNHH D thuê tàu Q. Việc các thành viên Hội đồng cho thuê hợp đồng ý ký biểu quyết cho thuê là thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo của H nhằm để Công ty TNHH D được thuê tài chính tàu Q. Ngày 18/11/2008, H, Tổng giám đốc Công ty A ký Hợp đồng số 116/08/HĐ và các phụ lục hợp đồng cho Công ty TNHH D thuê tài chính tàu Q, trị giá 94.450.000.000 đồng (bao gồm thuế VAT, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm, lệ phí trước bạ); lãi suất 1,5%/tháng, lãi suất thay đổi khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất cơ bản; thời hạn thuê là 180 tháng; định kỳ 06 tháng phải trả nợ gốc và nợ lãi (gọi là tiền thuê tài chính) một lần với định mức cụ thể được quy định tại Điều 14 và Phụ lục 4B kèm theo hợp đồng. Để được thuê tài chính theo hợp đồng đã ký thì Công ty TNHH D phải nộp đủ tiền đặt cọc, ký cược cho Công ty A số tiền là 9.446.000.000 đồng sau khi ký hợp đồng nhưng đến ngày 24/02/2009 sau 03 tháng, Công ty TNHH D mới nộp đủ 9.446.000.000 đồng tiền đặt cọc, ký cược.

    Thực hiện Hợp đồng cho thuê tài chính số 116/08/HĐ, ngày 20/11/2008 H, Tổng giám đốc Công ty A ký Hợp đồng mua bán số 116/2008/HĐMB với Công ty I do K, Giám đốc mua tàu Q trị giá 92.950.000.000 đồng. Từ ngày 29/12/2008 đến ngày 25/02/2009, Công ty A đã chuyển đủ 92.950.000.000 đồng cho Công ty I. Ngày 16/02/2009, Công ty I đã bàn giao tàu Q cho Công ty TNHH D.

    Tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê tài chính, Công ty TNHH D không đủ điều kiện cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật, H vẫn chỉ đạo lập các thủ tục và ký hợp đồng cho thuê tài chính. Công ty A đã không yêu cầu bên thuê đặt cọc, ký cược ngay sau khi ký hợp đồng. Việc này trái với khoản 6 Điều 23 và Điều 24, Điều 26 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, khoản 6, Điều 23 quy định bên cho thuê có quyền “Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính…”. Điều 24, Điều 26 quy định nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê “Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng”. Trái điểm 2.2 Mục I và 8.1 Mục I, Trái khoản 10.2 Thông tư 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn một số nội dung hoạt động cho thuê tài chính, quy định về thẩm định và quyết định cho thuê tài chính, quy định về nội dung điều kiện hợp đồng: “Công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định cho thuê tài chính đối với bên thuê trên cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống, các điều kiện về cho thuê tài chính và khả năng trả nợ của bên thuê”. Về điều kiện cho thuê bên thuê phải có đủ các điều kiện “ Có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án đó; Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê đã cam kết”.

    Vi phạm khoản 1 Điều 14 Quy định nghiệp vụ cho thuê tài chính của Ngân hàng B về quy định về lập hồ sơ cho thuê tài chính đối với khách hàng ban hành kèm Quyết định số 90/2002/HĐQT-QĐ ngày 15/4/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng B.

    Đối với Công ty TNHH D sau khi ký Hợp đồng số 116/08/HĐ được thuê tàu Q công ty hoạt động theo đúng mục đích thuê tàu phục vụ cho hoạt động hợp pháp của công ty. Ngày 07/8/2010, L, làm thủ tục tại Sở Kế hoạch, Đầu tư thành phố Hải Phòng chuyển nhượng quyền sở hữu Công ty cho S làm Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH D. Ngày 15/10/2010 đã lập văn bản bàn giao Công ty cho S, đứng danh Giám đốc công ty. S cam kết chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 116/2008/HĐMB với dư nợ gốc 89.647.000.000 đồng và nhận trả nợ Công ty A thay cho L tiền thuê tài chính 19.545.687.546 đồng, tổng cộng: 109.192.687.546 đồng.

    Sau khi tiếp nhận Công ty TNHH D, quá trình khai thác tàu Q, S, Giám đốc công ty đã không thực hiện đúng các điều kiện cam kết của Hợp đồng số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008 được quy định tại Phụ lục số 4B/CTTC kèm hợp đồng về việc trả tiền gốc và lãi tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính cho Công ty A. Cụ thể: Số kỳ trả nợ là 29 kỳ, trong đó số tiền gốc trả kỳ đầu là 50.000.000 đồng, số tiền gốc trả kỳ cuối là 127.000.000 đồng nhưng S chỉ trả Công ty A được 50.000.000 đồng.

    Quá trình điều hành công ty và khai thác tàu Q, tháng 01/2012 S, đại diện Công ty TNHH D ký hợp đồng với Công ty O vận chuyển gạo từ Indonesia đi Thái Lan. Sau khi nhận tiền vận chuyển, S không thực hiện đúng hợp đồng với chủ hàng, đã bỏ mặc tàu và hàng tại Cảng ở Indonesia từ ngày 09/5/2012. Ngày 03/10/2012, Tòa án tại BangKok, Thái Lan có Lệnh bắt giữ tàu Q vì sau khi nhận tiền vận chuyển, S không thực hiện hợp đồng đưa tàu hàng về Thái Lan, sử dụng tiền cho cá nhân và trả nợ hết số tiền này. Chủ hàng đã phải ứng tiền để đưa tàu về Thái Lan, sau đó yêu cầu Chủ tàu là Công ty TNHH D phải thanh toán các khoản nợ. S không thanh toán được và bỏ mặc tàu Q tại Cảng ở Indonesia. Vì không đủ khả năng tài chính để trả nợ chủ hàng, S đã có nhiều văn bản đề nghị Công ty A đàm phán với chủ hàng tại Thái Lan để giải cứu tàu Q. Công ty A đã phải chuyển 6.558.866.688 đồng để giải cứu tàu. Số tiền này S cam kết trả Công ty A, nhưng sau khi Công ty A giải cứu tàu Q về Việt Nam và có văn bản yêu cầu S phải thanh toán các khoản nợ Công ty A, S thoái thác trách nhiệm không liên lạc, bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm trốn tránh việc trả nợ Công ty A. Ngày 28/12/2012, Công ty A thông báo chấm dứt Hợp đồng cho thuê tài chính số 116/08/HĐ đối với Công ty TNHH D. Ngày 29/3/2013 Công ty A phát mại đấu giá bán tàu Q để thu hồi vốn được 11.793.600.00 đồng. Đối với Hợp đồng số 116/08/HĐ, tính đến ngày 05/02/2013 (thời điểm Công ty A phát mại đấu giá bán tàu Q) Công ty TNHH D do S làm giám đốc còn nợ Công ty A nợ gốc 89.622.000.000 đồng, nợ lãi 57.584.257.368 đồng, dư nợ này thuộc nhóm 5 có khả năng mất vốn.

    Tại Kết luận giám định ngày 18/9/2015, Giám định viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định sai phạm tại Hợp đồng cho thuê tài chính số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008 ký giữa Công ty A với Công ty TNHH D trái với quy định của Nhà nước về cho thuê tài chính, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 147.206.257.368 đồng (chưa trừ chi phí xử lý tàu và các khoản tiền ký cược, thuế đầu vào) tính đến thời điểm Công ty A thu hồi tàu Q, sau khi trừ các khoản này thiệt hại thực tế là 134.477.990.258 đồng.

    2.2. Hợp đồng số 119 /08/HĐ ngày 28/11/2008, cho Công ty TNHH E thuê tài chính tàu Đ:

    Ngày 04/11/2008, G, Giám đốc Công ty TNHH E ký văn bản và trình dự án đề nghị Công ty A cho thuê tài chính tàu Đ. Tàu này do Công ty đóng tàu Đại Dương là nhà cung ứng, trọng tải 4332,3 tấn trị giá 94.453.049.700 đồng. Sau khi nhận được hồ sơ xin thuê tàu, biết công ty này không đủ điều kiện thuê tài chính, H vẫn phê duyệt văn bản và dự án đề nghị xin thuê tài chính tàu Đ. Hảo đã chỉ đạo T, Phó tổng giám đốc và X, Trưởng phòng cho thuê chỉ đạo cán bộ phòng cho thuê tiếp xúc với khách hàng để làm các thủ tục cho thuê. H cũng đã thông báo cho Tài và Nghị biết Công ty TNHH E không đủ điều kiện thuê tài chính. Thực hiện chỉ đạo của H, Giám đốc Công ty A, X và V đã chỉ đạo và giao cho C, cán bộ Phòng cho thuê nghiên cứu, thẩm định dự án và hồ sơ xin thuê tàu của Công ty TNHH E. Theo chỉ đạo của X và V, ngày 24/11/2008, C tiến hành nghiên cứu thẩm định hồ sơ cho thuê của Công ty TNHH E, trước khi thẩm định C biết việc thẩm định cho thuê tài chính chỉ là thủ tục, khi nghiên cứu hồ sơ thấy Công ty TNHH E không đủ năng lực tài chính, dự án thuê không khả thi, số liệu trong hồ sơ đề nghị xin thuê không đầy đủ, không đủ điều kiện để thuê tài chính, nhưng theo chỉ đạo của X và V thì C vẫn hướng dẫn Công ty TNHH E lập hồ sơ xin thuê, S đã lập, ký Báo cáo thẩm định và đề nghị duyệt cho thuê tài chính đối với Công ty TNHH E. Báo cáo thẩm định đã được V, Phó phòng cho thuê, Tổ phó tổ tàu biển ký duyệt với nội dung: doanh nghiệp đủ khả năng thuê tài chính và thanh toán tiền thuê, đề xuất cho thuê tàu. Thực hiện quy trình cho thuê, ngày 28/11/2008 Công ty A đã họp Hội đồng cho thuê gồm có: H, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng, T, Phó tổng giám đốc, X, Trưởng phòng cho thuê, U, Kế toán trưởng (phụ trách nguồn vốn), C, cán bộ thẩm định và Y, Thư ký Hội đồng cho thuê đã đồng ý 100% cho Công ty TNHH E thuê tàu Đ. Việc các thành viên Hội đồng cho thuê họp biểu quyết đồng ý cho Công ty TNHH E thuê tàu là thực hiện theo chủ trương và chỉ đạo của H nhằm để Công ty TNHH E được thuê tàu Đ.

    Ngày 28/11/2008, Công ty A do H, Tổng giám đốc ký Hợp đồng cho thuê tài chính số 119/08/HĐ và các Phụ lục hợp đồng cho Công ty TNHH E thuê tài chính tàu Đ, trị giá: 94.453.049.700 đồng (bao gồm thuế VAT, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm, lệ phí trước bạ), lãi suất 1,375%/tháng, có thay đổi khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất cơ bản; thời hạn thuê là 180 tháng; định kỳ 06 tháng phải trả nợ gốc và nợ lãi một lần với định mức cụ thể quy định tại Điều 14 và Phụ lục 4B kèm theo hợp đồng; Công ty TNHH E phải nộp đủ tiền đặt cọc, ký cược cho Công ty A số tiền là 9.446.000.000 đồng sau khi ký hợp đồng, nhưng đến ngày 07/5/2009, Công ty TNHH E mới nộp đủ số tiền đặt cọc, ký cược, quá hạn gần 5 tháng tính từ ngày ký hợp đồng. Hợp đồng này chưa được đăng ký, cung cấp thông tin tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Thực hiện Hợp đồng cho thuê tài chính số 119/08/HĐ, ngày 28/11/2008 H, Tổng giám đốc Công ty A ký Hợp đồng mua bán số 119/2008/HĐMB với Công ty đóng tàu Đại Dương do Lê Đoàn Tám, Giám đốc mua tàu Đ trị giá 92.953.049.700 đồng. Công ty A đả trả đủ tiền mua tàu. Ngày 29/4/2009, Công ty đóng tàu Đại Dương cho Công ty TNHH E.

    Tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê tài chính, Công ty TNHH E, không đủ điều kiện cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật, H vẫn chỉ đạo lập các thủ tục và ký hợp đồng cho thuê tài chính. Công ty A đã không yêu cầu bên thuê đặt cọc, ký cược ngay sau khi ký hợp đồng. Việc này trái với: Điều 19 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ), quy định về đăng ký cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính; trái khoản 6 Điều 23 và Điều 24, Điều 26 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, khoản 6, Điều 23 quy định bên cho thuê có quyền “Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính…”. Điều 24, Điều 26 quy định nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê “Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng”. Trái điểm 2.2 Mục I và 8.1 Mục I; Trái khoản 10.2 Thông tư 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn một số nội dung hoạt động cho thuê tài chính, quy định về thẩm định và quyết định cho thuê tài chính, quy định về nội dung điều kiện hợp đồng: “Công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định cho thuê tài chính đối với bên thuê trên cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống, các điều kiện về cho thuê tài chính và khả năng trả nợ của bên thuê”. Về điều kiện cho thuê bên thuê phải có đủ các điều kiện “ Có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án đó; Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê đã cam kết”.

    Vi phạm khoản 1 Điều 14 Quy định nghiệp vụ cho thuê tài chính của Ngân hàng B quy định về lập hồ sơ cho thuê tài chính đối với khách hàng ban hành kèm Quyết định số 90/2002/HĐQT-QĐ ngày 15/4/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng B.

    Quá trình thực hiện hợp đồng thuê tài chính, ngày 28/3/2009 khi chưa nhận tàu Đ, G đã chuyển giao Công ty cho ông R làm Giám đốc để tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 119/08/HĐ. Ngày 08/4/2010, R, Giám đốc đã làm thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng chuyển nhượng quyền sở hữu Công ty cho S làm Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH E. Sau khi nhận chuyển giao công ty, S cam kết tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 119/08/HĐ với dư nợ gốc 89.730.049.700 đồng và nhận trả nợ Công ty A thay cho R tiền thuê tài chính 9.433.993.100 đồng, tổng cộng: 99.164.042.800 đồng.

    Sau khi tiếp nhận Công ty TNHH E, quá trình khai thác tàu Đ, S, Giám đốc công ty đã không thực hiện đúng các điều kiện cam kết của Hợp đồng số 119/08/HĐ ngày 28/11/2008, được quy định tại Phụ lục số 4B/CTTC kèm hợp đồng về việc trả tiền gốc và lãi tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính cho Công ty A, quy định cụ thể: Số kỳ trả nợ là 29 kỳ, trong đó số tiền gốc trả kỳ đầu là 50.000.000 đồng, số tiền gốc trả kỳ cuối là 127.000.000 đồng nhưng S chỉ trả Công ty A được 333.060.000 đồng. Công ty A đã nhiều lần thông báo nợ quá hạn và có các biên bản làm việc, Công ty TNHH E không trả được nợ thuê tài chính, bỏ mặc tàu Đ tại Cảng Hải Phòng. Ngày 09/5/2012, Công ty A có Thông báo số 1188/2012/-KD chấm dứt Hợp đồng cho thuê tài chính số 119/08/HĐ trước hạn và ban hành Quyết định số 1189/2012/QĐ-KD thu hồi tài sản cho thuê tài chính là tàu Đ. Ngày 07/11/2012, Công ty A bán đấu giá tàu Đ thu hồi vốn được 21.400.000.000 đồng. Đối với hợp đồng này, tính đến ngày 15/8/2012, thời điểm thu hồi tàu Đ, Công ty TNHH E do S làm giám đốc còn nợ Công ty A, nợ gốc 89.730.049.700 đồng, nợ lãi 48.069.104.572 đồng, dư nợ này thuộc nhóm 5 có khả năng mất vốn.

    Tại Kết luận giám định ngày 18/9/2015, Giám định viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định sai phạm tại Hợp đồng cho thuê tài chính số 119/08/HĐ ngày 18/11/2008 ký giữa Công ty A với Công ty TNHH E trái với quy định của Nhà nước về cho thuê tài chính, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 137.799.154.272 đồng (chưa trừ chi phí xử lý tàu và các khoản tiền ký cược, thuế đầu vào) tính đến thời điểm Công ty A thu tàu Đ, sau khi trừ các khoản này thiệt hại thực tế là 110.340.898.308 đồng.

    Với hành vi nêu trên, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 427/2015/HSST ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    Tuyên bố bị cáo S phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

    Áp dụng khoản 4 điều 140; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự,

    Xử phạt S tù chung thân.

    Thời hạn tù tính từ ngày 25/7/2014.

    Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự,

    - Buộc bị cáo S có trách nhiệm bồi thường cho Công ty cho Công ty A thuộc Ngân hàng B số tiền là 251.387.755.234 (hai trăm năm mươi mốt tỷ ba trăm tám mươi bảy triệu bảy trăm năm mươi lăm nghìn hai trăm ba mươi bốn) đồng.

    Ngoài ra, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn quyết định về hình phạt đối với các bị cáo khác trong vụ án, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

    Ngày 16/12/2015, bị cáo S có đơn kháng cáo với nội dung cho rằng không vi phạm và chịu trách nhiệm ở khoản tiền 117 tỷ đồng vì đây là quan hệ kinh tế của Doanh nghiệp với Công ty tài chính II mà chỉ sai phạm ở khoản tiền trên 1 tỷ.

    Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo S thay đổi 01 phần kháng cáo, kêu oan toàn bộ, cho rằng bị cáo không có chiếm đoạt tài sản của Công ty A như bản án sơ thẩm đã quy kết.

    Quan điểm của Kiểm sát viên lập luận rằng: Trong quá trình khai thác 02 con tàu (tàu W và tàu Đ) đã có doanh thu, với số tiền chứng minh được bằng 32.295.702.417đ và 309.643,88 USD; nhưng bị cáo S cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Công ty A theo như cam kết tại các hợp đồng C116/08/HĐ ngày 18/11/2008; hợp đồng số 119/08/CHĐ ngày 28/11/2008, mà có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền trên cùng với khoản tiền 1.061.062.800đ do Công ty A bỏ ra trả nợ Công ty O thay cho S để giải cứu tàu đưa về Việt Nam (nằm trong số tiền 6.588.866.688đ). Nên bản án sơ thẩm tuyên bố bị cáo S phạm tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 là không oan; do Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” chỉ 20 năm tù; áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, nên đề nghị sửa án sơ thẩm xử phạt bị cáo S mức án 20 năm tù. Đối với phần trách nhiệm dân sự bản án sơ thẩm buộc bị cáo S phải có trách nhiệm bồi thường cho Công ty A số tiền 251.387.755.234đ là có căn cứ, đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần này. Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan đến khoản tiền nợ của Công ty A với số tiền bằng 28.979.680.546đ, trước khi bàn giao 02 con tàu lại cho bị cáo S.

    Quan điểm bào chữa của Luật sư cho rằng: số tiền 118.126.097.139đ bản án sơ thẩm qui kết trách nhiệm hình sự đối với bị cáo S là số tiền do 02 pháp nhân của Công ty TNHH D và Công ty TNHH E nợ Công ty A; bị cáo S chỉ là người đại diện theo pháp luật của 02 công ty trên mà thôi. Tại các hợp đồng cho thuê tài chính 116, 119 ký kết giữa Công ty A với các pháp nhân Công ty TNHH D và Công ty TNHH E tài sản là 02 con tàu; 02 con tàu này S không chiếm đoạt (02 tàu đã được Công ty A thu hồi phát mãi). Trước và sau khi tàu bị thu hồi S không có bỏ trốn như bản án sơ thẩm quy kết; bởi khi con tàu Q bị phía Thái Lan bắt giữ S vẫn liên tục đề nghị Công ty A hỗ trợ giải cứu tàu; Đồng thời vào tháng 10/2012 S đã tổ chức lễ cưới tại Thành phố Hải Phòng với trên 200 người tham gia và S có đăng ký tạm trú tại Công an Phường N, Quận P, Thành phố Hồ Chí Minh.

      Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà phúc thẩm; Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện, đầy đủ tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo, nguyên đơn dân sự.

    Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

    Vào các ngày 08/4/2010 và 07/8/2010 giữa R, Giám đốc Công ty TNHH E; L, Giám đốc Công ty TNHH D làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu 02 Công ty trên cho S làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Đồng thời, S đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ trả nợ đối với các dự án thuê tài chính tàu Q và tàu Đ. Cụ thể, Hợp đồng cho thuê tài chính số 116/08/HĐ ngày 18/11/2008 đang còn nợ Công ty A 109.192.687.546 đồng, trong đó dư nợ gốc 89.647.000.000 đồng và L nợ tiền thuê tài chính 19.545.687.546 đồng. Hợp đồng cho thuê tài chính số 119/08/HĐ ngày 28/11/2008 đang còn nợ Công ty A 99.164.042.800 đồng, trong đó dư nợ gốc 89.730.049.700 đồng và R nợ tiền thuê tài chính 9.433.993.100 đồng. Xét thấy, việc thay đổi giám đốc và người đại diện của hai công ty trên đã được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng chấp thuận; việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu 02 công ty trên của R và L cho S là hợp pháp, nên S phải có nghĩa vụ cá nhân thanh toán tiền thuê tàu trong thời gian nhận và sử dụng, khai thác 02 con tàu (tàu W và tàu Đ) cho Công ty A với số tiền 89.146.416.493 đồng; nhưng S đã thanh toán được 383.060.000 đồng, do đó S còn phải có trách nhiệm thanh toán cho Công ty A số tiền thuê tài chính theo định kỳ là 89.108.110.493 đồng như bản án sơ thẩm xác định là có căn cứ. Tuy nhiên, ngoài khoản tiền trên bản án sơ thẩm còn quy kết S phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với số tiền nợ của R và L trước khi S nhận 02 con tàu bằng 28.979.680.546 đồng là chưa hợp lý, bởi việc trả số tiền trên còn có trách nhiệm của R và L.

    Xét khoản tiền 89.146.416.493 đồng mà S có trách nhiệm thanh toán cho Công ty A có chiếm đoạt không và số tiền chiếm đoạt phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu? Hội đồng xét xử phúc thẩm ghi nhận quan điểm bào chữa của luật sư cho rằng S không có chiếm đoạt tài sản là 02 con tàu. Nhưng đối với số tiền doanh thu, lợi nhuận mà S có được từ việc sử dụng, khai thác 02 con tàu bằng 38.761.066.631 đồng (32.295.702.417 đồng và 309.643,88 USD), đây là số tiền hiện hữu và được xem là tài sản, nhưng S không dùng số tiền này để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trả tiền thuê tài chính cho Công ty A mà sử dụng cho mục đích cá nhân là đã có ý thức chiếm đoạt số tiền trên.

    Xét ý kiến của luật sư bào chữa cho rằng S không bỏ trốn, vì khi tàu Q bị phía Thái Lan bắt giữ, S vẫn liên tục đề nghị Công ty A hỗ trợ giải cứu tàu; đồng thời vào tháng 10/2012 S đã tổ chức lễ cưới vợ tại thành phố Hải Phòng có nhiều người chứng kiến và có đăng ký tạm trú tại Công an Phường N, Quận P, Thành phố Hồ Chí Minh là không có căn cứ chấp nhận, bởi vào thời điểm tháng 10/2012 S chưa bỏ trốn, thời điểm bỏ trốn được xác định từ tháng 03/2013, cụ thể: căn cứ vào các biên bản xác minh từ tháng 03/2013 đến tháng 8/2013 S không có mặt ở nơi tạm trú, nơi thường trú, nơi đăng ký kinh doanh…. và trong quá trình điều tra rất nhiều lời khai S thừa nhận đã bỏ trốn. Mặc khác, tại phiên tòa sơ thẩm S thừa nhận đã nhiều lần nhận được văn bản yêu cầu thanh toán nợ của Công ty A nhưng S vẫn lánh mặt không hợp tác. Đối với việc S có đăng ký tạm trú tại Công an Phường N, Quận P, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2013, đây là thời điểm sau khi S bị bắt theo Lệnh truy nã và được cho bảo lãnh tại ngoại.

    Như đã phân tích trên, đủ căn cứ kết luận S đã thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Công ty A với số tiền phải chịu trách nhiệm hình sự là 39.822.129.431 đồng (trong đó gồm số tiền mà S có được từ việc sử dụng, khai thác 02 con tàu bằng 38.761.066.631 đồng và số tiền 1.061.062.800 đồng do Công ty A bỏ ra trả nợ Công ty O thay cho S để giải cứu tàu đưa về Việt Nam nằm trong số tiền 6.588.866.688 đồng). Với số tiền S phải chịu trách nhiệm hình sự bằng 39.822.129.431 đồng, nên bản án hình sự sơ thẩm tuyên bố S phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 và xử phạt bị cáo mức án tù chung thân là chưa tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi hậu quả gây ra. Đối chiếu với Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là 20 năm tù. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội. Sửa bản án sơ thẩm theo như đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa, nên không chấp nhận kháng cáo kêu oan của S.

    Xét phần trách nhiệm dân sự mà bản án sơ thẩm buộc S có trách nhiệm bồi thường cho Công ty A số tiền 251.387.755.234 đồng (trong đó có số tiền 28.979.680.546 đồng mà R và L nợ Công ty A trước khi S nhận 02 con tàu) là chưa phù hợp, bởi lẽ số tiền này có liên quan đến phần trách nhiệm của R và L. Vì vậy cần hủy một phần bản án sơ thẩm về phần này, tách giao cho Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra làm rõ đối với những người có liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

    Do hủy một phần bản án sơ thẩm trong phần trách nhiệm dân sự đối với số tiền 28.979.680.546 đồng nên sửa một phần án phí dân sự có giá ngạch đối với S.

    Bị cáo S không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

    Các phần khác của quyết định bản án hình sự sơ thẩm do không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    Vì các lẽ trên;

    Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự;


    QUYẾT ĐỊNH

    1. Sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 427/2015/HSST ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với phần hình phạt của bị cáo S.

    - Tuyên bố: Bị cáo S phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

    - Áp dụng khoản 4 Điều 140, điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

    - Xử phạt bị cáo S 20 (hai mươi năm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 25/7/2014.

    2. Hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm số 427/2015/HSST ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phần trách nhiệm dân sự đối với số tiền 28.979.680.546 đồng (trong số tiền 251.387.755.234 đồng mà bản án sơ thẩm buộc bị cáo S phải có trách nhiệm bồi thường cho Công ty cho Công ty A thuộc Ngân hàng B).

    Phần này tách giao cho Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra làm rõ đối với những người có liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

    3. Áp dụng điều 42 Bộ luật hình sự.

    Buộc bị cáo S phải có trách nhiệm bồi thường cho Công ty A thuộc Ngân hàng B số tiền 222.308.074.688đ.

    4. Về án phí: Bị cáo S phải nộp 330.308.075đ tiền án phí dân sự có giá ngạch.

    5. Các phần khác của Quyết định bản án hình sự sơ thẩm do không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án./.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    Xét khoản tiền 89.146.416.493 đồng mà S có trách nhiệm thanh toán cho Công ty A có chiếm đoạt không và số tiền chiếm đoạt phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu? Hội đồng xét xử phúc thẩm ghi nhận quan điểm bào chữa của luật sư cho rằng S không có chiếm đoạt tài sản là 02 con tàu. Nhưng đối với số tiền doanh thu, lợi nhuận mà S có được từ việc sử dụng, khai thác 02 con tàu bằng 38.761.066.631 đồng (32.295.702.417 đồng và 309.643,88 USD), đây là số tiền hiện hữu và được xem là tài sản, nhưng S không dùng số tiền này để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trả tiền thuê tài chính cho Công ty A mà sử dụng cho mục đích cá nhân là đã có ý thức chiếm đoạt số tiền trên.”

     
    Báo quản trị |  
  • #459236   29/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Mình cập nhật file 11 dự thảo án lệ mới vừa được cập nhật để các bạn để theo dõi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    knowlaws (05/07/2017)
  • #459378   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mấy cái này nghe đồn sắp có thêm 11 dự thảo án lệ mới nưa mà, mình thì chưa có time đọc mấy cái án lệ trước đó hình như là 10 bản án, chắc sắp tới có time cũng nên tìm hiểu cho biết với thời sự hic sao nhiều cái phải đọc thế nhỉ? 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459408   30/06/2017

    Mình thì chưa đọc hết các án lệ ở Việt Nam nhưng sao nhìn có vẻ các bác ở Tòa tối cao cho ra án lệ còn năng suất hơn gà đẻ trứng vậy kìa. Án lệ ở nước ngoài mình thấy rất khác, mấy trăm năm còn áp dụng được chứ như án lệ bên mình chắc pháp luật đổi cái nghỉ áp dụng quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #460466   10/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Án lệ số /2017/AL về thanh toán bằng ngoại tệ trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày… tháng … năm 2017 và được công bố theo Quyết định số …/QĐ-CA ngày … tháng … năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 03/2012/DS-GĐT ngày 14-02-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa nguyên đơn là ông A, bà C với bị đơn là cụ B, cụ D; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đ, ông E.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 1 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thỏa thuận giá trị, phương thức thanh toán bằng đồng Việt nam, hợp đồng đã được công chứng theo quy định của pháp luật nhưng khi thực hiện hợp đồng các bên đặt cọc và thanh toán bằng ngoại tệ (đô la Mỹ).

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không vô hiệu do đặt cọc, thanh toán bằng ngoại tệ.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điều 22 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13-12-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hoạt động ngoại hối.

    - Khoản 2 Điều 170, Điều 689, 691, 692, 697 Bộ luật dân sự năm 2005 (Khoản 2 Điều 222, Điều 502, 501, 503, 500 Bộ luật dân sự năm 2015)

    Từ khóa của án lệ:

    “Ngoại hối”; “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “thanh toán bằng ngoại tệ trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện ngày 15-3-2007 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là vợ chồng ông A, bà C trình bày:

    Ngày 23-8-2006, bà C cùng cụ B ký Giấy đặt cọc, theo đó bà C giao cho cụ B 20.000USD để đảm bảo cho việc vợ chồng cụ B chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 54 đường A, thành phố H. Ngày 26-10-2006, vợ chồng cụ B đã ký hợp đồng chuyển nhượng 227m2 đất tại số 54 Chu Văn An cho vợ chồng ông A (do ông Đ làm đại diện) với giá 1.135.000.000đồng tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực tế,vợ chồng ông A đã giao tiếp 55.000USD cho vợ chồng cụ B, cụ thể là ông E (con của vợ chồng cụ B) nhận 6000USD (ngày 10-10-2006) và nhận 49.000USD (ngày 27-10-2006). Như vậy, tổng số tiền vợ chồng cụ B đã nhận là 75.000USD tương đương 1.203.780.000đồng. Theo hợp đồng nêu trên thì bên chuyển nhượng đất có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền lệ phí công chứng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, nộp thay bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiền lệ phí trước bạ và giao các giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất từ ngày 26-10-2006. Vì vậy, sau khi nhận đủ tiền chuyển nhượng đất, vợ chồng cụ B (do ông E đại diện) đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo thỏa thuận và đã nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng ông A tại Ủy ban nhân dân thành phố H. Tuy giá chuyển nhượng chỉ là 1.135.000.000đồng nhưng vợ chồng ông A đã giao cho vợ chồng cụ B 75.000USD tương đương 1203.780.000đồng để hỗ trợ thêm cho vợ chồng cụ B khi làm các thủ tục chuyển nhượng đất và thanh toán giá trị căn nhà của vợ chồng cụ B có trên đất. Vợ chồng cụ B đã tự ý điền thêm “giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 21.000.000đồng/m2” vào giấy đặt cọc ngày 23-8-2006, để cho rằng vợ chồng ông A mới thanh toán được 190.000USD, chưa thanh toán hết tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không đúng vì vợ chồng ông A không giao thêm cho vợ chồng cụ B khoản tiền nào khác ngoài số tiền 75.000USD. Vợ chồng ông A yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng cụ B phải giao diện tích 227m2 đất tại số 54 đường A và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mang tên vợ chồng ông A) cho vợ chồng ông.

    Bị đơn là vợ chồng cụ B, cụ D trình bày: Ngày 23-8-2006, bà C cùng cụ B đã ký Giấy đặt cọc, theo đó bà C giao cho cụ B 20.000USD để đảm bảo cho việc vợ chồng cụ B chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 54 đường A với giá 21.000.000đồng/m2. Ngày 26-10-2006, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng diện tích đất nêu trên với giá 1.135.000.000đồng. Tuy nhiên, việc ghi giá như vậy là nhằm giảm tiền thuế phải nộp cho Nhà nước và giá này thấp hơn nhiều so với giá do Nhà nước quy định, còn giá thực tế hai bên thỏa thuận là 227m2 x 21.000.000đồng/m2 = 4.747.000.000đồng. Thực tế, ông E (con của vợ chồng cụ B) đã nhận tiền do vợ chồng ông A giao như sau: 20.000USD (ngày 23-8-2006), 6000USD (ngày 10-10-2006), 49.000USD (ngày 27-10-2006), 85.000USD (05-12-2006), 20.000USD (02-01-2007), 10.000USD (ngày 15-01-2007). Mỗi lần nhận tiền đều có ghi một giấy biên nhận tiền và giao cho ông Đ (đại diện cho vợ chồng ông A) giữ nên vợ chồng cụ B không lưu giữ các biên nhận gốc. Như vậy, tổng cộng số tiền vợ chồng cụ B đã nhận là 190.000USD và vợ chồng ông A còn phải giao tiếp số tiền 1.716.520.000đồng theo thỏa thuận. Vợ chồng cụ B yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông A phải trả số tiền còn thiếu và đồng ý giao đất cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thỏa thuận cho vợ chồng ông A.

    Ông Đ thống nhất lời trình bày của nguyên đơn.

    Ông E thống nhất lời trình bày của bị đơn.

    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2007/DSST ngày 13-9-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định:

    Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập ngày 26-10-2006 tại trụ sở Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế giữa bên chuyển nhượng là vợ chồng cụ B, cụ D và bên nhận chuyển nhượng là ông A do ông Đ đại diện theo ủy quyền của ông A và bà C là vô hiệu toàn bộ.

    Buộc vợ chồng cụ B, cụ D phải hoàn trả lại cho ông A và bà C 75.000USD quy đổi thành 1.212.300.000đồng.

    Buộc vợ chồng ông A, bà C phải thanh toán cho cụ B và cụ D một nửa số tiền thuế và tiền trước bạ sang tên là 73.491.500đồng. Được khấu trừ vào phần mà cụ B, cụ D phải hoàn trả cho ông A, bà C. Như vậy, cụ B,cụ D còn phải thanh toán hoàn trả cho vợ chồng ông A, bà C số tiền 1.212.300.000đồng – 73.491.500đồng = 1.138.808.500đồng.

    Vợ chồng cụ B, cụ D có quyền sử dụng diện tích đất 227m2 tại 54 đường A, thành phố H và có nghĩa vụ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định án phí và quyền kháng cáo.

    Ngày 19-9-2007, ông Đ có đơn kháng cáo.

    Ngày 23-9-2007, ông G (đại diện của Nguyên đơn theo ủy quyền) có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 31/2007/DS-PT ngày 12-12-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định:

    Giữ nguyên quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2007/DSST ngày 13-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đối với nguyên đơn ông A, bà C; bị đơn là cụ B, cụ D và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Đ, ông E về việc “đòi quyền sử dụng đất”.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Ngày 20-01-2008, bà C có đơn khiếu nại.

    Tại Quyết định số 927/2010/KN-DS ngày 08-12-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 31/2007/DS-PT ngày 12-12-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2007/DSST ngày 13-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì ngày 26-10-2006, vợ chồng cụ B đã ký hợp đồng chuyển nhượng 227m2 đất tại số 54 đường A cho vợ chồng ông A (do ông Đ làm đại diện) với giá 1.135.000.000đồng tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nội dung của hợp đồng nêu trên, các bên thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng Đồng Việt Nam và hợp đồng đã được công chứng theo quy định của pháp luật nên không bị vô hiệu. Thực tế, các bên đặt cọc và thanh toán bằng ngoại tệ (tiền USD) nên đã vi phạm điều 22 Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01-6-2006 và có thể bị xử phạt hành chính nếu thời hiệu xử lý vi phạm hành chính vẫn còn. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng khi thực hiện hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng Đô la Mỹ, từ đó tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ là không đúng.

    Trong vụ án này, các đương sự còn tranh chấp về giá chuyển nhượng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không quyết định định giá tài sản chuyển nhượng, không xác minh thực tế các bên thỏa thuận giá là bao nhiêu mà đã giải quyết vụ án là không có căn cứ. Tại Tòa án, vợ chồng cụ B xuất trình 2 bản phô tô giấy biên nhận tiền ngày 02-01-2007 và ngày 15-01-2007 với tổng số tiền là 30.000USD, đồng thời khai và thừa nhận đã nhận của vợ chồng ông A 190.000USD. Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ông Đ đã cung cấp thêm các biên nhận tiền ngày 15-11-2006, ngày 11-12-2006, ngày 02-01-2007 và ngày 15-01-2007 để chứng minh ông E đại diện vợ chồng cụ B đã nhận tổng cộng 199.850.000 USD từ vợ chồng ông A. Đây là các tài liệu, chứng cứ mới chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét, giải quyết. Tòa án cấp phúc thẩm không hủy bản án sơ thẩm, để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án mà lại quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm là sai lầm nghiêm trọng. Với các lý do trên, cần phải hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo hướng xác minh, làm rõ giá trị quyền sử dụng 227m2 đất tại số 54 đường A tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất trên tại thời điểm chuyển nhượng tương đương với số tiền mà vợ chồng cụ B đã nhận (vợ chồng ông A đã thanh toán xong) thì buộc vợ chồng cụ B phải giao đất cho vợ chồng ông A; trường hợp giá trị quyền sử dụng đất cao hơn số tiền mà vợ chồng cụ B đã nhận thì buộc vợ chồng ông A phải thanh toán số tiền còn thiếu tương đương với giá trị thị trường quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm cho vợ chồng cụ B và buộc vợ chồng cụ B phải giao đất cho vợ chồng ông A.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29-3-2011 của Quốc hội).

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 31/2007/DS-PT ngày 12-12-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2007/DSST ngày 13-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về vụ án “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là các ông, bà A, C với bị đơn là các cụ B, D; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông Đ, E.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì ngày 26-10-2006, vợ chồng cụ B đã ký hợp đồng chuyển nhượng 227m2 đất tại số 54 đường A cho vợ chồng ông A (do ông Đ làm đại diện) với giá 1.135.000.000đồng tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nội dung của hợp đồng nêu trên, các bên thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng Đồng Việt Nam và hợp đồng đã được công chứng theo quy định của pháp luật nên không bị vô hiệu. Thực tế, các bên đặt cọc và thanh toán bằng ngoại tệ (tiền USD) nên đã vi phạm điều 22 Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01-6-2006 và có thể bị xử phạt hành chính nếu thời hiệu xử lý vi phạm hành chính vẫn còn. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng khi thực hiện hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng Đô la Mỹ, từ đó tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ là không đúng

     
    Báo quản trị |  
  • #460467   10/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Án lệ số /2017/AL về nghĩa vụ cấp dưỡng theo di chúc

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày… tháng … năm 2017 và được công bố theo Quyết định số …/QĐ-CA ngày … tháng … năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 39/2006/DS-GĐT ngày 06-11-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản” tại tỉnh Cà Mau giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Kim H (đã chết năm 2000), bà Trương Thị D ủy quyền cho chị Tạ Thu A với bị đơn là ông Tạ Đ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các con của bà Tạ Thị T (Lý Ngọc T, Lý H, Lý B, Lý B1 và Lý Ngọc X), các con của ông Tạ Tòng Đ (Tạ Thị B, Tạ Xiếu L, Tạ Văn B), các con của ông Tạ Tòng M (Tạ Tống H, Tạ Nguyệt T, Tạ Nguyệt N), các con của bà Tạ Thị S (Phan Ngọc A, Phan Ngọc H, Phan Ngọc K), các con ông Tạ Văn T (Tạ Thu L, Tạ Thu C, Tạ Thu V, Tạ Thu T, Tạ Thanh T1, Tạ Lâm H, Tạ Lâm T, Tạ Thu P, Tạ Thanh T2), các con của bà Tạ Thị S (Ngô Thị Ê, Ngô Văn L, Ngô Văn S, Ngô Thị H, Ngô Thị T, ông Tạ Quang H, bà Tạ Kim C, chị Tạ Thu A, ông Tạ Phước C, bà Tạ Thanh Đ, bà Tạ Thanh T3.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 3 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    Tình huống án lệ:

    Di chúc có nội dung yêu cầu người được hưởng di sản thừa kế phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho người không được hưởng di sản thừa kế. Người không được hưởng di sản thừa kế yêu cầu người được hưởng di sản thừa kế nuôi dưỡng, cấp dưỡng vượt quá khả năng và điều kiện thực tế của người được hưởng di sản thừa kế.

    Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, người được hưởng di sản thừa kế chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng trong phạm vi kỷ phần thừa kế mà người được cấp dưỡng được hưởng nếu chia thừa kế theo pháp luật.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    Điều 687 Bộ luật dân sự năm 1995, (Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015);

    Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995, (Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 628, 630 Bộ luật dân sự năm 2015);

    Điều 676 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2015).

    Từ khóa của án lệ:

    “Thừa kế”; “Di chúc”; “Phân chia di sản theo di chúc”; “Giải thích nội dung của di chúc”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện đề ngày 28-6-1994 và các lời khai tại Tòa án, bà Huỳnh Kim H, bà Trương Thị D, chị Tạ Thu A và ông Tạ Đ trình bày như sau:

    Cụ Tạ T có 3 người vợ gồm:

    - Người vợ thứ nhất là cụ Quách Tú P (chết cách đây khoảng 70 năm) có 5 người con là: bà Tạ Thị T (chết năm 1994), ông Tạ Tòng Đ (chết năm 1993), ông Tạ Tòng M (chết năm 1965), bà Tạ Thị S (chết năm 1982), bà Tạ Thị S1 (chết).

    - Người vợ thứ 2 là cụ Trương Mỹ D (chết cách đây khoảng 30 năm) có 3 người con là bà Tạ Kim K (chết năm 1990, không có chồng con), ông Tạ Phước C (cư trú tại Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ), bà Tạ Kim C.

    - Người vợ thứ 3 là cụ Lâm Thị K (chết năm 1993) có 5 người con là: ông Tạ Văn T (chết năm 1984, có vợ là bà Trương Thị D và 10 người con), ông Tạ Quang H, ông Tạ Đ, bà Tạ Thanh Đ (cư trú tại Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ), bà Tạ Thanh T3 (cư trú tại Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ).

    Bà Huỳnh Kim H là con riêng của cụ Lâm Thị K và bà Huỳnh Kim H ở cùng cụ Tạ T từ lúc 9 tuổi.

    Năm 1957 cụ Tạ T và cụ Lâm Thị K tạo dựng được căn nhà trên diện tích đất 51,61m2 tại số 9 đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Cà Mau (là tài sản đang có tranh chấp trong vụ án). Năm 1966 cụ Tạ T chết không để lại di chúc, ngày 27-7-1987 cụ Lâm Thị K lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất trên cho ông Tạ Đ làm nơi phủ thờ tổ đường, nhưng với điều kiện là ông Tạ Đ “phải có trách nhiệm khi cụ Lâm Thị K chết phải đưa thi thể cụ về Bạc Liêu hỏa táng và phải nuôi dưỡng bao bọc bà Huỳnh Kim H đến khi bà H qua đời”. Năm 1993 cụ Lâm Thị K chết, bà Huỳnh Kim H cho rằng ông Tạ Đ không thực hiện đúng di chúc của cụ Lâm Thị K, đã nhiều lần ông Tạ Đ đánh đập bà Huỳnh Kim H (bà đã báo cáo hội phụ nữ phường và Công an phường), do vậy bà yêu cầu phải chu cấp cho bà mỗi tháng 1.000.000đồng, nhưng ông Tạ Đ chỉ đồng ý cấp cho bà 300.000đồng một tháng. Từ đó bà Huỳnh Kim H khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Lâm Thị K theo pháp luật.

    Bà Trương Thị D (là vợ) và các con của ông T xin được hưởng kỷ phần thừa kế của ông T.

    Ông Tạ Đ không đồng ý chia thừa kế, mà đề nghị tiếp tục chăm sóc bà Huỳnh Kim H theo di chúc của cụ Lâm Thị K.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 25/DSST ngày 29-12-1995, Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) quyết định:

    Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Huỳnh Kim H và Trịnh Thị D.

    Công nhận căn nhà số 9 đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Cà Mau là di sản của ông T và bà K, trị giá 206.437.000đồng.

    Công nhận 15 kỷ phần được hưởng phần thừa kế của ông Tạ T là: Tạ Tăng T, Tạ Tòng Đ, Tạ Tòng M, Tạ Thị S, Tạ Thị S1, Tạ Kim K, Tạ Phước C, Tạ Kim C, Tạ Văn T, Tạ Quang H, Tạ Thanh Đ, Tạ Đ, Tạ Thanh T3, Huỳnh Kim H, Lâm Thị K (vợ ông T). Mỗi kỷ phần được hưởng 6.881.233 đồng.

    6 kỷ phần được hưởng phần thừa kế của ông Tạ Tăng như kể trên và bà Lâm Thị K là: Tạ Văn T, Tạ Quang H, Tạ Thanh Đ, Tạ Đ, Tạ Thanh T3, Huỳnh Kim H. Mỗi kỷ phần là 25.231.188đồng.

    Giao căn nhà số 9 Phan Chu Trinh, phường 2 cho Tạ Đ quản lý và các kỷ phần thừa kế chưa có yêu cầu và những kỷ phần có ủy quyền cho Tạ Đ quản lý, giao ông Tạ Đ quản lý sau này các kỷ phần thừa kế có yêu cầu được nhận kỷ phần thừa kế thì ông Tạ Đ có trách nhiệm giao lại cho họ.

    Buộc ông Tạ Đ phải thanh toán kỷ phần cho bà Huỳnh Kim H là 25.231.188đồng và bà Trương Thị D là 25.231.188 đồng. Tổng 2 khoản bằng 50.462.376 đồng khi án có hiệu lực pháp luật.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

    Tại Quyết định số 06/QĐ-DS ngày 09-01-1996, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) kháng nghị bản án số 25/DSST ngày 29-12-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ).

    Ngày 15-1-1996 bà Huỳnh Kim H có đơn yêu cầu sớm thi hành án.

    Ngày 12-01-1996 ông Tạ Đ có đơn kháng cáo không đồng ý với các quyết định của bản án sơ thẩm.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 124/DSPT ngày 27-7-1996, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

    Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Huỳnh Kim H và bà Trần Thị D, công nhận căn nhà số 09 đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Cà Mau là di sản của ông T và bà K trị giá 206.437.000đồng, công nhận 14 kỷ phần được hưởng thừa kế của ông Tăng là: Tạ Tăng T, Tạ Tòng Đ, Tạ Tòng M, Tạ Thị S, Tạ Thị S1, Tạ Phước C, Tạ Kim C, Tạ Văn T, Tạ Quang H, Tạ Thanh Đ, Tạ Đ, Tạ Thanh T3, Huỳnh Kim H, Lâm Thị K. Mỗi kỷ phần được hưởng 7.444.178đồng; 6 kỷ phần được hưởng phần thừa kế của bà Lâm Thị K và ông Tạ T là: Tạ Văn T, Tạ Quang H, Tạ Thanh Đ, Tạ Đ, Tạ Thanh T3, Huỳnh Kim H. Mỗi kỷ phần được hưởng 18.443.779 đồng.

    Giao căn nhà số 09 đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Cà Mau và các kỷ phần thừa kế không có yêu cầu hoặc ủy quyền cho ông Tạ Đ.

    Ông Tạ Đ phải thanh toán cho bà Huỳnh Kim H 25.888.957 đồng, cho bà Trần Thị D (con là Tạ Thu A) 25.888.957đồng.

    Ngoài ra Tòa án cấp phúc thảm còn quyết định về án phí và điều kiện thi hành án.

    Tại Công văn số 02 ngày 04-12-1996, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 124/DSPT ngày 27-7-1996 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Tại Quyết định số 17/KL-DS ngày 10-3-1997, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm số 25/DSST ngày 29-12-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) và bản án phúc thẩm nêu trên của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại Quyết định số 45/UBTP-DS ngày 27-8-1997, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đến khi có quy định mới của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án phúc thẩm dân sự nêu trên của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 25/DSST ngày 29-12-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ); Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

    Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đúng di sản của cụ Tạ T và cụ Lâm Thị K là có căn nhà số 9 đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Cà Mau. Do cụ Tạ T chết không có di chúc nên đã xác định phần tài sản của cụ là di sản để chia cho vợ và các con của cụ theo pháp luật về thừa kế là có căn cứ, đúng pháp luật.

    Năm 1993 cụ Lâm Thị K chết, nhưng ngày 27-7-1987 cụ đã lập di chúc để định đoạt toàn bộ căn nhà giao cho ông Tạ Đ quản lý thờ cúng với điều kiện sau khi cụ Lâm Thị K chết phải “đưa thi thể cụ về Bạc Liêu hỏa táng và phải nuôi dưỡng bao bọc bà H đến khi bà H qua đời”. Di chúc nêu trên của cụ Lâm Thị K có các nhân chứng và chính quyền địa phương xác nhận; do đó, di chúc này hợp pháp đối với phần tài sản của cụ Lâm Thị K.

    Trong thực tế, sau khi cụ Lâm Thị K chết ông Tạ Đ đã thực hiện yêu cầu “nuôi dưỡng bao bọc bà H”, nhưng bà Huỳnh Kim H lại có yêu cầu vượt quá khả năng và điều kiện thực tế của ông Tạ Đ. Trong trường hợp này khi có tranh chấp giữa bà H và ông Tạ Đ, Tòa án công nhận di chúc đối với phần tài sản của cụ Lâm Thị K và chỉ buộc ông Tạ Đ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho bà H trong phạm vi kỷ phần mà bà được hưởng nếu chia thừa kế di sản của cụ Lâm Thị K theo pháp luật. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông Tạ Đ không thực hiện nghĩa vụ “nuôi dưỡng bao bọc bà H” từ đó không công nhận di chúc của cụ Lâm Thị K và chia thừa kế di sản của cụ Lâm Thị K theo pháp luật là không đúng.

    Đối với yêu cầu của bà Trương Thị D và các con của bà xin được hưởng kỷ phần thừa kế của ông T, nếu có được giải quyết trong cùng vụ án thì phải thụ lý theo đúng quy định của pháp luật.

    Do vụ án đã bị tạm đình chỉ việc giải quyết từ năm 1997; do đó, cần xác định có việc thay đổi các đương sự hay không và yêu cầu của họ thì mới có cơ sở giải quyết vụ án.

    Ngoài ra, khi Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án thì có một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài nên cần xác định về Quốc tịch và yêu cầu họ thì mới đủ cơ sở giải quyết vụ án theo đúng quy định tại Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH 11 ngày 27-7-2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 124/DSPT ngày 27-7-1996 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 25/DSST ngày 29-12-1995 của Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Kim H và bà Trương Thị D với bị đơn là ông Tạ Đ và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau thụ lý giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ:

    “Trong thực tế, sau khi cụ Lâm Thị K chết ông Tạ Đ đã thực hiện yêu cầu “nuôi dưỡng bao bọc bà H”, nhưng bà Huỳnh Kim H lại có yêu cầu vượt quá khả năng và điều kiện thực tế của ông Tạ Đ. Trong trường hợp này khi có tranh chấp giữa bà H và ông Tạ Đ, Tòa án công nhận di chúc đối với phần tài sản của cụ Lâm Thị K và chỉ buộc ông Tạ Đ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho bà H trong phạm vi kỷ phần mà bà được hưởng nếu chia thừa kế di sản của cụ Lâm Thị K theo pháp luật. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông Tạ Đ không thực hiện nghĩa vụ “nuôi dưỡng bao bọc bà H” từ đó không công nhận di chúc của cụ Lâm Thị K và chia thừa kế di sản của cụ Lâm Thị K theo pháp luật là không đúng”

     
    Báo quản trị |  
  • #460468   10/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Án lệ số /2017/AL về xác định người có trách nhiệm quản lý tài sản trong tội “Cướp tài sản”

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày tháng năm 2017 và được công bố theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 19/2013/HS-GĐT ngày 18-7-2013 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Cướp tài sản” và “Chống người thi hành công vụ” đối với các bị cáo A, B, C, D, E, H, K, L.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Tài sản bị người có thẩm quyền thu giữ nhưng chưa lập biên bản thu giữ tài sản mà bị cáo (trước đó đang quản lý tài sản đó) có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt lại tài sản đó.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, bị cáo không phạm tội “Cướp tài sản” mà phạm tội “Chống người thi hành công vụ”.

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    - Điểm d khoản 2 Điều 133; khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm d khoản 2 Điều 168, khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015);

    Từ khóa của án lệ:

    “Cướp tài sản”; “Chống người thi hành công vụ”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 17-6-2009, A, B, C, H, K, E, D và L cùng uống bia và hát karaoke tại quán “Nhi Nhi” ở thôn M, xã N, thị xã O. Đến 20 giờ cùng ngày, cả nhóm đến quán “Sông quê” ở thôn P, xã Q uống cà phê. Tại đây, A mượn xe mô tô BKS: 78H7-8960 của Lộc chở B và K, còn E điều khiển xe mô tô chở L và H đến quán cà phê “Dốc tình” ở thôn R, xã S chơi. Khi chạy đến cầu xi măng thuộc thôn R thì bị một số thanh niên chặn đánh; hai bên đánh nhau. Khi nghe có Công an đến, A đã bỏ lại xe mô tô BKS: 78H7-8960 và cùng cả nhóm chạy về quán “Sông quê”.

    Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc có hai nhóm thanh niên đánh nhau, đồng chí Lê Gươm Thiên (Trưởng Công an xã S) đã phân công đồng chí Huỳnh Xuân Hoàng (Công an viên xã S) và đồng chí Nguyễn Xuân Thâu (phó thôn R) đến hiện trường giải quyết. Thấy xe mô tô BKS: 78H7-8960 do A để lại hiện trường, đồng chí Hoàng đã giữ lại và báo cáo đồng chí Thiên. Đồng chí Thiên yêu cầu anh Trần Minh Công (trú tại thôn R) điều khiển xe ba gác đi cùng đồng chí Thiên đến hiện trường. Các đồng chí Công an và anh Công tiến hành chằng, buộc xe đưa về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã S để giải quyết.

    Trong lúc này, tại quán “Sông quê”, Lộc hỏi A xe đâu thì A kể lại sự việc và nói “bây giờ bọn mình đi gặp Công an xin lại xe”, cả nhóm đồng ý và đi về phía đầu cầu thuộc thôn R. Trên đường đi, A và C mỗi người cầm theo một cây gỗ dài khoảng 2m. Cả nhóm vừa đi vừa hô “đi nhanh lên, cướp lại xe bọn bay ơi”. Khi gặp lực lượng Công an xã S, A đến gặp đồng chí Thiên xin lại xe. Đồng chí Thiên nói với cả nhóm là vụ việc này phải lên Công an xã giải quyết thì cả nhóm bao vây xe ba gác, C cầm gậy đập vào xe còn A hô “Khiêng xe xuống tụi bay”, B dùng dao cắt đứt dây buộc xe. A, E, K, Lộc, L xô đẩy, cản trở đồng chí Thiên, Hoàng. Sau đó Lộc, A, B, C khiêng xe xuống. Lộc điều khiển xe và cùng cả nhóm chạy về hướng xã Xuân Hải. Khi đi đến đầu cầu xi măng thuộc thôn R thì A, H và L tiếp tục rượt đuổi, đánh số thanh niên đang đứng ở bãi đỗ xe tại “Quán bè” thuộc thôn R. Thấy vậy, đồng chí Hoàng đến can ngăn thì bị A cầm gậy xông vào đánh. Đồng chí Thiên đến giữ A lại thì B cầm dao xông đến đe dọa, buộc đồng chí Thiên phải thả A ra. Sau đó, A và cả nhóm bỏ chạy về hướng xã Xuân Hải.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 33/2011/HS-ST ngày 14-7-2011, Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133, khoản 1 Điều 257; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47 (riêng đối với B áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 48); Điều 50 Bộ luật hình sự,

    Xử phạt A 03 năm 06 tháng tù về tội “Cướp tài sản”, 09 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”; buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 04 năm 03 tháng tù.

    Xử phạt B 03 năm 06 tháng tù về tội “Cướp tài sản”, 01 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”; buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 04 năm 06 tháng tù.

    Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47 (riêng đối với các bị cáo D, K, L áp dụng thêm Điều 60) Bộ luật hình sự,

    Xử phạt E 03 năm 03 tháng tù, C 03 năm tù, H 03 năm tù, đều về tội “Cướp tài sản”.

    Xử phạt các bị cáo D, K, L mỗi bị cáo 03 năm tù về tội “Cướp tài sản”, nhưng cho hưởng án treo.

    Ngày 27-7-2011, A kháng cáo xin giảm hình phạt.

    Ngày 27-7-2011, E kháng cáo cho rằng bị cáo chỉ phạm tội “Chống người thi hành công vụ”, xin được hưởng án treo.

    Tại bản án hình sự phúc thẩm số 171/2011/HS-PT ngày 23-12-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định:

    Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm đối với A.

    Sửa án sơ thẩm đối với E; áp dụng thêm điểm h khoản 1 Điều 46;

    Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt E 03 năm tù về tội “Cướp tài sản”, nhưng cho hưởng án treo.

    Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 10/QĐ-VKSTC-V3 ngày 19-7-2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 171/2011/HS-PT ngày 23-12-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên; đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 33/2011/HS-ST ngày 14-7-2011 của Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu để điều tra, xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận định:

    Việc đồng chí Lê Gươm Thiên (Trưởng Công an xã S) cùng các anh Huỳnh Xuân Hoàng (Công an viên), Nguyễn Văn Thâu (phó thôn R) tiến hành thu giữ xe mô tô BKS: 78H7-8960 do A bỏ lại hiện trường sau vụ xô xát giữa hai nhóm thanh niên tại địa bàn thôn R để đưa về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã S giải quyết là thực hiện đúng nhiệm vụ và chức trách.

    Nếu việc thu giữ xe mô tô BKS: 78H7-8960 đã được các đồng chí Công an xã lập biên bản, đưa về kho giữ tang vật mà các bị cáo có hành vi đến khống chế, đe dọa để lấy tài sản thì hành vi này mới cấu thành tội “Cướp tài sản”. Trong trường hợp này, Công an xã chưa lập biên bản thu giữ xe mà chỉ đang thực hiện nhiệm vụ đưa xe về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã để giải quyết, nhưng vì muốn lấy lại xe do mình đang có trách nhiệm quản lý nên A và các bị cáo khác đã có hành vi xô đẩy, ngăn cản các đồng chí Công an làm nhiệm vụ. Do đó, hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “Chống người thi hành công vụ”. Việc các Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định các bị cáo có hành vi dùng phương tiện nguy hiểm, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với các đồng chí Công an xã nhằm chiếm đoạt xe mô tô và quy kết các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự là chưa đủ căn cứ.

    Ngoài ra, A và B còn có hành vi quay lại đuổi đánh các thanh niên đã đánh nhau trước đó. Đồng chí Lê Gươm Thiên và Huỳnh Xuân Hoàng đến can ngăn thì A đã dùng gậy đánh đồng chí Hoàng. Khi đồng chí Thiên bắt giữ A thì B đã dùng dao khống chế, đe dọa, buộc đồng chí Thiên phải thả A. Vì vậy, quá trình điều tra và xét xử vụ án, các Cơ quan tiến hành tố tụng truy tố và xét xử các bị cáo về tội “Chống người thi hành công vụ” là đúng pháp luật.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 279; khoản 3 Điều 285, Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự,

    QUYẾT ĐỊNH

    Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 171/2011/HS-PT ngày 23-12-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án hình sự sơ thẩm số 33/2011/HS-ST ngày 14-7-2011 của Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung./.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    “Nếu việc thu giữ xe mô tô BKS: 78H7-8960 đã được các đồng chí Công an xã lập biên bản, đưa về kho giữ tang vật mà các bị cáo có hành vi đến khống chế, đe dọa để lấy tài sản thì hành vi này mới cấu thành tội “Cướp tài sản”. Trong trường hợp này, Công an xã chưa lập biên bản thu giữ xe mà chỉ đang thực hiện nhiệm vụ đưa xe về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã để giải quyết, nhưng vì muốn lấy lại xe do mình đang có trách nhiệm quản lý nên A và các bị cáo khác đã có hành vi xô đẩy, ngăn cản các đồng chí Công an làm nhiệm vụ. Do đó, hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “Chống người thi hành công vụ”. Việc các Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định các bị cáo có hành vi dùng phương tiện nguy hiểm, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với các đồng chí Công an xã nhằm chiếm đoạt xe mô tô và quy kết các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự là chưa đủ căn cứ.”

     
    Báo quản trị |  
  • #460469   10/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Án lệ số .../..../AL về hiệu lực thanh toán của L/C trong trường hợp hợp đồng là cơ sở của L/C bị tuyên bố vô hiệu

    Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguồn án lệ:

    Quyết định giám đốc thẩm số 17/2016/KDTM – GĐT ngày 10-11-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơnCông ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại Dịch vụ A, do ông T làm đại diện với bị đơn Công ty B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng E; do ông K làm đại diện; Ngân hàng N; do bà V làm đại diện.

    Vị trí nội dung án lệ:

    Đoạn 26 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Khái quát nội dung của án lệ:

    - Tình huống án lệ:

    Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng L/C bị tuyên bố vô hiệu.

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này L/C không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng là cơ sở của L/C bị tuyên bố vô hiệu.

    Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

    Quyết định số 266/2002/QĐ-NHNN ngày 26/12/2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung cứng dịch vụ thanh toán”;

    Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 của Phòng Thương mại Quốc tế (UCP 600)

    Từ khóa của án lệ:

    Thư tín dụng”; “L/C, “hợp đồng”, mua bán hàng hóa”, “vô hiệu”.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    Tại đơn khởi kiện đề ngày 15/9/2011, đơn khởi kiện sửa đổi bổ sung ngày 22/9/2011 và quá trình tố tụng, nguyên đơn bà N – người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A trình bày:

    Ngày 07/6/2011, Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A (gọi tắt là Bên mua, Công ty A) và Công ty B (gọi tắt là Bên bán, Công ty B) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 (gọi tắt là Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011). Theo nội dung Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011, Bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc lvory Coast, số lượng là 1000 tấn x 1,385,50USD/tấn theo phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày kể từ ngày giao hàng dựa trên vận tải đơn (B/L) theo tiêu chuẩn chất lượng như sau:

    - Thu hồi 47 lbs/80kg và có quyền từ chối nhận hàng khi thu hồi dưới 45 lbs/80kg.

    - Hạt: số hạt tối đa là 205/kg. Từ chối là 220 hạt/kg

    - Độ ẩm tối đa là 10% - Từ chối độ ẩm là trên 12%.

    Hàng hóa sẽ được Vinacontrol giám định chất lượng và khối lượng tại thời điểm giao hàng tại Cảng đến là thành phố Hồ Chí Minh.

    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) trả chậm trong vòng 90 ngày, nên ngày 07/7/2011, Bên mua đã yêu cầu Ngân hàng E chi nhánh Đồng Nai mở L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 (sau đây gọi tắt là L/C số 1801) để Bên mua hoàn thiện thủ tục mua lô hàng từ Bên bán.

    Sau khi nhận hàng, theo Điều 8 của Hợp đồng, Bên mua đã kiểm tra lại chất lượng và khối lượng lô hàng tại Cảng dỡ hàng là Cảng Cát Lái thành phố Hồ Chí Minh với sự giám sát của Vinacontrol thì phát hiện hàng hóa của Bên bán không đảm bảo chất lượng. Cụ thể theo hai chứng thư của Vinacontrol số 11G04HN05957-01 và số 11G04HN05939-01 ngày 31/8/2011 giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa thì kết quả giám định thể hiện tỷ lệ bình quân nhân thu hồi hạt điều cho hai lần cắt mẫu hạt điều là 37,615 1bs/80kg (tỷ lệ này quá thấp so với điều kiện để từ chối gần 10 1bs). Trước sự việc gian lận thương mại đó, Bên mua đã nhiều lần cố gắng liên lạc với Bên bán để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng hạt điều nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Bên bán.

    Do đó, ngày 15/09/2011 Bên mua nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Tòa án buộc Bên bán nhận lại lô hàng hạt điều 1.000 tấn vì chất lượng nhân thu hồi nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng của Hợp đồng là dưới 451bs, không đồng ý thanh toán tiền mua hàng, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Ngân hàng E tạm ngưng thanh toán cho Bên bán số tiền 1.313.308,85 USD của L/C số 1801 theo cam kết thanh toán của Bên mua cho đến khi có quyết định khác của Tòa án.

    Ngày 12/8/2013 Bên mua đã đóng tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu khởi kiện bổ sung là yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011, đồng thời yêu cầu hủy bỏ L/C số 1801.

    Tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn đề nghị:

    1. Hủy bỏ Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011.

    2. Buộc Bên bán phải đến kho Bên mua tại địa chỉ ấp C2, quốc lộ 1A, xã C, huyện L, tỉnh Đồng Nai ngay khi án có hiệu lực pháp luật để nhận lại toàn bộ lô hàng theo Hợp đồng đã giao. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Bên bán không đến kho của Bên mua để nhận lại lô hàng thì Thi hành án có quyền bán lô hàng trên, để trả lại mặt bằng kho cho Bên mua.

    3. Hủy nghĩa vụ thanh toán của Bên mua đối với L/C số 1801 và yêu cầu Ngân hàng E hoàn trả ngay số tiền ký quỹ để bảo đảm thanh toán L/C là 1.313.308,85 USD cho nguyên đơn.

    4. Yêu cầu Tòa án tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 cho đến khi bản án phát sinh hiệu lực. Đồng thời cho Bên mua nhận lại số tiền 1.500.000.000đ mà Bên mua đã thực hiện đảm bảo theo Quyết định của Tòa tại Ngân hàng T chi nhánh P khi bản án phát sinh hiệu lực.

    Bị đơn là Công ty B (Bên bán) có trụ sở ở nước ngoài và đã được Tòa án tống đạt hợp lệ cho Bên bán thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam theo đúng quy định của BLTTDS, Luật Tương trợ tư pháp 2007 và Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 nhưng Bên bán vẫn vắng mặt, không có ý kiến phản hồi.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng E trình bày:

    Theo yêu cầu của Bên mua, ngày 07/7/2011, Chi nhánh Ngân hàng E Đồng Nai đã phát hành L/C số 1801 với nội dung như sau:

    - Giá trị L/C 1.357.790 USD

    - Mục đích nhập khẩu 1.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà;

    - Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng N, Singapore.

    - Người thụ hưởng: Công ty B.

    - L/C trả chậm mở theo UCP600; với điều khoản có thể xác nhận.

    - Biện pháp bảo đảm: bảo lãnh của bến thứ ba, TSBĐ; thẻ tiết kiệm.

    - Ngày đến hạn thanh toán: ngày 29/9/2011 (961.813,66USD) và ngày 17/10//2011 (351.495,19USD).

    Sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ, Bên mua đã ký nhận thanh toán đủ giá trị và đúng hạn đối với L/C. Căn cứ xác nhận của Bên mua, Ngân hàng E Đồng Nai đã ký chấp nhận hối phiếu.

    Trên cơ sở đã xác nhận L/C, căn cứ vào tình trạng bộ chứng từ, Ngân hàng N đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 03 bộ chứng từ trị giá 1.313.308,85 USD vào ngày 25/7, 28/7 và ngày 08/8/2011.

    Theo nội dung L/C đã phát hành thì L/C được chi phối và áp dụng theo “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” phiên bản mới nhất (hiện nay là UCP 600). Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng E với tư cách là Ngân hàng phát hành cam kết thanh toán dựa trên bộ chứng từ và cam kết thanh toán, đồng nghĩa với việc Bên mua đã thanh toán cho Bên bán, Căn cứ bộ chứng từ hợp lệ và chấp nhận thanh toán của Bên mua, Ngân hàng E đã ký chấp nhận hối phiếu. Ngân hàng N đã chiếu khấu miễn truy đòi Bên bán đối với 03 bộ chứng từ của L/C nêu trên.

    Ngân hàng E không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ L/C số 1801 và yêu cầu buộc Ngân hàng E hoàn trả ngay số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD cho nguyên đơn. Ngân hàng E đề nghị Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 để Ngân hàng E thanh toán cho Ngân hàng N theo đúng thỏa thuận tại L/C.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng N (sau đây viết tắt là N) trình bày:

    Căn cứ Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011 và L/C số 1801 thì N (chi nhánh tại Singapore) là Ngân hàng chỉ định của Bên bán để thực hiện thư tín dụng đảm bảo thanh toán do Ngân hàng E phát hành.

    Phù hợp với nội dung của Quy tắc UCP 600, N đã chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ được xuất trình bởi Bên bán và đã thanh toán giá trị của thư tín dụng cho Bên bán vào ngày 25/7/2011, ngày 28/7/2011 và ngày 08/8/2011. Như vậy, N đã mua L/C số 1801 cùng các chứng từ có liên quan một cách hợp pháp và trở thành người thụ hưởng trực tiếp toàn bộ và bất cứ khoản thanh toán nào của thư tín dụng này. Sau khi bộ chứng từ được xuất trình theo đúng quy định của thư tín dụng nên trên, Ngân hàng E đã xác nhận chấp nhận bộ chứng từ và cam kết sẽ thanh toán cho N vào ngày 29/9/2011 và 17/10/2011 nhưng việc thanh toán đã không được tiến hành do Bên mua đề nghị và Tòa án đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011.

    N yêu cầu Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 và yêu cầu Bên mua phải bồi thường thiệt hại gây ra cho N từ hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật khiến N không nhận được thanh toán giá trị thư tín dụng nêu trên từ Ngân hàng E. Khoản tiền N yêu cầu bồi thường thiệt hại là khoản tiền lãi vay mà N hiện đang phải trả dựa trên tổng số tiền phải thanh toán theo 03 bộ chứng từ xuất trình phù hợp cho Ngân hàng E tương ứng với thời gian chậm thanh toán được tính từ ngày đến hạn thanh toán theo cam kết của Ngân hàng E (ngày 29/9/2011) đến ngày N nộp Đơn yêu cầu tham gia tố tụng trong vụ kiện và dựa trên lãi suất vay Đôla Mỹ không kỳ hạn của liên ngân hàng tại thời điểm nộp đơn (3,8%/12 tháng). Tổng số tiền thiệt hại mà N yêu cầu Bên mua bồi thường là 33.270,49 USD tương đương 694.188.774 VNĐ.

    Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07/4/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    “1. Hủy bỏ Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 giữa Bên bán là Công ty B và Bên mua là Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ A.

    Buộc Công ty B nhận lại toàn bộ lô hàng hạt điều thô lvory Coast số lượng là 1.000 tấn đã giao theo Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 để tại địa chỉ: kho Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ A ấp C2, quốc lộ 1A, xã C, huyện L, tỉnh Đồng Nai. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Công ty B không đến nhận lại lô hàng trên thì cơ quan Thi hành án có quyền bán phát mãi lô hàng theo quy định của pháp luật trả lại mặt bằng kho cho Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A.

    2. L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do Ngân hàng E chi nhánh Đồng Nai phát hành ngày 07/7/2011 không còn hiệu lực thanh toán. Ngân hàng E không có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng N theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do Ngân hàng E chi nhánh Đồng Nai phát hành ngày 07/7/2011.

    Buộc Ngân hàng E phải hoàn trả cho Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A tài sản bảo đảm cho việc thanh toán L/C là số tiền ký quỹ 1.313.308,85 USD.

    3. Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng tại Quyết định số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp bảo đảm áp dụng tại Quyết định số 100/2011/QĐ-BPĐB ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A được nhận lại toàn bộ số tiền 1.500.000.000đ (một tỉ năm trăm triệu đồng) ký quỹ trong tài khoản phong tỏa số 1022130.3441.012 tại Ngân hàng T (chi nhánh P) mà Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ A đã thực hiện gửi tài sản đảm bảo theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 100/2011/QĐ-BPĐB ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khi bản án có hiệu lực pháp luật.

    4. Không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng N đòi Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ A phải bồi thường thiệt hại với số tiền là 33.270,49 USD thương đương với 694.188.774 VNĐ”.

    Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, lãi suất trả chậm và thời hạn kháng cáo.

    Ngày 21/4/2014Ngân hàng E có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26/8/2015, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    1.Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 40/2014/TLKDTM-PT ngày 18/8/2014 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”.

    2. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07/4/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 26/8/2015.

    Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí.

    Ngày 10/9/2015, Ngân hàng E có đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Tại Quyết định số 11/2016/KN-KDTM ngày 07/3/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07/4/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật,

    Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Ngày 07/6/2011, Công ty A (Bên mua) và Công ty B (Bên bán) có ký Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011 với nội dung: Bên mua mua 1000 tấn hạt điều với phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày, kể từ ngày giao hàng dựa trên vận đơn.

    Thực hiện hợp đồng nêu trên, Công ty A đã yêu cầu và nộp số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD để Ngân hàng E phát hành L/C số 1801.

    Khi hàng về đến cảng thành phố Hồ Chí Minh, Bên mua đã yêu cầu Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh giám định phẩm chất và chất lượng hàng hóa theo Điều 8, Điều 11 của hợp đồng.

    Theo Chứng thư giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa ngày 31/8/2011 của Vinacontrol xác định: Tỷ lệ nhân hạt điều thu hồi cho 2 lần cắt mẫu: Lần 1 là 38,2 lbs/80kg; Lần 2 là 37,03 lbs/80kg.

    Do tỷ lệ nhân hạt điều thu hồi thấp hơn so với thỏa thuận của Hợp đồng, nên Bên mua đã khiếu nại bằng hình thức mail cho Bên bán nhưng Bên bán không hợp tác. Vì vậy, Bên mua khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011, trả lại toàn bộ lô hàng cho Bên bán và hủy bỏ nghĩa vụ thanh toán theo L/C số 1801 do Ngân hàng E phát hành ngày 07/7/2011 và yêu cầu Ngân hàng E hoàn trả lại số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD để đảm bảo thanh toán L/C số 1801 ngày 07/7/2011.

    Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng: Hình thức và nội dung của Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011 không vi phạm quy định của pháp luật, phù hợp với các quy định tại các Điều, Khoản, Mục 2 về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật thương mại năm 2005 (sau đây viết tắt là LTM); tại Điều 15 của hợp đồng, hai bên thỏa thuận khi có tranh chấp áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.

    Quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng thủ tục ủy thác tư pháp trong việc triệu tập bị đơn (Bên bán), thông báo cho bị đơn biết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; đồng thời, yêu cầu bị đơn gửi văn bản cho biết ý kiến của bị đơn về yêu cầu khởi kiện; Mặc dù bị đơn đã nhận được các văn bản triệu tập và thông báo này nhưng bị đơn không có ý kiến phản đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

    Căn cứ vào 02 Chứng thư giám định của Vinacontrol do Bên mua xuất trình, có cơ sở để xác định bên bán đã có lỗi giao hàng không phù hợp với Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011, nên theo Điều 39 LTM Bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Mặt khác, sau khi có chứng thư giám định của Vinacontrol, Bên mua đã khiếu nại về chất lượng hàng hóa nhưng Bên bán không hợp tác. Do Bên bán giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong Hợp đồng làm cho Bên mua không đạt được mục đích của việc giao kết Hợp đồng, nên có cơ sở xác định Bên bán đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của Hợp đồng. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy bỏ Hợp đồng là có căn cứ đúng quy định tại Khoản 13 Điều 3, Điều 312 LTM. Tuy nhiên, khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng, Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết việc buộc Bên bán phải trả lại tiền đã nhận (nếu có) và bồi thường thiệt hại cho Bên mua là chưa giải quyết đúng vụ án.

    Đối với việc giải quyết về yêu cầu hủy bỏ L/C số 1801:

    Căn cứ theo đề nghị mở L/C trả chậm của Bên mua, Ngân hàng E (Chi nhánh Đồng Nai) đã mở L/C số 1801 ngày 07/7/2011, cụ thể:

    - Giá trị L/C: 1,357,790 USD

    - Hình thức của chứng từ: Không hủy ngang.

    - Mục đích: mua 1.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà.

    - Ngân hàng thụ hưởng: N, Singapore.

    - Người thụ hưởng: Công ty B.

    - Người yêu cầu: Công ty TNHH A.

    - Quy tắc áp dụng: UCP phiên bản mới nhất.

    Sau đó, Ngân hàng E đã nhận được 03 bộ chứng từ đòi tiền từ N, với tổng giá trị 1.313.308,85 USD, cụ thể:

    Ngày 25/7/2011: Bộ chứng từ 961.813,66 USD, đáo hạn ngày 29/9/2011;

    Ngày 29/7/2011: Bộ chứng từ 312.517,11 USD, đáo hạn ngày 17/10/2011;

    Ngày 09/8/2011: Bộ chứng từ 38.978,08 USD, đáo hạn ngày 17/10/2011.

    Sau khi nhận được các bộ chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, Ngân hàng E đã gửi Công văn và các bộ chứng từ cho Bên mua và được Bên mua xác nhận “Đã nhận đủ chứng từ và cam kết thanh toán đủ trị giá, đúng hạn như trên; trên cơ sở đó, Ngân hàng E đã điện báo chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn của 03 bộ chứng từ nêu trên cho N.

    Theo quy định pháp luật Việt Nam về thanh toán chứng từ, thì:

    Tại Khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng 2010, quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; tập quán thương mại khác không trái với pháp luật Việt Nam”

    Tại Khoản 1 Điều 16 Quyết định số 266/2002/QĐ-NHNN ngày 26/12/2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung cứng dịch vụ thanh toán” quy định: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để:

    Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”

    Tại khoản 1 Điều 19 của Quyết định 266 nêu trên quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng: Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng thực hiện theo quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

    Mặt khác, tại thư đề nghị mở L/C của Bên mua có thỏa thuận: Quy tắc áp dụng là UCP phiên bản mới nhất. Theo Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 của Phòng Thương mại Quốc tế (UCP 600) thì:

    “Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp” (Điều 2).

    “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán,… không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng” (Điều 4).

    “Ngân hàng giao dịch với chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan” (Điều 5).

    “Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán từ thời điểm Ngân hàng phát hành L/C” (Điều 7).

    “Khi ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán” (Điều 15a).

    Như vậy, theo đơn đề nghị mở L/C của Bên mua và nội dung L/C đã phát hành thì L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07/6/2011; được chi phối và áp dụng theo UCP 600. Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng E với tư cách là Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi xác định bộ chứng từ xuất trình là phù hợp tại Ngân hàng.

    Về bộ chứng từ của L/C nêu trên quy định: Bộ chứng từ bao gồm Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng được giám định viên độc lập cấp (không quy định hàng hóa phải được kiểm định lại tại cảng đến bởi một cơ quan kiểm định nào). Trong bộ chứng từ xuất trình đã có Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng được giám định viên độc lập nước ngoài cấp là phù hợp với quy định L/C; đồng thời, Bên mua đã ký chấp nhận bộ chứng từ và cam kết thanh toán đủ giá trị, đúng hạn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại căn cứ vào kết luận giám định của Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh (tại cảng đến) để kết luận bộ chứng từ không hợp lệ là không đúng với quy định tại L/C và cam kết của Bên mua.

    Quá trình giải quyết vụ án, N cho rằng đã chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ và thanh toán cho Bên bán vào ngày 25/7/2011, ngày 28/7/2011 và ngày 08/8/2011, đồng thời xuất trình các thông báo chiết khấu hóa đơn xuất khẩu để minh chứng cho việc đã thanh toán tiền cho Bên bán. Tuy nhiên, ngoài tài liệu này, N không xuất trình được bất kỳ tài liệu, giấy tờ nào khác thể hiện việc đã thanh toán tiền cho Bên bán. Do đó, trong trường hợp này, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định N đã trả tiền cho bên bán hay chưa? Nếu đã trả tiền thì số lượng tiền trả là bao nhiêu? Trường hợp nếu N đã trả tiền cho bên bán theo L/C số 1801 thì Ngân hàng E phải giải quyết theo yêu cầu của N. Do những vấn đề nêu trên chưa được làm rõ, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07/6/2011; Do vậy, khi hợp đồng này bị hủy toàn bộ thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; từ đó quyết định L/C số 1801 không còn hiệu lực thanh toán và Ngân hàng E không có nghĩa vụ thanh toán cho N theo L/C nêu trên; đồng thời buộc Ngân hàng E phải trả cho bên mua số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD là chưa đủ cơ sở và chưa đúng với các quy định tại UCP 600.

    Sau khi xét xử sơ thẩm, Ngân hàng E kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm nêu trên. Tòa án cấp phúc thẩm đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử và tống đạt Giấy triệu tập đương sự tham gia phiên tòa vào các ngày 25/9/2014, ngày 27/10/2014, ngày 31/10/2014, ngày 16/4/2015 nhưng các phiên tòa này đều hoãn vì các lý do khác nhau như: Vắng mặt đương sự, vắng mặt đại diện Viện kiểm sát, cần thời gian thực hiện ủy thác tư pháp…. .

    Tại Quyết định số 09/2015/QĐPT-KDTM ngày 29/5/2015, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm để tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp trong việc triệu tập Công ty B tham gia phiên tòa phúc thẩm.

    Tại Quyết định không số ngày 10/8/2015, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 26/8/2015.

    Ngày 19/8/2015, Ngân hàng E nhận được Giấy triệu tập tham dự phiên tòa nêu trên; ngày 24/8/2015 Ngân hàng E có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng E là ông K đang đi công tác. Tại phiên tòa ngày 26/8/2015, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận đơn xin hoãn phiên tòa của ông K mà cho rằng Ngân hàng E (người kháng cáo) đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt, từ đó ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

    Việc Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên là không đúng quy định của pháp luật, vì tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa”. Như vậy, do có Quyết định tạm đình chỉ vụ án trên, nên khi Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu được tính lại kể từ ngày Tòa cấp phúc thẩm ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử (tức là ngày 10/8/2015). Do đó, phiên tòa phúc thẩm ngày 26/8/2015 mà người kháng cáo (Ngân hàng E) vắng mặt thì đây được coi là người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì dù có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đại diện của Ngân hàng E đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng, từ đó ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là không đúng; việc Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

    Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự.

    QUYẾT ĐỊNH:

    1- Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 11/2016/KN-KDTM ngày 07/3/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    2- Hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07/4/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

    3- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

    NỘI DUNG ÁN LỆ

    …Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07/6/2011; Do vậy, khi hợp đồng này bị hủy toàn bộ thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; từ đó quyết định L/C số 1801 không còn hiệu lực thanh toán và Ngân hàng E không có nghĩa vụ thanh toán cho N theo L/C nêu trên; đồng thời buộc Ngân hàng E phải trả cho bên mua số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD là chưa đủ cơ sở và chưa đúng với các quy định tại UCP 600”.

     
    Báo quản trị |  
  • #460471   10/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Mình gửi các bạn file đính kèm các dự thảo án lệ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    knowlaws (10/07/2017)