Tập hợp các câu hỏi - đáp liên quan đến bảo hiểm xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #494405 16/06/2018

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Tập hợp các câu hỏi - đáp liên quan đến bảo hiểm xã hội

    Bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (Khoản 1, Điều 3).

    Hình thức tham gia BHXH: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

    Khi tham gia BHXH người lao động sẽ được hưởng các chế độ:

    - Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:

    + Ốm đau;

    + Thai sản;

    + Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    + Hưu trí;

    + Tử tuất.

    - Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    + Hưu trí;

    + Tử tuất.

    (Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

    Các vấn đề liên quan đến BHXH được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được cụ thể hóa tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 134/2015/NĐ-CP và một số Nghị định hướng dẫn khác.

    Trên thực tế có rất nhiều thắc mắc, tình huống phát sinh liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội như mức hưởng, mức đóng,...bảo hiểm xã hội. Một số câu hỏi được nhiều người quan tâm như: Đóng bao nhiêu năm thì được hưởng chế độ hưu trí? Người làm ngành nghề tự do muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì đóng theo hình thức nào và mức đóng hàng tháng là bao nhiêu? Các câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua tập hợp các câu hỏi đáp bên dưới topic này.

     
     
    38961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #491554   12/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , vậy thì bạn phải làm thủ tục chuyển khẩu về nơi này mới được hưởng BHXH nhe. 

     
    Báo quản trị |  
  • #489579   14/04/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Trường hợp giải quyết BHXH một lần khi có 02 sổ BHXH khác nhau

    Câu hỏi

    Trước đây, tôi làm công nhân tại một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tham gia BHXH từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016 thì thôi việc, có được giải quyết trợ cấp thôi việc và chốt sổ BHXH. Đến tháng 3 năm 2017 tôi tiếp tục xin được việc làm tại một doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tham gia BHXH và làm sổ BHXH mới do tôi không cung cấp sổ cũ. Tôi được biết quy định của pháp luật về BHXH cho phép người lao động được giải quyết trợ cấp BHXH một lần khi có đủ thời gian bảo lưu 12 tháng. Vậy, đến nay tôi có được giải quyết BHXH một lần đối với sổ BHXH đã chốt tại Bình Dương không do sổ BHXH đó tôi đã dừng đóng được trên 12 tháng.

    Trả lời

    Đối với trường hợp nêu trên Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động quy định: Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần."

    Như vậy, điều kiện để được giải quyết BHXH một lần trường hợp dừng đóng BHXH phải bảo đảm thời gian bảo lưu (dừng đóng) đủ 12 trở lên do nghỉ việc, chưa tham gia tiếp BHXH. Trường hợp của anh, sau khi thôi việc tại Bình Dương, 09 tháng sau anh đã có việc làm mới tại Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục tham gia BHXH nên không thuộc đối tượng được giải quyết BHXH một lần. Anh có thể đề nghị cộng dồn sổ BHXH để làm căn cứ tính thời gian công tác có đóng BHXH và để giải quyết các chế độ chính sách về BHXH theo quy định./.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 15/04/2018 12:41:51 SA Tách riêng câu hỏi và trả lời
     
    Báo quản trị |  
  • #486060   01/03/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Xử phạt đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội

    Hỏi:

    Hiện nay ở Công ty có một số cá nhân còn công nợ với Công ty, do đó Công ty phải giữ số bảo hiểm để giàng buộc người lao động hoàn ứng công nợ khi người lao động chuyển sang công ty khác làm việc nhưng không ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động, Công ty chỉ ra thông báo ngừng đóng bảo hiểm. Theo quy định từ năm 2016 Công ty có được tiếp tục giữ số bảo hiểm không? Nếu tiếp tục giữ số bảo hiểm có vi phạm Luật không? Nếu phải trả thi thủ tục thực hiện thế nào? Việc không ra quyết định chấm dứt Hợp động có vi phạm luật không? Nếu Công ty ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động thì thực hiên thế nào?

    Trả lời:

    Theo tìm hiểu của mình thì việc công ty giữ sổ BHXH của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động là trái với quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012. Hành vi này bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 3, Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP: "Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
    1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
    .......................
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    .............;
    b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
    Mức phạt nêu trên là áp dụng với cá nhân. Với doanh nghiệp vi phạm thì mức phạt gấp 2 lần. Ví dụ: vi phạm với 01 người thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
    Hiện không có quy định xử phạt đối với trường hợp công ty không ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Về yêu cầu người lao động bồi thường, trả nợ: Trường hợp người lao động làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì công ty có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 130 Bộ Luật lao động 2012. Trường hợp người lao động không bồi thường thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
    Trường hợp người lao động có vay, mượn tiền công ty nhưng đến hạn không trả thì công ty có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #493901   11/06/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Chế độ bồi dưỡng đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

    Mình có một thắc mắc như sau: Công việc của 1 nhân viên làm công tác y tế tại doanh nghiệp tư nhân (nhóm 5) có được tính vào nhóm công việc độc hại không? Và nếu có thì có được hưởng mức phụ cấp độc hại bắt buộc không? 

    Theo tìm hiểu của mình tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại:

     

    "Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

     

    1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

     

    a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

     

    b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

     

    Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động)."

     

    Theo đó, việc xác định người này có được bồi dưỡng hay không phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện:

     

    + có trong danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại (chị xem tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH)

     

    + có làm trong môi trường độc hại do cơ quan y tế có thẩm quyền kiểm tra, đưa ra kết quả.

     
    Báo quản trị |  
  • #494360   15/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Doanh nghiệp có cần chuẩn bị hồ sơ để đóng bảo hiểm không?

    Theo quy định cụ thể tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi đóng bảo hiểm, nếu doanh nghiệp không có biến động về lao động tại doanh nghiệp thì không cần phải chuẩn bị hồ sơ.

    Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có tăng, giảm lao động, thay đổi mức lương thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT cụ thể như sau:

    - Theo Khoản 1.2 Điều 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động có ký kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc;

    - Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH (theo Khoản 2.2. Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    - Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

    - Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

    - Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #487255   16/03/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Làm giám đốc tại nhiều công ty đóng bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào?

    Từ ngày 01/07/2016, người đang tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN tại công ty A mà cũng đồng thời làm việc tại công ty B thì công ty B phải tham gia đóng BH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
     
    Vậy trong trường hợp này công ty có phải đóng BH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho Giám đốc như trường hợp trên không? (vì Giám đốc có nhiều công ty nên chỉ tham gia BHXH tại nơi khác mà không tham gia BH tại công ty mình)

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc:

    "Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

    b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

    e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
    ...............

    Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

    Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3

    Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

    1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:

    a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

    Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

    b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này."

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động:

    "Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

    1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

    a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật."

    Căn cứ quy định trên, trường hợp người lao động vừa làm việc ở đơn vị khác, vừa làm việc bên chị mà đơn vị kia đã tham gia BHXH cho người lao động thì bên chị không phải tham gia BHXH cho người lao động nữa nên cũng không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với những lao động này vì không phát sinh quỹ tiền lương đóng BHXH của lao động này. Tuy nhiên, vấn đề này hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nên phát sinh cách hiểu khác nhau. 

    Ví dụ: Theo hướng dẫn của BHXH TPHCM tại Hướng dẫn 1684/HD-BHXH năm 2016 về đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành: "Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc".

    Điều đó có nghĩa là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động còn lại hợp đồng hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động còn lại cũng phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với những lao động này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #486141   02/03/2018

    Tiền ăn giữa ca có phải đóng bảo hiểm?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
     
    “2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
     
    Như vậy các khoản phụ cấp tính đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bao gồm:
     
    “1...Phụ cấp lương theo quy định tại a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự."
     
    Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
     
    “3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.”
     
    Như vậy tiền ăn giữa ca không phải đóng bảo hiểm xã hội.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (02/03/2018)
  • #481477   08/01/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Các khoản tính đóng, không tính đóng BHXH năm 2017 và 2018

    Các khoản tính đóng, không tính đóng BHXH năm 2017 và 2018 như sau:

     

    Tiền lương và các chế độ,

    phúc lợi khác

    2017

    2018

    Tiền lương

    Tiền lương

    V

    V  

    Phụ cấp lương

    Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

    + Phụ cấp chức vụ, chức danh;

    + Phụ cấp trách nhiệm;

    + Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    + Phụ cấp thâm niên;

    + Phụ cấp khu vực;

    + Phụ cấp lưu động;

    + Phụ cấp thu hút

    + Các phụ cấp có tính chất tương tự.

    V

    V  

    Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

    X  

    X

    Các khoản bổ sung khác

    Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    X

    V

    Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

    - Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca;

    - Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

    - Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

    X

    X

    Căn cứ pháp lý

    - Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

    - Khoản 1, 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

     

    Cập nhật bởi danghaa_ ngày 08/01/2018 05:37:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #489577   14/04/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Giám đốc ra quyết định không đóng BHXH thì khởi kiện công ty hay khởi kiện giám đốc

    Câu hỏi
    Ngày 27/12/2017 tôi làm đơn kiện tổng giám đốc đến tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây Hà Nội về việc giám đốc yếu kém trong công tác chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp để trạm thủy sản suối hai kinh doanh thua lỗ kéo dài. Ngày 31/7/2012, giám đốc ký công văn 434 cắt toàn bộ hỗ trợ BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn và bắt người lao động phải đóng 34,5% cho các quỹ bảo hiểm.
     
    Ngày 2/4/2018 tôi được thẩm phán mời xuống tòa án làm việc: Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn kiện. Theo thẩm phán trung tôi không thể kiện giám đốc mà phải kiện công ty  mới đúng.
    Xin hỏi luật sư việc tôi phát đơn kiện giám đốc là đúng hay sai? (vì hiện nay tôi đang là công nhân đương chức chịu sự quản lý của giám đốc và cũng là người ký quyết định tạm dừng đóng bảo hiểm của tôi)
    _ Việc thẩm phán yêu cầu tôi làm lại đơn kiện và đề nghị tôi khởi kiện công ty là đúng hay sai?
    Như vậy tôi cần phải kiện ai là đúng theo quy định của pháp luật.
     
    Trả lời

    Về vấn đề này, thẩm phán hướng dẫn anh khởi kiện công ty là đúng quy định vì:

    Thứ nhất: Khởi kiện về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội

    Người có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động là: Người sử dụng lao động

    Mà theo định nghĩa là bộ luật lao động: Ngưởi sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động 2012)

    Trường hợp của anh: người sử dụng lao động là công ty. (Có nghĩa là anh là lao động của công ty, công ty ký hợp đồng lao động với anh)

    Công ty là pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

    Giám đốc ký quyết định đóng tạm dừng đóng BHXH, BHYT, BHTN là ký với tư cách là giám đốc của công ty, tức là người đại diện của công ty. Do đó, chủ thể vi phạm quy định pháp luật là Người sử dụng lao động - tức là công ty.

    Thứ hai: Khởi kiện người quản lý doanh nghiệp về hành vi quản lý yếu kém

    Luật doanh nghiệp chỉ quy định 2 trường hợp có quyền khởi kiện:

    1. Đối với công ty TNHH nhiều thành viên:

    Thành viên công ty tự mình, hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác vi phạm nghĩa vụ của người quản lý. (Điều 72)

    2. Đối với công ty Cổ phần:

     Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này; (Điều 161)

    Với tư cách là người lao động thì anh không thể khởi kiện hành vi trên anh nhé!

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 15/04/2018 12:45:00 SA Tách riêng câu hỏi và trả lời
     
    Báo quản trị |  
  • #489578   14/04/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Chế độ thai sản cho vợ, chồng khi sinh 3

    MÌnh muốn hỏi chế độ thai sản đối với vợ chồng sinh con thứ ba là như thế nào?

    Trả lời

    Tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

    "1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng."

    Như vậy, nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được nghỉ 8 tháng.

    Ngoài ra, người chồng còn được nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định sau:

    "2. Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    a) 5 ngày làm việc;

    b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con."

    Như vậy, người chồng được nghỉ ít nhất là 13 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ tuần) hoặc 17 ngày làm việc tùy theo người vợ sinh thường hay sinh mổ.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 15/04/2018 12:49:00 SA Tách riêng câu hỏi và trả lời
     
    Báo quản trị |  
  • #483343   25/01/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1438)
    Số điểm: 12066
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Ngày nghỉ lễ có được tính hưởng chế độ ốm đau?

    Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

    "Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:.."

    "Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động"

    Theo quy định này, nếu người lao động chỉ ốm đau thông thường nên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau sẽ không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

    Như vậy, trong số những ngày mà người lao động nghỉ việc thì bảo hiểm xã hội chỉ chi trả cho những ngày nghỉ không phải là ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần. Mức hưởng mỗi ngày sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 24 ngày.

     
    Báo quản trị |  
  • #484931   14/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1438)
    Số điểm: 12066
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Nghĩ dưỡng sức sau khi sinh con

    Liên quan đến nội dung thắc mắc về chế độ nghỉ dưỡng sức của lao động nữ sau khi sinh con, Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

    Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.


    Như vậy, không phải lao động nữ nào cũng được hưởng chế độ này. Căn cứ vào tình hình sức khỏe thực tế của người lao động nữ, người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định chấp nhận cho người lao động nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản và cụ thể nghỉ bao nhiêu ngày.

     
    Báo quản trị |  
  • #484108   31/01/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Xác định mức đóng, nơi đóng BHXH, thuế TNCN khi thay đổi nơi làm việc

    Người lao động đang có HĐLĐ vô thời hạn với công ty A là 7.500.000 đồng/ tháng và đang tham gia Bảo hiểm theo quy định tại công ty A.

    Tháng 9/2017, NLĐ chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng với cty A đã nghỉ và chuyển sang công ty B thử việc 1 tháng, giá trị hợp đồng là 6 triệu, thực nhận là 5 triệu đồng.

    Tháng 10/2017, NLĐ vẫn chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý Hợp đồng với công ty A, ký HĐLĐ vô thời hạn với công ty B, mức lương 7 triệu đồng.

    Trong tháng 9,10 người lao động không phát sinh thu nhập tại công ty A.

    Vậy thì các khoản bảo hiểm và thuế TNCN của người lao động trong tháng 9,10 sẽ do cơ quan nào đóng và mức đóng cụ thể như thế nào?

    Theo quy định xác định việc đóng bảo hiểm và thuế như sau:

    - Về bảo hiểm xã hội:


    Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
    "Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
    ...2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội
    ."

    Trong tháng 9 và tháng 10, người lao động này không phát sinh thu nhập tại Công ty A, thì công ty A không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người này.

    Trong tháng 9, người lao động này thử việc tại công ty B nên không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.

    Trong tháng 10, người lao động đã ký hợp đồng và phát sinh thu nhập ở công ty B, vì thế công ty B có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này.

    Mức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 2.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:
    "2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động."

    Như vậy, trường hợp này phải dựa vào hợp đồng người lao động ký với công ty B để xác định mức đóng bảo hiểm.

    - Về vấn đề thuế TNCN: theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

    "Điều 9. Các khoản giảm trừ
    Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
    1. Giảm trừ gia cảnh
    Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
    ...
    b) Mức giảm trừ gia cảnh
    b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm
    ."

    Như vậy, người lao động này có thu nhập dưới 9 triệu/tháng nên không phải nộp thuế TNCN.

     
    Báo quản trị |  
  • #482002   13/01/2018

    Chế độ hưởng tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động gây chết người

    Theo Điều 142 Bộ luật lao động 2012  thì : Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

    Tại Điều 12 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định về tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng  :

    1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

    2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

    3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

    a) Tai nạn lao động chết người;

    b) Tai nạn lao động nặng;

    c) Tai nạn lao động nhẹ.

    4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.

    Như vậy, trường hợp xảy ra tai nạn lao động gây chết người thì được xác định là tai nạn lao động. Do đó, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với NLĐ khi bị tai nạn  theo quy định tại Điều 144  Bộ luật lao động 2012 và Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP.

    Ngoài ra, tại điểm c khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động có quy định về mức bồi thường cho người lao động chết do tại nạn lao động thì thân nhân NLĐ ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Ngoài các khoản bồi thường mà công ty có trách nhiệm chi trả, thì thân nhân NLĐ còn được hưởng một số chế độ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả nếu tham gia đầy đủ chế độ BHXH. Cụ thể :
    - Tại khoản 2 Điều 66 Luật BHXH 2014 thì NLĐ được hưởng trợ cấp mai táng : Mức hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

    - Căn cứ tại Điều 68 Luật BHXH 2014 thì nếu NLĐ chết vì tai nạn lao động thì sẽ được  trợ cấp tuất hằng tháng mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #494781   22/06/2018

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Có phải đóng BHXH cho người lao động đã nghỉ hưu không?

    Theo quy định tại Luật bảo hiểm số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì: Khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ phải tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc. Nhưng với những người lao động lớn tuổi, đã nghỉ hưu, có phải tham gia bảo hiểm bắt buộc không? Bài viết này Tin tức kế toán sẽ giải đáp các vướng mắc đó căn cứ theo Luật BHXH, BHYT, BHTN mới nhất hiện nay:

     * Lao động nghỉ hưu có phải tham gia BHXH?

    Căn cứ Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định:

    “Điều 4. Đối tượng tham gia:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

    1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn,HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

    Căn cứ theo Luật BHXH – Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

    “Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

    Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

    “Điều 123. Quy định chuyển tiếp

    1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

    Lao động nghỉ hưu có phải tham gia BHYT?

    Căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT – Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 quy định:

    “6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

    “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

    1. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;”

    Căn cứ theo Luật BHXH – Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

    “Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội:

    Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.”

    Lao động nghỉ hưu có phải đóng BHTN?

    Căn cứ theo Luật Việc làm – Luật số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định:

    “Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

    Ngoài ra theo Luật lao động – Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định:

    “Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    1. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

    “Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

    1. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.”

    KẾT LUẬN:

    Căn cứ các quy định như trên chúng ta có thể kết luận như sau:

    – Nếu ký hợp đồng lao động với người nghỉ hưu (cao tuổi) mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (tức là chưa được hưởng lương hưu của BHXH) thì: PHẢI tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

    – Nếu ký hợp đồng với người nghỉ hưu mà đã đủ thời gian đóng BHXH (tức là đang hưởng lương hưu của BHXH) thì: KHÔNG phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

    (Trường hợp này thì DN ngoài việc trả lương theo công việc thì còn phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương 1 khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.)

    Cập nhật bởi f3ngohoang ngày 22/06/2018 09:34:57 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #501031   30/08/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Quy trình, hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội

    Mình có 2 trường hợp cần được tư vấn việc báo giảm BHXH như sau: TH1: Người lao động đã nghỉ việc đột xuất không báo trước nên không thu hồi được sổ BHXH + thẻ BHYT. TH2: Một số lao động đã nghỉ từ tháng 2/2017 nhưng công ty không có người phụ trách làm BHXH nên không báo giảm, giờ em muốn báo giảm từ tháng 2/2017. Đối với 2 trường hợp trên thì quy trình cần làm như thế nào và hồ sơ cần những gì?

    Về thủ tục báo giảm thì nó chỉ đơn giản là việc làm hồ sơ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 để điều chỉnh; nếu làm thủ tục điện tử thì đó chính là thủ tục số 103 (có thể mở phần mềm khai BHXH để tìm mục số 103 và làm theo).

    Đối với trường hợp DN ở TP.HCM thì thẻ BHYT không cần phải thu lại mà căn cứ theo thời điểm báo giảm BHXH để xác định số tháng đóng BHYT: công ty báo giảm BHYT ở tháng nào thì sẽ phải đóng BHYT đến hết tháng đó. Cơ sở báo giảm sẽ là quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với từng NLĐ.

    Đối với trường hợp NLĐ đã nghỉ từ tháng 2/2017 mà đến hiện giờ công ty mới báo giảm thì vẫn thực hiện như hồ sơ nêu trên, trong đó nêu rõ thời gian chấm dứt HĐLĐ là thời điểm nào. Tuy nhiên, về thẻ BHYT thì như đã nêu ở trên, đến hôm nay công ty mới báo giảm cho tháng 2/2017 vậy thì về BHYT công ty vẫn phải đóng đủ cho đến hết tháng 5/2017.

     
    Báo quản trị |  
  • #500360   23/08/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Hỏi - đáp về chính sách BHXH, BHYT

    1. Bạn đọc từ mail nguyenyenkt…@gmail.com hỏi:

    Tôi tham gia đóng BHXH được 2 tháng ở công ty cũ và sau đó chuyển sang công ty mới tiếp tục đóng BHXH. Vậy nếu đóng BHXH ở 2 nơi nhưng đủ thời gian 6 tháng liên tục thì có được hưởng chế độ BHXH không? Có được cộng dồn số tháng đóng BHXH không hay sang công ty mới phải tính lại từ đầu?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, thì thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp NLĐ đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

    Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp của bạn nếu có thời gian đóng BHXH ở 2 nơi thì được cộng dồn thời gian đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH.

     

    2. Bạn đọc từ mail nguyenlam19941…@gmail.com hỏi:

    Bố tôi sinh năm 1966, năm nay 52 tuổi, từ khi biết nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng 1 lần cho những năm còn thiếu, liệu bố tôi giờ tham gia đóng 8 năm nữa, sau đó đóng 2 năm, sau đó đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu có được không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp bố của bạn năm nay 52 tuổi tham gia BHXH tự nguyện đến năm 60 tuổi được 8 năm thì chưa đủ điều kiện đóng BHXH tự nguyện 01 lần cho những năm còn thiếu. Bố của bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thêm 2 năm đến khi đủ 10 năm đóng BHXH thì được đóng BHXH tự nguyện 01 lần cho những  năm còn thiếu để đủ điều kiện nghỉ hưu.

     

    3. Bạn đọc từ mail huong55…@gmail.com hỏi:

    Tôi là một viên chức Nhà nước, làm việc và đóng BHXH từ tháng 01/2004, đến hết tháng 9/2018 tôi đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi - tôi sinh ngày 04/9/1958), tôi đóng BHXH được 14 năm 9 tháng. Vậy đến tháng 9/2018 tôi chưa đủ 20 năm tham gia BHXH để nghỉ hưu (tôi còn thiếu 5 năm 3 tháng (63 tháng)). Hiện tôi đang hưởng mức lương với hệ số 3,86 và phụ cấp 0,3.

    Như vậy trong tháng 9/2018 tôi phải đóng tự nguyện tổng cộng bao nhiêu tiền để tháng 10/2018 tôi nhận được lương hưu.

    Chân thành cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì người lao động được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đối với thời gian tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

    Ông có thể lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng) cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Tỷ lệ đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng.

    Mức đóng 1 lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Để tính cụ thể số tiền phải đóng một lần để hưởng lương hưu vào tháng 10/2018 ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông cư trú hoặc làm việc để được hướng dẫn cụ thể.

     

    3. Bạn đọc từ mail ducdai…@gmail.com hỏi:

    Tôi vào làm việc tại công ty cổ phần may BTM địa chỉ đội 9 - Hoa Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa. Tôi bắt đầu vào làm từ 7/9/2017 thử việc 3 tháng sau đó được ký hợp đồng 1 năm và đóng BHYT, BHXH. Đến 17/5/2018 tôi cảm thấy công việc không phù hợp và viết đơn xin nghỉ.  Tôi viết đơn xin nghỉ và làm đến 17/6/2018 tôi nghỉ. Đến nay tôi đến hỏi thì chưa có sổ BXHH và kế toán trả lời là do BHXH chưa chốt sổ.

    Vậy tôi phải làm như thế nào trong khi tôi đọc luật là từ 7 ngày đến chậm nhất 30 ngày là công ty phải chốt sổ bảo hiểm. Vậy mà đến nay tôi vẫn chưa nhận được sổ BHXH.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật BHXH sổ 58/2014/QH13 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm: "Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐ làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Đề nghị bạn liên hệ với Công ty Cổ phần may BTM để được trả sổ BHXH.

    2. Bạn có thể cung cấp thông tin về bản thân đầy đủ (họ tên, ngày tháng năm sinh,…) để cơ quan BHXH kiểm tra dữ liệu và trả lời bạn chính xác hơn.

    3. Hoặc bạn có thể thực hiện tra cứu thông tin đóng BHXH, BHTN tại www.baohiemxahoi.gov.vn.

     

    4. Bạn đọc từ mail vuhien190719…@gmail.com hỏi:

    Tôi có tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2006 đến năm 2009 thì không tham gia nữa và đã lấy sổ những chưa hưởng chế độ gì, đến nay tôi đi làm lại và muốn đóng tiếp vào sổ mà tôi đã tham gia từ năm 2006 đến năm 2009 có được không? 

    Còn về bảo hiểm y tế thì tôi đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình rồi thì nay đi làm có phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nữa không? Tôi làm trong doanh nghiệp cùng tỉnh nơi tôi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Khi bạn đi làm lại, bạn cung cấp số sổ BHXH của bạn cho đơn vị để khai báo với cơ quan BHXH và tiếp tục tham gia BHXH theo quy định.

    Khi bạn đi làm trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi bổ sung thì bạn thuộc đối tượng cùng tham gia đóng và đóng theo doanh nghiệp bạn làm việc, bạn không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình nữa.

     

    5. Bạn đọc từ mail truonglinh01…@gmail.com hỏi:

    Cho em xin hỏi nếu công nhân ký hợp đồng ngày 23/5/2018, vậy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào tháng 5 hay tháng 6?

    Em cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động không làm việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH bắt buộc tháng đó.

    Do vậy, trường hợp người lao động ký HĐLĐ ngày 23/5/2018 thì đơn vị báo tăng cho người lao động tham gia BHXH bắt đầu từ tháng 6/2018.

     

    6. Bạn đọc từ mail hoai...@qtdndvinhthanh.com hỏi:

    Tôi tên Nguyễn Thanh Hoài, công tác tại Quỹ tín dụng nhân dân, tham gia BHXH bắt buộc và đóng BHXH, BHYT liên tục 5 năm trở lên tại TP.Cần Thơ. Mức đóng 5 triệu đồng/tháng.

    Tôi đi nghỉ mát ở Thái Lan và bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Pattaya Memorial Thái Lan vào ngày 11/7/2018. Tôi phải phẫu thuật cột sống cấp tính, đến 19/7/2018, Bác sĩ cho xuất viện về Việt Nam. Tôi phải nghỉ dưỡng sức tại nhà từ 3-6 tháng.

    Tổng chi phí điều trị tương đương 200 triệu đồng.

    Tôi muốn hỏi chế độ BHYT và BHXH mà tôi được hưởng như thế nào?

    Xin cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT số 46/2014/QH13 đã bỏ quy định thanh toán chi phí KCB BHYT tại nước ngoài. Do đó, các chi phí của bà trong thời gian KCB tại Thái Lan không được quỹ BHYT thanh toán.

     

    7.  Bạn đọc từ mail kagequoc…@gmail.com hỏi:

    1. Tôi nghỉ làm 1 năm rồi bây giờ muốn nhận chế độ BHXH 1 lần thì cần những giấy tờ gì (nếu được cho tôi xin mẫu đơn xin nhận BHXH 1 lần).

    2. Cho tôi xin địa chỉ để nộp hồ sơ ở huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

    Xin cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014; Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội, trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

    Về thủ tục hồ sơ: Hồ sơ hưởng BHXH một lần được quy định tại Điều 109 Luật BHXH 2014, gồm có:

    - Sổ BHXH.

    - Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính) ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH (Mẫu đơn được đăng tải trên Website của BHXH tỉnh www.bhxhbentre.gov.vn).

    Đề nghị Bạn đối chiếu quy định trên, nếu Bạn đủ điều kiện hưởng BHXH một lần thì Bạn có thể nộp hồ sơ nêu trên cho BHXH huyện Mỏ Cày Bắc để được giải quyết và chi trả BHXH một lần (Mẫu đơn được cơ quan BHXH đăng tải trên Website của BHXH tỉnh hoặc Bạn có thể đến nhận trực tiếp tại trụ sở BHXH huyện Mỏ Cày Bắc).

     

    8. Bạn đọc từ mail thanhdieu…@gmail.com hỏi:

    Em có tham gia BHXH ở công ty cũ, vừa đúng 1 năm thì nghỉ việc. Đã nhận trợ cấp BH thất nghiệp, sau 2-3 tháng em lại tham gia tiếp ở công ty mới. Nhưng công ty mới lại làm sổ BHXH khác cho em chứ không tiếp tục nhập vào sổ cũ.

    Vậy anh/chị cho em hỏi em có được dùng sổ cũ để nhận BHXH không, hay sẽ nhập lại với sổ mới.

    Em cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 4, Điều 46 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam như sau: “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”. Vì vậy, Bạn nộp tất cả các sổ BHXH cho đơn vị đang tham gia BHXH để làm thủ tục gửi cơ quan BHXH thực hiện gộp sổ BHXH, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

     

    9. Bạn đọc từ mail anhduc…@gmail.com hỏi:

    Em làm việc tại công ty được hơn 13 năm. Cho em hỏi, hiện tại nếu em nghỉ việc ở công ty thì có được lĩnh BHXH một lần không?

    Xin cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014; Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội, trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

    Với quy định nêu trên, trường hợp Bạn có thời gian tham gia đóng BHXH 13 năm tại công ty nơi Bạn đang làm việc nếu sau 1 năm nghỉ việc, Bạn không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng BHXH 1 lần.

    Tuy nhiên, để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài, đảm bảo cuộc sống khi về già, Bạn cần cân nhắc thận trọng trước khi quyết định hưởng BHXH 1 lần để có cơ hội hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động.

     

    10. Bạn đọc từ mail tintap…@gmail.com hỏi:

    Em có một thẻ BHYT nhưng lúc nhận thẻ tại nhà em phát hiện bị sai thông tin nên có gửi lại người phát thẻ để chỉnh lại. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn không thấy đâu. Các anh (chị) cho em hỏi trường hợp của em liên hệ đơn vị nào để lấy lại thẻ BHYT.

    Xin cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp thông tin in trên thẻ BHYT có sai sót, người dân có thể đổi thẻ BHYT mới bằng cách sau:

    - Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để đề nghị điều chỉnh và đổi thẻ BHYT mới.

    - Thông qua đơn vị quản lý đối tượng, đại lý thu để đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh thông tin và đổi thẻ BHYT mới.

    Cơ quan BHXH nhận được đề nghị điều chỉnh sai sót thì thực hiện ngay việc đổi thẻ BHYT mới và phối hợp với Bưu điện, đơn vị quản lý đối tượng, đại lý thu để chuyển thẻ đến tận tay người tham gia BHYT.

     

    Nguồn: Trích BHXH Việt Nam

     

     
    Báo quản trị |  
  • #501342   01/09/2018

    Trường hợp lao động nữ ở công ty mới tham gia đóng BHXH tại công ty được 5 tháng trước khi sinh con và trước đó chưa tham gia BHXH ở bất kỳ công ty nào. Tính trên điều kiện đóng BHXH chưa đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì không được hưởng chế độ thai sản. Vậy thời gian người lao động nữ này nghỉ sinh con thì công ty phải báo giảm lao động theo luật BHXH như thế nào, có được tính nghỉ thai sản không hay nghỉ không lương ?
     
    Báo quản trị |  
  • #501344   02/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Trường hợp câu hỏi của bạn baotoan2703 thì báo giảm bình thường (tham khảo  Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017). NLĐ sẽ được nghỉ 6 tháng, nhưng không được hưởng lương cũng không có trợ cấp thai sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    baotoan2703 (02/09/2018)
  • #501495   05/09/2018


    Chào anh chị, theo yêu cầu từ phía BH thành phố về việc in lại sổ BHXH cho NLĐ, bên em có nộp lại sổ BHXH và được Cơ quan bảo hiểm trả lại Mẫu 03 (Phiếu đối chiếu quá trình) về cho NLĐ đối chiếu. Tuy nhiên, em thấy, tại thời điểm Công ty vẫn thuộc N.nước, chưa có con dấu, Cơ quan BH lại lấy tên Công ty trên con dấu tại  thời điểm chốt tham gia BHXH làm Nơi công tác chứ không phải tên Công ty tại thời điểm đóng.

    Em có báo yêu cầu điều chỉnh thì họ báo là 1 công ty nên ko sao.

    Cho em hỏi như vậy thì sau này sẽ phát sinh những vấn đề gì liên quan không ạ?

    Cập nhật bởi theanh1234321 ngày 05/09/2018 10:14:27 CH
     
    Báo quản trị |