Hiện nay luật Việt Nam chưa có định nghĩa thế nào là công tố, quyền công tố. Nhưng với các cơ quan tố tụng và các hiểu, áp dụng như hiện nay thì thực hành quyền công tố được hiểu là việc Viện kiểm sát thực hiện các hành vi tố tụng theo quy định của pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự của "người phạm tội" và truy tố người đó ra trước tòa (buộc tội) và bảo vệ quan điểm truy tố đó của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của TS Trần Văn Độ trên tạp chí luật học số 3/2001. Bên cạnh đó, bạn có thể đọc Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tố tụng hình sự Việt Nam để biết thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát cũng như quyền công tố của kiểm sát viên tại tòa.
Đối với các vụ án hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiện họ không phải là "tội phạm" nên không thể bảo họ phạm tội. Nói đến tội thì chỉ là nói tới quan hệ hình sự mà thôi.
Tôi nghĩ bạn chưa học luật nên mới nhầm lẫn và không biết thế nào là tội phạm và vi phạm pháp luật hành chính. Do đó, để tìm hiểu thêm, bạn có thể tìm đọc các văn bản chuyên ngành để tham khảo. Tôi thấy bạn có nhắc tới luật tố tụng hành chính, bạn có thể đọc kĩ luật đó để biết Kiểm sát viên và viện kiểm sát có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì trong hoạt động tố tụng hành chính có thể bạn sẽ hiểu tại sao họ ít phát biểu ý kiến hơn trong các vụ hình sự.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!