"Luật TC đã quy định rõ. Chúng ta không cần phải bàn thêm.". Tôi đồng ý với luật sư như vậy.
Tôi không hiều "không cần bàn thêm" thì vì sao luật sư lại có ý kiến trong bài viết làm gì ?
Người hỏi "tại sao" thì tôi trao đổi, tranh luận để tìm ra nguyên nhân, không hề có giới hạn nào về phạm vi luật áp dụng để trao đổi như LS nói.
Mặt khác bạn cho là luật tố cáo và khiếu nại khác nhau, không thể so sánh với nhau theo tôi là không thuyết phục :
Luật khiếu nại tố cáo năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999 (nay đã bị thay thế bổ sung), lúc này tố cáo và khiếu nại dùng chung một luật.
Điều 2
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2- "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Điều 100
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;
2- Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3- Tố cáo sai sự thật ;
4- Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo;
5- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều này chứng tỏ pháp nhân khi khiếu nại vẫn có thể bị truy cứu hình sự nhưng vẫn được phép khiếu nại (dù Luật hình sư chưa xử lý pháp nhân)
Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 31/10/2013 10:39:10 SA