Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo?

Chủ đề   RSS   
  • #300793 05/12/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo?

    >Học sinh Việt Nam vượt xa Pháp, Anh, Nga, Mỹ

    Khuyến học là điều mà tất cả các quốc gia đều làm, học tập để nuôi sống bản thân, giúp ích gia đình, xây dựng và phát triển đất nước. Công tác khuyến học của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, như: học bổng dành cho học sinh giỏi, đề cao những tấm gương “nhà nghèo hiếu học”…

    Ngày 03/12/2013, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA). Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đánh giá. Điểm số của Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia phát triển, như: Pháp (vị trí 25), Vương Quốc Anh (vị trí 26), Liên bang Nga (vị trí 34), Hoa Kỳ (vị trí 36)…

    Thông tin trên tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển vui và bất ngờ, nhiều người hảnh diện và tự hào…

    Còn trong tôi, đấy là nỗi buồn và một câu hỏi được đặt ra: Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo?

    Theo kết quả công bố của OECD thì có mối tương quan giữa điểm số môn toán học với GDP bình quân đầu người, điểm số toán học cao thì hiệu suất thành công cao và GDP bình quân đầu người tăng cao. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, như Qatar có điểm số toán học tương đối thấp nhưng GDP bình quân đầu người cao còn Việt Nam điểm số toán học cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp.

    Vậy mà vui và hảnh diện được sao? Nếu thông tin này đến với những học sinh “nhà nghèo học giỏi”, “dù nghèo vẫn phải học”… thì hệ quả gì sẽ xảy ra. Các em sẽ quyết tâm tìm đến cái chữ để rồi nghèo hay bỏ chữ lên nương rẫy kiếm miến ăn trước mắt.

    Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo? Tại học giỏi hay tại chính sách giáo dục và đào tạo hiện nay (giỏi lý thuyết, yếu thực hành)? – Câu trả lời xin chờ đợi ở Bộ Giáo dục & Đào tạo. 

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 05/12/2013 09:54:09 SA
     
    8335 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (07/12/2013) admin (06/12/2013) RongPham (05/12/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301207   07/12/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thật sự đúng là học sinh Việt Nam học rất giỏi, kết quả thi cử lúc nào cũng cao đối với những đề thi mang tính lý thuyết, còn trên thực tiễn thì hiếm khi triển khai được lý thuyết.

    Đây là câu chuyện muôn thuở của giáo dục Việt Nam, bằng chứng cho việc điểm số không phải là tất cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    mcjambi (07/12/2013)
  • #301218   07/12/2013

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    các học sinh nước ngoài trong quá trình học tập có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hành, còn học sinh việt nam chỉ toàn lý thuyết suông, câu chuyện của tôi cũng vậy, có một lần các bạn bên khoa toán thi môn lập trình, tôi tò mò ghé mắt trông vào, tôi thấy các anh chị đang thao thao bất tuyệt một project ăn cắp đâu đó trên mạng, tôi biết vì tôi rất ham mê lập trình nhưng không học lập trình, ở ngoài tôi tặc lưỡi: mấy thằng lý thuyết suông, tôi nói được câu đó vì tôi không học lập trình với lý thuyết mà tôi toàn lấy các bài tập thực hành, tôi gõ code còn nhanh hơn cả viết blog, tôi nhớ từng hàm một, từng dòng code một, nó ở đâu thế nào, nên khi tôi nhìn các bạn tôi thi sinh viên giỏi môn lập trình tôi thấy chúng nó quá lý thuyết, còn code thì toàn đi cóp nhặt về chắp vá, hoàn toàn không có chút gì mới mẻ, thế mới biết kể cả sinh viên giỏi Việt Nam cũng chỉ là cái điểm số gắn với một mớ lý thuyết sách vở.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mcjambi vì bài viết hữu ích
    TRUTH (07/12/2013)
  • #301243   07/12/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Phải nói là ở học sinh, sinh viên Việt Nam đi từ lý thuyết ra thực tiễn vẫn còn rất kém, và không rõ là tiêu chí đánh giá của Pisa dựa trên gì và nhằm mục đích gì.

    Thứ hạng cao là điều đáng tự hào, tuy nhiên trên thực tế thì cần suy sét lại trong chính chúng ta khi Việt Nam có một tiềm lực học sinh giỏi như thế mà không thể "sử dụng" được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    mcjambi (07/12/2013)
  • #301329   08/12/2013

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Xét về một khía cạnh nào đó thì: Học giỏi là giỏi tư duy về khoa học, chủ yếu là tư duy sao chép... Còn người giàu là giỏi tư duy về kinh tế (tiền), người giàu nắm vững được quy luật luân chuyển của tiền tệ. Người giàu là người "thông minh về tiền". Người giàu thường là người kinh doanh, nhà đầu tư và kiếm tiền từ sự nghiệp kinh doanh, đầu tư của mình, họ biết bắt đồng tiền phục vụ cho họ, biến tiền trở thành phương tiện của cuộc sống, họ biết cách bắt đồng tiền phải nhảy múa và sinh sôi, nảy nở theo nhịp thời gian.... còn người nghèo thì thường là người lao động, người làm công ăn lương, luôn làm tốt công việc để mong lương cao, họ sợ mạo hiểm, không dám chấp nhận rủi ro, họ chạy theo đồng tiền, đồng lương (tiền là mục đích) nhưng không bao giờ thỏa mãn về tiền... nên cứ than nghèo, kiếp nghèo, thân phận nghèo...

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |