Tại sao cơ quan quyền lực nhà nước lại bỏ thẩm quyền ban hành Chỉ thị đi

Chủ đề   RSS   
  • #273050 02/07/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Tại sao cơ quan quyền lực nhà nước lại bỏ thẩm quyền ban hành Chỉ thị đi

    LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

    Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Nghị định của Chính phủ.

    5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

    11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

     

    Điều 95. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

    Luật này thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002.

    2. Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

     

     

    Tại sao cái từ Chỉ thị hay như thế mà bỏ đi, em muốn biết nguyên nhân sâu xa và nội hàm của từ Chỉ thị là gì? Tại sao cần phải bỏ nó đi ạ? Vì nghe nó rất hay mà. Em cảm ơn nhiều!

     

     

     
    6190 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #273183   03/07/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Tuy nhiên, tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thì lại vẫn còn giữ lại thẩm quyền ban hành Chỉ thị:

    Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

    1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị.

     

    Em rất muốn biết, tại sao lại bỏ Chỉ thị đi?

     
    Báo quản trị |  
  • #276299   18/07/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Không ai quan tâm đến vần đề mà em đưa ra này sao;)

     
    Báo quản trị |  
  • #276358   19/07/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quan điểm cá nhân:

    Chỉ thị là để chỉ đạo, điều hành 1 đối tượng / nhóm đối tượng chứ ko phải là để ra quy tắc xử sự chung cho xã hội.

    Vậy nên nó khi ban hành ở cấp trung ương ko thuộc dạng VBQPPL là đúng.

    Còn ở UBND tỉnh, chỉ thị vẫn được coi là VBQPPL có thể do nhà làm luật sót, hoặc có thể nhà làm luật coi người dân/ tổ chức trong 1 tỉnh là 1 nhóm đối tượng chứ ko rộng như quốc gia nên vẫn cho phép chỉ thị là VBQPPL

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #276367   19/07/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đồng ý với Boyluat, chỉ bổ sung thêm là chỉ thị còn được dùng để đưa ra hướng dẫn, chỉ đạo của một cá nhân lãnh đạo cho 1 vấn đề hoặc tình huống nào đó cần xử lý nhanh. Nó dạng như chỉ đạo miệng nhưng được văn bản hóa. Do nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất, đặc điểm của  vụ việc được giải quyết nên khó có thể trở thành quy định áp dụng chung.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    daonhan (19/07/2013)