Tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #463705 05/08/2017

    Tai nạn lao động

    Chào luật sư.

    Xin cho em hỏi về trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động.

    Theo Luật BHXH, Luật ATVS-LĐLuật Lao động thì người sử dụng lao động phải:

    "Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế".

    Vậy khi xảy ra TNLD, NSDLD đã đưa người bị tai nạn tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu, sau khi đã được sơ cấp cứu ổn định, người bị tan nạn muốn chuyển sang viện khác cho gần nhà hoặc chuyển lên các viện tốt nhất để sử dụng các dịch vụ cao. Như vậy, NSDLD có phải chi trả hết toàn bộ chi phí của các dịch vụ này không? Chi phí cho các dịch vụ này là rất lớn.

    Và có văn bản quy định pháp lý nào quy định về chi phí khám chữa bệnh tối đa mà doanh nghiệp phải chi trả cho người bị TNLĐ không?

    Trân trọng cám ơn!

     
    3053 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463795   07/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Tôi không phụ trách việc này cũng mấy năm rồi. Nhưng những gì tôi được biết do đọc qua văn bản thì tôi có nhận định chung là quy định chi trả chỉ trong điều kiện phù hợp với chỉ định điều trị của cơ sở y tế (cơ sở nào đủ khả năng điều trị thương tích đó, chuyển viện hay không, chuyển đến tuyến nào?), chứ không phải là chi trả toàn bộ cho việc chữa trị theo yêu cầu.

    Trường hợp bạn hỏi, không có văn bản nào quy định cụ thể. Song tổng hợp các quy định về chính sách thì quan điểm của tôi là trong trường hợp NLĐ muốn tự nguyện chữa trị tại cơ sở dịch vụ cao thì đơn vị chỉ chi trả mức tương đương với dịch vụ mà cơ sở y tế chỉ định, còn khoản chi phí chênh lệch do sử dụng dịch vụ cao kia NLĐ phải tự chi trả. Tôi nghĩ là vậy, nó cũng giống như quy định người có thẻ BHYT nhưng khám chữa bệnh theo yêu cầu thôi.

    Tuy nhiên nếu đơn vị có kinh phí mà đồng ý cho họ đi điều trị tại cơ sở y tế tốt và chi trả toàn bộ cho họ thì càng tốt, Nhà nước càng khuyến khích.

    Vài ý để bạn tham khảo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    Hangle192 (11/08/2017)