Tai nạn giao thông có phải tai nạn lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #587409 08/07/2022

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Tai nạn giao thông có phải tai nạn lao động?

    Theo Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

    "Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

    Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

    3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

    Theo Điều 23 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động:

    "Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động

    Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:

    1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;

    2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;

    3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn."

     Đồng thời, có thể tham khảo qua Công văn hướng dẫn sau:

    Công văn 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 về trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm, về mỗi ngày do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

    "Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động."

     Theo Điều 38, 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

    "Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

    2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này."

    "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;"

    Từ quy định trên, có thể thấy, người lao động bị tai nạn giao thông sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu: Tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Đồng thời, biên bản điều tra tai nạn lao động xác định tai nạn giao thông xảy ra với người lao động là tai nạn lao động thì người bị tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động.

    Như vậy, sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp xảy ra tai nạn giao thông sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động và người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động nêu trên.

     
    547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587759   17/07/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (395)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Tai nạn giao thông có phải tai nạn lao động?

    Cám ơn những thông tin chia sẻ hữu ích từ bài viết của bạn.

    Theo Khoản 8 Điều 3 Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 thì "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động". Theo đó, tai nạn giao thông không phải là tai nạn lao động mà khi người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì được hưởng chế độ tai nạn lao động (theo Điểm c Khoản 1 Điều 45 Luật vệ sinh an toàn lao động 2015). 

     
    Báo quản trị |  
  • #587775   18/07/2022

    Tai nạn giao thông có phải tai nạn lao động?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ. Việc xem tai nạn giao thông trong một số trường hợp là tai nạn lao động là hợp lý vì dẫu sao nó cũng xuất phát từ lý do phục vụ cho công việc, đồng thời cũng bảo vệ được lợi ích chính đáng cho người lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #589211   31/07/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Tai nạn giao thông có phải tai nạn lao động?

    Cảm ơn bài viết vô cùng hữu ích của bạn. Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng lao động của người bị tai nạn. Do đó, việc quy định cụ thể về những trường hợp tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động là rất cần thiết.

     
    Báo quản trị |