Tai nạn giao thông là tai nạn không một ai trong chúng ta muốn nghĩ đến khi tham gia phương tiện giao thông đường bộ. Nhất là khi đi làm hay thực hiện công việc bên ngoài cơ sở lao động, dù vậy trong trường hợp xấu nhất khi xảy ra tai nạn giao thông. Thì sự việc này có được xem là tai nạn lao động và người lao động (NLĐ) có nhận được bồi thường từ người sử dụng lao động (NSDLĐ) hay không?
1. Như thế nào là tai nạn lao động?
Hiện nay, pháp luật hiện hành có quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 giải thích cụm từ “tai nạn lao động” như sau:
Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo định nghĩa trên thì tai nạn lao động không quy định về phạm vi xảy ra tai nạn mà căn cứ theo tính chất vụ việc có liên quan đến công việc mà xảy ra sự cố ảnh hưởng tới sức khỏe của NLĐ thì vẫn được tính là tai nạn lao động.
2. Tai nạn giao thông có được bên sử dụng lao động bồi thường?
Trong trường hợp mà NLĐ bị tai nạn giao thông trong quá trình có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động thì sẽ được NSDLĐ căn cứ chi trả theo Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù như sau:
Tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Dù là do lỗi của bên nào thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ.
Tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ trợ cấp cho NLĐ.
Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo nghĩa vụ của NSDLĐ còn phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Các trường hợp không được xem là tai nạn lao động
Thông thường để được tính là tai nạn lao động thì NLĐ căn cứ vào các yếu tố bồi thường đến từ NSDLĐ đã thỏa thuận trong hợp đồng và bên bảo hiểm tai nạn mà NLĐ có tham gia.
- NLĐ bị thương tật từ mâu thuẫn gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong cơ sở lao động lẫn bên ngoài.
- Trường hợp tiếp theo là NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân mà không do lỗi khách quan từ bên thứ tác động thì trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ NSDLĐ.
- Trường hợp NLĐ bị tai nạn nhưng không làm chủ được ý thức do sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật. Đây là các chất mà pháp luật đã cấm sử dụng kể cả trong nội quy của từng công ty cũng đã được quy định thực hiện theo dựa trên cơ sở pháp luật.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của bên sử dụng lao động thì Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đã loại trừ trách nhiệm bồi thường tai nạn cho NSDLĐ.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 cũng quy định trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
4. Tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận
Khi NLĐ bị tai nạn giao thông mà trên đường đến cơ sở lao động làm việc hoặc ngược lại, vẫn có thể được phía doanh nghiệp chi trả bồi thường tai nạn trong một số trường hợp đặc thù.
Tuy nhiên, NLĐ phải có giấy xác nhận của cơ quan công an đến hiện trường, đối với trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông nhưng đã giải quyết theo phương thức thỏa thuận hoặc tự gây tai nạn. Thì để được chi trả bồi thường, bên phía sử dụng lao động sẽ thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động theo Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn.
- Biên bản điều tra tai nạn giao thông.
- Trường hợp không có các giấy tờ thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.
Như vậy, tai nạn giao thông vẫn được xem là tai nạn lao động trong trường hợp đang đi làm hoặc thực hiện nhiệm vụ cho NSDLĐ, trường hợp để được bồi thường thì phải có chứng nhận và các giấy tờ có liên quan đến tai nạn giao thông do bên cơ quan có thẩm quyền cung cấp.