Tài chính - Ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #63593 11/10/2010

    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tài chính - Ngân hàng

    Tôi có một thắc mắc, mong ý kiến của các bạn, như sau:

    Thông tư 
    12/2010/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 14/4/2010 (về cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận) quy định: "Đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết; hoặc tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan". Quy định này được hiểu thế nào?

    #3333ff; text-align: justify;">
    Giả sử HĐ tín dụng (vay) ký năm 2009, lãi suất cơ bản 8%/năm, lãi suất cho vay còn bị khống chế không được vượt quá 150% LSCB;  Hợp đồng có thỏa thuận Ngân hàng cho vay được phép điều chỉnh lãi suất cho vay theo định kỳ 6 tháng / lần và được điều chỉnh khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản.

    Vấn đề đặt ra là sau khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế LSV thỏa thuận, nếu có tranh chấp và khách vay không đồng ý điều chỉnh lãi suất vay theo thỏa thuận mới thì Ngân hàng cho vay có được quyền tính lãi suất cho vay vượt 12%/ năm  hay không hay buộc phải tuân theo quy định tại thời điểm ký HĐ (khống chế LSV không được quá vượt 150% LSCB) ?

    Rất mong ý kiến của các bạn.

    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 11/10/2010 03:21:26 PM chỉnh cỡ chữ, màu chữ
     
    6004 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #63601   11/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Dựa trên thỏa thuận tại Hợp đồng vay thì ngân hàng bạn được phép điều chỉnh lãi suất khi:

    1 - Theo định kỳ 6 tháng
    2 - Khi NHNN có thay đổi LSCB

    Theo mình biết thì NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản từ đầu năm đến nay vậy thì NH bạn chỉ có thể thay đổi lãi suất khi đến định kỳ 6 tháng.

    Câu hỏi kế tiếp là khi đó NH bạn có thể điều chỉnh vượt lên mức giới hạn 150% LSCB hay không? Quan điểm của mình là có thể nếu nó không phải là một ràng buộc về qui định lãi suất cho vay được qui định rõ ràng trong hợp đồng vay. Bởi vì trước đây NH phải tuân theo qui định này vì sợ NHNN phạt. Nhưng nay NHNN đã bật đèn xanh thì còn lo gì.

    Vấn đề còn lại là người đi vay có thể khởi kiện ngân hàng bạn theo qui định về cho vay nặng lãi tại Bộ luật dân sự. Cái này thì mình không dám có ý kiến vì hiện nay cơ quan lập pháp cũng còn cãi nhau ì xèo về vấn đề trên (áp dụng hay không áp dụng cho hoạt động ngân hàng) và nó cũng còn phụ thuộc vào việc xét xử của tòa nữa.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #63609   11/10/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    minhnguyetlam viết:
    Vấn đề đặt ra là sau khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế LSV thỏa thuận, nếu có tranh chấp và khách vay không đồng ý điều chỉnh lãi suất vay theo thỏa thuận mới thì Ngân hàng cho vay có được quyền tính lãi suất cho vay vượt 12%/ nămbuộc phải tuân theo quy định tại thời điểm ký HĐ (khống chế LSV không được quá  hay không hay #3333ff;">vượt 150% LSCB) ?



    Unjustice trả lời đã đầy đủ, tuy nhiên tôi bổ sung thêm phần trích dẫn trên như sau: trường hợp này chỉ áp dụng theo mức tối đa không vượt quá 150% LSCB theo điều 476 bộ luật dân sự.

    tham khảo thêm về vấn đề này tại đây.

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #63637   11/10/2010

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn ý kiến của các bạn.

    Đối với ý kiến của bạn #0072bc;">#ca0002;">Unjustice:   Giả sử HĐ vay có quy định NH được quyền điều chỉnh lãi suất theo công thức" LSV = LS tiền gửi kỳ hạn 12 tháng... + 5,52%/năm nhưng không vượt quá LSV tối đa do NHNN qui định tại thời điểm điều chỉnh".  LS tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hiện tại là 11,2%/ năm thì NH có được điều chỉnh LSV đến 16,72%/năm hay không? Và qui định HĐ "... nhưng không vượt quá LSV tối đa do NHNN qui định tại thời điểm điều chỉnh" và qui định tại Thông tư 12 như tôi đã trích dẫn bên trên liệu có ý nghĩa gì trong trường hợp này?

    Đối với ý kiến của bạn
    #ff8c00;"> #ca0002;">manhtamvt: 
     Ngân hàng sẽ lập luận rằng, hoạt động NH chịu sự chi phối trực tiếp của pháp luật chuyên ngành, trường hợp luật chuyên ngành không có qui định thì mới áp dụng BLDS. NHNN không khống chế mức trần lãi suất vay thì NH có quyền điều chỉnh lãi suất theo mức LS thỏa thuận mới vượt 150% LSCB, miễn sao mức LSV dưới mức vi phạm tội cho vay nặng lãi. Bạn nghĩ sao?

    Mong ý kiến mọi người.


     
    Báo quản trị |  
  • #63646   11/10/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    minhnguyetlam viết:

    Đối với ý kiến của bạn
    #ff8c00;"> #ca0002; text-decoration: none;">manhtamvt: 
     Ngân hàng sẽ lập luận rằng, hoạt động NH chịu sự chi phối trực tiếp của pháp luật chuyên ngành, trường hợp luật chuyên ngành không có qui định thì mới áp dụng BLDS. NHNN không khống chế mức trần lãi suất vay thì NH có quyền điều chỉnh lãi suất theo mức LS thỏa thuận mới vượt 150% LSCB, miễn sao mức LSV dưới mức vi phạm tội cho vay nặng lãi. Bạn nghĩ sao?



    Trên thực tế thì cũng có thể đã có ngân hàng áp dụng, tuy nhiên người vay chấp thuận, tình huống này nói đến người vay không đồng ý mà Ngân hàng áp đặt mức lãi suất. Khi Ngân hàng tính lãi suất cao hơn 150% người vay hoàn toàn có cơ sở để kiện Ngân hàng ra tòa, khi đó Ngân hàng phải trả lại phần lãi suất chênh lệch cho người vay.

    Việc lãi suất vượt quá 150% là đã vi phạm luật dân sự rồi, theo bạn để tránh bị khởi tố hình sự theo bộ luật hình sự nên Ngân hàng cho vay thấp hơn 10 lần theo mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là không sao phải không ? Cái điều này thì hiệu cầm đồ và những người cho vay lãi suất cao bên ngoài đang áp dụng đấy, khi đó nếu người vay kiện ra tòa họ không bị tội cho vay nặng lãi nhưng chỉ được tính lãi suất với mức cao nhất là 150% LSCB thôi.
    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 12/10/2010 09:10:00 AM thêm link

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #63652   11/10/2010

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn#ff8c00; -webkit-border-horizontal-spacing: 2px; -webkit-border-vertical-spacing: 2px;"> #ca0002;">manhtamvt ơi, hiệu cầm đồ và các cá nhân cho vay khác #0070c0;">không phải là tổ chức tín dụng, không được phép cho vay theo LS thỏa thuận theo Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Ngân hàng Nhà nước.  Do chịu sự điều chỉnh trực tiếp của BLDS nên khi có tranh chấp Tòa án buộc họ phải tính LSV không được quá 150% LSCB là đương nhiên rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #63657   12/10/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Thỏa thuận theo thông tư này nếu hiểu đúng nghĩa là thỏa thuận theo bộ luật dân sự và bộ luật hình sự đã qui định. Chính vì câu cú không rõ ràng nên Ngân hàng lách luật thôi. Cũng giống như có thời gian nhiều người hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu nhầm (lách luật) để sinh con thư 3 vì bám vào câu " Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh”
    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 12/10/2010 12:17:09 AM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #63672   12/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ #0072bc; font-size: 13px;">minhnguyetlam

    Nếu hợp đồng vay đã qui định

    " LSV = LS tiền gửi kỳ hạn 12 tháng... + 5,52%/năm nhưng không vượt quá LSV tối đa do NHNN qui định tại thời điểm điều chỉnh"


    Vậy thì bạn phải xem tiếp là lãi suất cho vay tối đa do NHNN được xác định như thế nào? theo một qui định của NHNN mà qui định đó nay đã bị hủy bỏ rồi thì xem như điều kiện đó đã được thỏa. Thế thôi!
     
    Còn vụ kiện cáo thì nói vậy để NH đề phòng thôi chứ mấy khi khách hàng dám kiện ngân hàng. Bởi vì:

    1 - Ngân hàng và khách hàng đều hiểu đó là cái giá phù hợp với việc đi vay trung, dài hạn trong tình hình lãi suất hiện nay (không thì ngân hàng cũng chuyển sang phí này, phí nọ)
    2 - Chưa chắc đã thắng kiện với tình hình qui định của pháp luật như hiện nay, một khi cơ quan chủ quản trực tiếp hệ thống ngân hàng đã đồng ý cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận (Cái này mấy bác cũng phải cãi nhau dữ lắm mới dám ra qui định đó chứ đâu phải ngày một ngày hai là ra ngay được đâu).
    3 - Kiện ra tòa, ngân hàng căn cứ hợp đồng thu hồi vốn cho vay có mà mệt.
    4 - Nếu lỡ mà thắng kiện thì mai mốt cũng khó đi vay các ngân hàng khác (bởi cho ổng vay mà ổng còn kiện mình thì còn mấy ngân hàng dám chơi với ổng). Kinh doanh mà không có sử dụng vốn vay ngân hàng là rất khó.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #63681   12/10/2010

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thật ra mình có cùng ý kiến như bạn #0072bc;">#ca0002;">Unjustice, nhưng do lấn cấn ở qui định "...tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết" (trích dẫn bên trên) của Thông tư 12/2010/TT-NHNN nên đưa ra xin ý kiến diễn đàn.

    Cám ơn các bạn đã góp ý.


     
    Báo quản trị |  
  • #63825   13/10/2010

    lskhanh
    lskhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 468
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin chào mọi người,

        Phần lý luận, giải thích và áp dụng quy định của Unjustice là tương đối ổn. Tuy nhiên, tôi xin đưa ra một số lưu ý như sau để mọi người trao đổi:

        1- Đúng là Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép các Tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay bằng đồng VN theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng, mặc dù trên thực tế nó trái với quy định tại Khoản 1, Điều 476 BLDS (lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo từng thời điểm). Việc này đã có nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập ở đây là rủi ro khi có tranh tụng tại tòa, trên thực tế nhiều tòa chỉ tuân thủ theo quy định của BLDS và buộc TCTD phải áp dụng mức lãi suất theo Điều 476 BLDS.

        2- Xin lưu ý rằng không phải chỉ đến khi có Thông tư 12/2010/TT-NHNN, mới có quy định TCTD được thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Trước đó, đã có Thông tư 01/2009/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2009 thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, ... Sau đó là Thông Tư 07/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/2/2010.

        3- TCTD (ngân hàng) thường phải tuân theo biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hình như là 4-5% gì đó (tôi không có văn bản về việc này). Các tổ chức hoạt động về tín dụng tiêu dùng thường chấp nhận rủi ro (bị NHNN thanh tra nhắc nhở hoặc bị Tòa án áp dụng tính lãi suất theo BLDS) khi cho khách hàng vay với mức lãi suất >3%/tháng. Họ vẫn chấp nhận như vậy.

        Trên đây là một số ý kiến riêng của tôi.
    Cập nhật bởi lskhanh ngày 13/10/2010 03:09:16 PM Cập nhật bởi lskhanh ngày 13/10/2010 03:06:54 PM
     
    Báo quản trị |