anhdv352 viết:Hihi. Mình nói bỗng dưng là có ý của nó mà.
Hai cái trường hợp này na ná nhau, do đó rất hay nhầm. Tuy nó không có ý nghĩa nhiều trên thực tế để khi phân biệt 2 cái đó, nhưng mình thấy nghiên cứu nó cũng hay.
mặc dù bất ngờ, nhưng A vẫn ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
Còn đối với sự kiện bất ngờ, A không hề ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
Sự kiện bất ngờ: không có sự lựa chọn hành vi.
Sự kiện bất khả kháng: chỉ có 1 lựa chọn hành vi duy nhất, đó là lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho XH nhưng không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
Theo từ điển luật học thì:
Sự kiện bất ngờ là Sự kiện nảy sinh, tồn tại, phát triển hoặc mất đi ngoài dự kiến của các bên tham gia hợp đồng dân sự hoặc không được nói đến trong hợp đồng dân sự và không ai có lỗi đối với thiệt hại đã xảy ra. Thiệt hại do sự kiện bất ngờ gây ra được chia đều cho các bên tham gia hợp đồng. Theo BLHS thì :
Điều 11. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo từ điển luật học thì sự kiện bất khả kháng là:
Là sự kiện không lường trước được và không tránh được thiệt hại đã gây ra. Người có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp giao dịch dân sự hai bên có thỏa thuận là không miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp bất khả kháng. Vd.
kho hàng của nhà nước bị nước cuốn trôi vì bị lũ bất ngờ mà người thủ kho đã thực hiện mọi cách để chống giữ thì không thể trừng phạt người này về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa;
Người bán hàng vận chuyển hàng để giao cho người mua nhưng trên đường vận chuyển thì núi lở, tắc đường nên giao hàng không đúng hạn.
Trong trường hợp này, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua vì giao hàng chậm.
Sự kiện bất khả kháng phải là:
a) Sự kiện không thể lường trước được. Nếu lường trước được mà để xảy ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự.
b) Cùng với tính chất không lường trước được, sự kiện bất khả kháng còn phải là không tránh được và không thể chống đỡ được, tức là đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà thiệt hại vẫn xảy ra.
Tính chất không lường trước được và tính chất không thể tránh được và không thể chống đỡ được, phải được xem xét và đánh giá cụ thể trong từng trường hợp.
Trong trường hợp bất khả kháng thì người có nghĩa vụ được giải trừ trách nhiệm và bên kia cũng không phải thực hiện nghĩa vụ nữa. Vd. hàng hóa bị chìm vì bão thì bên bán không phải giao hàng và bên mua cũng không phải trả tiền, hợp đồng bị hủy và bên bán không phải bồi thường cho bên mua nữa.
Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện chỉ có hậu quả là làm hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thì sau khi sự kiện bất khả kháng không còn nữa, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện tiếp tục nghĩa vụ của mình, vd. tiếp tục giao hàng sau khi đường đã thông.
Như vậy, bạn có thể nhận thấy phần nào trường hợp bạn nêu là sự kiện bất ngờ. Sự kiện mà đa phần là ngay tức khắc, đột xuất, người gây ra thiệt hại không thể nhận thấy được, hoặc buộc không phải thấy hậu quả của hành vi đó. Mà người gây thiệt hại không còn cách nào khác là phải gây ra hậu quả mà mình không hề biết trước.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng thì đa phần xảy ra là do nguyên nhân khách quan như:
thời tiết gió bão, lũ lụt, sạc lỡ đường...mà chủ thể thực hiện nghĩa vụ bằng mọi cách không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình như ví dụ trên.
anhdv352 viết:
Sự kiện bất ngờ: không có sự lựa chọn hành vi.
Sự kiện bất khả kháng: chỉ có 1 lựa chọn hành vi duy nhất, đó là lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho XH nhưng không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
Trong trường hợp này không phải là lựa chọn, mà là chấp nhận hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra. Và bên có nghĩa vụ không có lỗi.
Sự kiện bất ngờ không có lựa chọn hành vi, trong trường hợp ví dụ nêu người lái xe đâm phải người kia là không thể lựa chọn cách nào khác. Mà bắt buộc là phải đâm vào là do khách quan, người lái xe không thể thấy trước hậu quả, và cũng không buộc phải thấy hậu quả do hành vi của mình (người lái xe đã tuân thủ có quy định của pháp luật) dù đã lựa chọn biện pháp khắc phục"thắng" nhưng không thể tránh khỏi việc "đâm phải" là do quá bất ngờ, không thể lường trước được.
Vì vậy ví dụ bạn nên không phải là sự kiện bất khả kháng được.
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"