So sánh đối tượng phải ban hành nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012

Chủ đề   RSS   
  • #593371 31/10/2022

    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    So sánh đối tượng phải ban hành nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012

    So sánh đối tượng phải ban hành nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012

    Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động”. Như vậy, đối tượng phải ban hành nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 là tất cả người sử dụng lao động.

    Trên cơ sở so sánh quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 119 Bộ luật Lao động 2012, có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng đối tượng phải ban hành nội quy lao động khi quy định thêm nhóm người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động có nghĩa vụ ban hành nội quy lao động.

    Vấn đề đặt ra là liệu rằng quy định này có phù hợp với nhu cầu, khả năng quản lý, điều hành của người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không? Bởi xét về nhu cầu quản lý, điều hành người lao động, với đặc điểm số lượng lao động rất ít, người sử dụng lao động có thể không cần đến công cụ pháp lý là nội quy lao động để quản lý lao động hiệu quả. Thay vào đó, họ có thể sử dụng các biện pháp quản lý lao động khác như ra các mệnh lệnh, quyết định, kiểm tra, giám sát, …

    Thêm nữa, khả năng xây dựng một bản nội quy lao động vừa phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị sử dụng lao động, vừa phù hợp với các quy định của pháp luật cũng không dễ dàng đối với đơn vị chỉ có dưới 10 người lao động do sự hạn chế nhân sự có chuyên môn về mảng hành chính – nhân sự - pháp chế.

    Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý từ phía Nhà nước, việc người sử dụng lao động lao động ban hành nội quy lao động là cơ sở để đánh giá người sử dụng lao động có thực hiện quyền quản lý lao động của mình phù hợp với quy định của pháp luật không, có “lạm quyền”, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động không nên “quyền ban hành nội quy lao động của người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động” cần thiết trở thành “quyền và nghĩa vụ ban hành nội quy lao động”.

    Mặt khác, pháp luật cũng đã xem xét đến quy mô của người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động để xây dựng nhóm các quy định về miễn giảm tiêu chuẩn đối với người sử dụng lao động khi ban hành nội quy lao động. Ví dụ như về hình thức của nội quy lao động, thủ tục ban hành nội quy lao động.

    Tóm lại, quy định mở rộng đối tượng phải ban hành nội quy lao động là phù hợp.  

     
    560 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận