So sánh biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự qua các thời kỳ

Chủ đề   RSS   
  • #466384 31/08/2017

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    So sánh biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự qua các thời kỳ

    Trước đây, BLDS 1995 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm (Điều 324). Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về  giao dịch bảo đảm trong BLDS 1995 có các văn bản: Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị  định 178/1999/NĐ-CP.

    BLDS 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Ngày 29/12/2006, chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định này quy định chi tiết các quy định về giao dịch bảo đảm của BLDS 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007).

    So sánh quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, thấy BLDS 2005 không coi phạt vi phạm là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nữa mà coi phạt vi phạm là một chế tài (Điều 422 BLDS 2005). Theo đó, phạt vi phạm là thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm; mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận.

    BLDS 1995 có quy định về “Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội” (Điều 376 BLDS 1995), nhưng không quy định đó là một biện pháp bảo đảm. BLDS 2005 đã quy định cụ thể tín chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và phân biệt rõ tín chấp với bảo lãnh: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ (Điều 372 BLDS 2005).

    Có thể thấy BLDS 2015 đã có những thay đổi nhất định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. BLDS 2015 đã bổ sung thêm 2 biện pháp là Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Tuy nhiên, đây không phải là các định chế mới mà thực tế chúng đã được ghi nhận và thể hiện ở Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng không phải ở giác độ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu lần đầu tiên được tiếp cận với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy sự tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ dân luật này.

     
    16279 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    VPDKLA (21/12/2017) yenlinh2010 (31/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466445   01/09/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Rất đồng ý với bạn;BLDS 2015 đã bổ sung thêm 2 biện pháp là Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Mặc dù đây  không phải là biện pháp mới 100%,tuy nhiên phải đến BLDS 2015 thì cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu lần đầu tiên được tiếp cận với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 
     
     
    Báo quản trị |