Chỉ còn hơn tháng nữa sinh viên năm cuối của các trường Đại học Luật nhảy chân sáo bước ra trường đời, bỏ lại sau lưng muôn vàn kỷ niềm buồn vui để hòa mình vào cuộc sống mới với nhiều thách thức mới.
Sẽ có rất nhiều ước mơ, kỳ vọng, những giọt nước mắt luyến lưu rơi xuống để bắt đầu cho các mối quan hệ phức tạp. Thử thách trước tiên đó là xin được một việc làm đúng chuyên môn, môi trường phù hợp với năng lực.
Năm trước, tính chung sinh viên khi ra trường, gần 30% không tìm được việc làm, 19% sinh viên tìm được việc làm đúng ngành nghề, số còn lại làm trái nghề hoàn toàn (không đả động gì đến chuyên môn được học).
Đến giữa năm 2013, số nhân viên văn phòng ra bán trà đá, bún mắm, buôn rau củ quả đầy đường là điềm không hay đối với các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp.
Tính hiệu không khả quan khác là tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam, theo thống kê của ILO, có đến hơn 2/3 lượng người thất nghiệp là thanh niên. Nhưng đây vẫn là con số ảo, chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm; ngay cả những người có việc làm thì đến 53% làm công việc dễ bị tổn thương (có khả năng ra đường bất cứ lúc nào, bị chèn ép, đối xử bất công,…).
Nhìn tổng thể, số lượng sinh viên Luật khi ra trường sẽ rất bấp bênh, con số có việc làm đúng ngành nghề chừng ấy % chưa đủ chổ cho “con ông cháu cha”. Sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt cho từng vị trí, bởi tình hình kinh tế khó khăn, hầu hết các tổ chức doanh nghiệp siết chặt biên chế.
Một nguyên nhân nữa là sinh viên khi vào làm việc gần như phải “đào tạo từ đầu”, bởi những gì giảng đường truyền tải chỉ là kỹ năng cơ bản, còn kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế không hề có.
Nếu không phải là gia đình có quyền thế, có nhiều tiền; chuẩn bị tốt tâm lý, kiểm chứng năng lực với từng mục tiêu cụ thể để vươn lên; cần lắm một ý chí kiên định, một tầm nhìn tương đối và cả một chút may mắn!