Sinh viên luật hết cửa vào Tòa án?

Chủ đề   RSS   
  • #477231 05/12/2017

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Sinh viên luật hết cửa vào Tòa án?

    Tình hình biên chế đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Theo thông tin thì Tòa án là một trong những ngành không được tuyển mới, phải giảm nhân sự và đến năm 2021 mới được tuyển dụng mới.

    Thực ra, cũng như Viện kiểm sát, tổng số nhân sự đủ đáp ứng công việc hiện tại và đang tuyển dụng rầm rộ trên cả nước. Tòa án cơ bản có nơi thừa, nơi thiếu nhưng lại không thể điều chuyển và số thiếu lớn hơn số thừa nếu tính theo chỉ tiêu nhân sự trên công việc phải làm. Nhưng "vì sao" Tòa án không tuyển mới cho đến năm 2021?

    "Biên chế" là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần làm quyết liệt. Tinh gọn bộ máy nhà nước, chuyên nghiệp và tổ chức lại hệ thống các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả làm việc, bớt khổ cho dân. Đây là một trong những câu trả lời "Vì sao..." ở trên thuyết phục nhất.

    Nhưng tại sao lại phải là năm 2021 mà không phải là một mốc khác?

    Học viện Tòa án chính thức tuyển sinh và đào tạo các chức danh tư pháp kể từ năm 2017 với trình độ cử nhân với khoảng 4 năm khổ luyện, số lượng tuyển sinh không ít. Năm 2021 cũng là thời điểm thế hệ đầu tiên của Học viện ra lò, dự đoán sẽ thổi một luồng gió mới mẻ vào nguồn nhân lực mới với kinh nghiệm được đào tạo, tác động không nhỏ đến sinh viên, cử nhân luật từ các trường đại học khác. Đặc biệt, cơ chế ưu tiên nếu xuất hiện thì sinh viên được đào tạo ở các trường đại học luật hoặc đào tạo chuyên ngành luật sẽ gần như hết cửa vào Tòa án. 

    Dù biết rằng không việc này có việc khác, có thể tốt hơn rất nhiều. Nhưng số cơ hội việc làm cho sinh viên các trường luật khi ra trường giảm xuống là điều dễ nhận ra. 

    0917 313 339

     
    44738 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Hoang230476 (23/12/2017) phuonguyen2503 (15/12/2017) hoangthuy98 (06/12/2017) grovegroup (05/12/2017) trantomy (05/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #479558   23/12/2017

    Thật sự vấn đề cũng khong còn xa lạ gì với mọi người. Vào Tòa thì cũng có biên chế hay bệ đỡ hết rồi. Còn không thì phải là một người thật tài năng mới vào được mà dường như nếu là người tài thì họ cũng muốn ra ngoài làm việc hơn là vào cơ quan nhà nước làm việc hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #479574   23/12/2017

    ADMVN
    ADMVN

    Sơ sinh


    Tham gia:20/04/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Nhà nghèo chấp nhận được, nhưng học dốt thì... :(

     
    Báo quản trị |  
  • #479594   23/12/2017

    vucaotien93
    vucaotien93

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2017
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 242
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    A cũng từng thi công chứng ngành Tòa đợt tháng 3/2017 Nga ạ. Hình thức thi công khai nhưng ai đỗ, ai trượt đã "biết trước" hết rồi. Việc có những cử nhân Luật được đào tạo ở Học viện Tòa án hay Đại học Kiểm sát hay Học viện an ninh (khóa 2) hay Học viện cảnh sát (khóa 1) cạnh tranh với các cử nhân Luật tại các trường khác cũng không phải là vấn đề đáng ngại. Đỗ hay trượt thì vấn đề quyết định "cháu có phải là con của bố cháu không". hihi

     
    Báo quản trị |  
  • #480328   29/12/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    vucaotien93 viết:

    A cũng từng thi công chứng ngành Tòa đợt tháng 3/2017 Nga ạ. Hình thức thi công khai nhưng ai đỗ, ai trượt đã "biết trước" hết rồi. Việc có những cử nhân Luật được đào tạo ở Học viện Tòa án hay Đại học Kiểm sát hay Học viện an ninh (khóa 2) hay Học viện cảnh sát (khóa 1) cạnh tranh với các cử nhân Luật tại các trường khác cũng không phải là vấn đề đáng ngại. Đỗ hay trượt thì vấn đề quyết định "cháu có phải là con của bố cháu không". hihi

    Bạn nói rất đúng với thực tế. Chính vì cơ chế tuyển dụng như thế này mà bộ máy quản lý Nhà nước của chúng ta mới ít người tài giỏi, "con ông cháu cha" thừa biết họ chẳng cần học hành, rèn luyện gì thì cũng có chỗ dành sẵn và cứ thế mà thăng tiến, mà con ông A có chỗ thì con chị B cũng phải có chỗ, không có thì phải "đẻ" ra chỗ cho có, tất cả đã tạo ra một guồng máy hành chính cồng kềnh, tốn kém kinh khủng nhưng hoạt động ì ạch, kém hiệu quả như hiện nay.

    Thử đến những địa phương là điểm nóng xây dựng không phép, trái phép của TPHCM (như Bình Hưng Hoà thuộc Quận Bình Tân hoặc Bình Hưng, Vĩnh Lộc thuộc Huyện Bình Chánh) mà  xem, lực lượng Trật tự đô thị đông đảo cả trăm người cho một xã/phường, thế nhưng những khu phố không phép, trái phép vẫn mọc lên như nấm. Hoặc như Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại một Huyện ngoại thành TPHCM, nhìn vô thấy hơn 100 cái bàn có người ngồi mà bàn nào bàn nấy hồ sơ ngập tràn, ai cũng có vẻ bận túi bụi... vậy nhưng công tác cấp và quản lý GCNQSDĐ ở Huyện đó thuộc hàng tệ nhất !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #479605   23/12/2017

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Không chỉ ngành Tòa án, Viện kiểm sát... đều đã kín chỗ mà mình thấy dù có chỗ cũng đã được đặt trước rồi. Thâm chí các ngành có biên chế nhà nước như giáo viên , công chức các cấp cũng đều tổ chức thi tuyển nhưng người xuất sắc chưa chắc được đậu vào. Bởi vậy việc cử nhân nói chung và cử nhân Luật nói riêng muốn vào nhà nước rất khó khăn, hầu hết ra trường đều làm ngoài công ty hoặc là làm trái ngành, cứ nghĩ làm pháp chế nhưng phải mất lâu năm và kinh nghiệm mới có thể có được vị trí tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #479643   24/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình không nghỉ là hết cửa đâu bạn à. Trường cũng đạo tạo cử nhân luât thôi mà. Nếu như chúng ta có tố chất, có đam mê và mong muốn được vào tòa án làm thì chúng ta cứ thi công chức vào mà làm thôi. 

    Nếu đất lành thì chim sẽ đậu. Nếu có quá nhiều chim, không còn đất đẩ đậu nữa thì những con chim đó phải cạnh tranh nhau để giành chỗ đẫu thôi, con nào mạnh mẽ, không ngoan, bản lĩnh thì con đó sẽ có chỗ đứng tốt. Còn ngược lại, nếu đất không lành thì chim sẽ không đậu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #480326   29/12/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    taigioi1995 viết:

    Mình không nghỉ là hết cửa đâu bạn à. Trường cũng đạo tạo cử nhân luât thôi mà. Nếu như chúng ta có tố chất, có đam mê và mong muốn được vào tòa án làm thì chúng ta cứ thi công chức vào mà làm thôi. 

    Nếu đất lành thì chim sẽ đậu. Nếu có quá nhiều chim, không còn đất đẩ đậu nữa thì những con chim đó phải cạnh tranh nhau để giành chỗ đẫu thôi, con nào mạnh mẽ, không ngoan, bản lĩnh thì con đó sẽ có chỗ đứng tốt. Còn ngược lại, nếu đất không lành thì chim sẽ không đậu. 

    Ý kiến của bạn là điều mơ ước của rất nhiều người bởi thực tế không như bạn nghĩ, những cuộc thi công chức thường không công bằng, người giỏi mà thân cô thế cô thì không có cửa thắng người dở nhưng là "con ông cháu cha", hoàn toàn không có chuyện cạnh tranh lành mạnh giữa những "con chim" nên không chắc "con chim" đậu được trên "đất lành" là "chim mạnh mẽ, khôn ngoan, bãn lĩnh....".

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #480332   29/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

     

    taigioi1995 viết:

     

    Mình không nghỉ là hết cửa đâu bạn à. Trường cũng đạo tạo cử nhân luât thôi mà. Nếu như chúng ta có tố chất, có đam mê và mong muốn được vào tòa án làm thì chúng ta cứ thi công chức vào mà làm thôi. 

    Nếu đất lành thì chim sẽ đậu. Nếu có quá nhiều chim, không còn đất đẩ đậu nữa thì những con chim đó phải cạnh tranh nhau để giành chỗ đẫu thôi, con nào mạnh mẽ, không ngoan, bản lĩnh thì con đó sẽ có chỗ đứng tốt. Còn ngược lại, nếu đất không lành thì chim sẽ không đậu. 

     

     

    Ý kiến của bạn là điều mơ ước của rất nhiều người bởi thực tế không như bạn nghĩ, những cuộc thi công chức thường không công bằng, người giỏi mà thân cô thế cô thì không có cửa thắng người dở nhưng là "con ông cháu cha", hoàn toàn không có chuyện cạnh tranh lành mạnh giữa những "con chim" nên không chắc "con chim" đậu được trên "đất lành" là "chim mạnh mẽ, khôn ngoan, bãn lĩnh....".

    Dạ, đúng như thế, nếu không có sự cạnh tranh không lành mạnh thì đất đó không còn "lành" và không đáng để những con chim dũng mãnh, bản lĩnh đến đó để làm gì. Nó sẽ tìm kiếm những vùng đất mới, tốt hơn, có thể ở vùng đất đó nó muốn có món ăn nó phải làm rất nhiều nhưng những thứ nó ăn là những thứ thực sự có giá trị và sẽ làm nó cam thấy hạnh phúc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479660   24/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Đây là điều dễ hiểu thôi mà. Tòa hay Viện thì ngay cả khi chưa có chỉ tiêu cụ thể vào ngành cũng đã biết ai là người sẽ được biên chế rồi. Chẳng hạn như chỉ tiêu vào ngành kiểm sát tỉnh PT năm nay quy định "..phải tốt nghiệp trường Đại Học Kiểm Sát" thế nhưng mục cuối cùng lại thêm ".. là cử nhân luật của các trường khác nếu được Viện Trưởng tỉnh đồng ý". Nguyên tắc hay quy định cũng chỉ để cho có thôi. Nếu tự lực thi được vào ngành và làm việc trong một môi trường toàn bộ đều là COCC thì cũng khó mà tồn tại chứ đừng nói đến việc phát triển

     
    Báo quản trị |  
  • #479680   24/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Công việc bây giờ đang rất thiếu, không riêng gì Toà án. Bây giờ chỉ có tạo ra công việc mới là phương án giải quyết vấn đề này. Nhưng không phải, ai cũng có thể tạo ra công việc cho người khác, và không phải ai cũng đủ bản lĩnh để duy trì, điều hành và phân công công việc

     
    Báo quản trị |  
  • #480305   29/12/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    "cơ chế ưu tiên nếu xuất hiện thì sinh viên được đào tạo ở các trường đại học luật hoặc đào tạo chuyên ngành luật sẽ gần như hết cửa vào Tòa án. "
    Đây chỉ là dự đoán, và Học viện Tòa án chũng không thể đáp ứng hết nhu cầu trong nước, chất lựong và khả năng học viên cũng chưa thể đảm bảo sẽ cao hơn cử nhân luật. Cơ chế ưu tiên sẽ là không công bằng đối với cử nhân luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #480321   29/12/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Các ngành nghề này chúng ta đều bắt chước theo nước ngoài, tuy nhiên, cách đào tạo và tuyển dụng lại chẳng giống con giáp nào và hệ quả tất yếu là túm lại nó chẳng giống cái gì cả.

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #480331   29/12/2017

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Học luật ra không nhất thiết phải làm trong Tòa hay Viện, cơ hội việc làm bên ngoài vẫn nhiều cơ mà.

    Vấn đề là ở năng lực chúng ta thế nào. Tuy nhiên vì đam mê thì các bạn vẫn có thể tìm cơ hội việc làm ở một ngành nghề nào đấy liên quan đến luật, chẳng hạn như văn phòng luật sư hay các cơ quan về luật để tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm.

    Bổ dung cho mình một nền tảng kiến kiến thức thực tiễn bền vững để một khi có cơ hội ta có thể nắm bắt ngay. Chúc cho những bạn đam mê làm ở Tòa hay ở Viện sẽ sớm có cơ hội để thỏa niềm đam mê.

     
    Báo quản trị |  
  • #480334   29/12/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình nghĩ trong bối cảnh hiện thì người học luật ra trường không chỉ làm luật sư, thẩm phán hay kiểm sát viên như chục năm trước đây, mà cơ hội việc làm cho người học luật là rất nhiều như làm pháp chế, công chứng viên, giảng viên luật, trợ giúp viên pháp lý, thừa phát lại... Chính vì vậy việc có thêm các học viện tòa án hay học viện viên kiểm sát thì cơ hội việc làm của nguời học luật vẫn còn rộng mở. Hãy tin vì điều đó!

     
    Báo quản trị |  
  • #480573   30/12/2017

    Có học viện Tòa án nghe có vẻ sẽ cạnh tranh với những bạn cử nhân luật học đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên tại Học viện tư pháp. Tuy nhiên mình thấy có đến 50-60% sinh viên luật không có dự định vào làm nhà nước mà  sẽ làm cho doanh nghiệp theo đủ loại ngành nghề khác nhau. Thậm chí làm những việc ít liên quan như Bảo hiểm, Nhân sự...

     
    Báo quản trị |  
  • #485217   22/02/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Đang tinh giản biên chế, còn biên chế thì cũng ưu tiên con ông cháu cha rồi nên nói chung một sinh viên luật bình thường không có chỗ dựa thì cũng không biết năm nào mới có thể vào biên chế tòa án. Tuy nhiên sinh viên luật bây giờ ra trường cũng không nhất thiết chỉ có tòa án, viện kiểm sát mà có rất nhiều cơ hội việc làm khác

     
    Báo quản trị |  
  • #485237   22/02/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Không biết học ở học viện tòa án có được “bảo kê đầu ra” như ở trường công an không nhỉ. Nếu được thì việc thu hẹp thì chắc chắn rồi, bởi vì hiện tại với tiêu chí nhất quan hệ, nhì tiền tệ thì sinh viên Luật cũng không có cửa rồi. Nhưng nếu không được thì câu chuyện nó cũng có khác đâu, thậm chí còn rủi ro hơn cho các bạn nếu thi vào Tòa án. Sinh viên Luật không làm ở Tòa thì làm pháp chế, làm nhân sự, làm luật sư....

     
    Báo quản trị |  
  • #485246   22/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Đây là năm đầu tiên học viện Tòa án bắt đầu đào tạo, sinh viên được học, đào tạo bài bản về các nghiệp vụ cũng như công việc làm ở Tòa, nên chuyên môn sẽ cao hơn hẳn so với sinh viên luật học ở các trường khác. Vì là năm đầu nên chắc hẳn phải tạo lòng tin cho các sinh viên khóa tiếp theo bằng cách tạo cơ hội việc làm cho khóa đầu.

    Bộ máy nhà nước hiện nay đang tình giảm biên chế một cách mạnh mẽ, đặc biệt Tòa án hiện vẫn đang thiếu, nhưng cố cầm cự để mong có được đội ngũ công chức Tòa án thành thạo nghiệp vụ. Tuy nhiên, như vậy có công bằng với các sinh viên Luật học ở các trường ngoài không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #485501   25/02/2018

    kimgam2708 viết:

    Đây là năm đầu tiên học viện Tòa án bắt đầu đào tạo, sinh viên được học, đào tạo bài bản về các nghiệp vụ cũng như công việc làm ở Tòa, nên chuyên môn sẽ cao hơn hẳn so với sinh viên luật học ở các trường khác. Vì là năm đầu nên chắc hẳn phải tạo lòng tin cho các sinh viên khóa tiếp theo bằng cách tạo cơ hội việc làm cho khóa đầu.

    Bộ máy nhà nước hiện nay đang tình giảm biên chế một cách mạnh mẽ, đặc biệt Tòa án hiện vẫn đang thiếu, nhưng cố cầm cự để mong có được đội ngũ công chức Tòa án thành thạo nghiệp vụ. Tuy nhiên, như vậy có công bằng với các sinh viên Luật học ở các trường ngoài không nhỉ?

    Mình thấy thực sự nếu ngành Tòa án có ý định cầm cự nguồn nhân lực dù hiện tại đang còn thiếu rất nhiều nhưng vẫn không có ý định tổ chức thi tuyển và chờ đến khi các cử nhân của học viện Tòa án ra trường để đảm bảo viêc làm cho các sinh viên này thì thật sự không công bằng cho các bạn sinh viên học trường luật có nguyện vọng được công tác tại các cơ quan Tòa án. Vì đằng nào thì sinh viên luật cũng đã học các kiến thức có liên quan đến công việc để phục vụ trong ngành Tòa án, mặc khác, trước đây, khi chưa có học viện Tòa án thì cán bộ công chức trong cơ quan Tòa án và các cơ quan nhà nước khác đều từ sinh viên luật mà ra. Có hay chăng là những cán bộ này sau khi thi vào ngành rồi được học bổ sung các lớp nghiệp vụ, Thư ký Tòa án thì có lớp nghiệp vụ Thư ký, Thẩm phán thì có lớp nghiệp vụ thẩm phán nên không lý do gì nói sinh viên luật ở các trường không đáp ứng được yêu cầu của ngành mà không cho thi tuyển như trên

     
    Báo quản trị |  
  • #485264   22/02/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Một ý kiến khác như thực tế học viên trong các trường này sau khi tốt nghiệp ra trường có đảm bảo 100% là có việc làm hay không và cộng thêm với số lượng đông thì phân bổ đâu cho hết nếu có việc làm còn nếu không có việc làm thì đi làm doanh nghiệp bên ngoài thì họ có khả năng đáp ứng được công việc không với lượng kiến thức mà họ học được để phục vụ sau này hay không. Một khía cạnh khác việc mở các trường đào tạo chuyên ngành chuyên biệt như vậy có phải là giải pháp tốt không hay chỉ là tức thời khi trogn quá trình đổi mới giáo dục để phải đổi mới cải tiến theo cách như vậy, đâu phải cứ học theo hay bắt chước của bên ngoài là áp đụng được vào nước mình, phải xét một cách toàn diện ...để đưa ra một sách lược lâu dài ...

     
    Báo quản trị |