Sinh viên luật hết cửa vào Tòa án?

Chủ đề   RSS   
  • #477231 05/12/2017

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Sinh viên luật hết cửa vào Tòa án?

    Tình hình biên chế đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Theo thông tin thì Tòa án là một trong những ngành không được tuyển mới, phải giảm nhân sự và đến năm 2021 mới được tuyển dụng mới.

    Thực ra, cũng như Viện kiểm sát, tổng số nhân sự đủ đáp ứng công việc hiện tại và đang tuyển dụng rầm rộ trên cả nước. Tòa án cơ bản có nơi thừa, nơi thiếu nhưng lại không thể điều chuyển và số thiếu lớn hơn số thừa nếu tính theo chỉ tiêu nhân sự trên công việc phải làm. Nhưng "vì sao" Tòa án không tuyển mới cho đến năm 2021?

    "Biên chế" là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần làm quyết liệt. Tinh gọn bộ máy nhà nước, chuyên nghiệp và tổ chức lại hệ thống các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả làm việc, bớt khổ cho dân. Đây là một trong những câu trả lời "Vì sao..." ở trên thuyết phục nhất.

    Nhưng tại sao lại phải là năm 2021 mà không phải là một mốc khác?

    Học viện Tòa án chính thức tuyển sinh và đào tạo các chức danh tư pháp kể từ năm 2017 với trình độ cử nhân với khoảng 4 năm khổ luyện, số lượng tuyển sinh không ít. Năm 2021 cũng là thời điểm thế hệ đầu tiên của Học viện ra lò, dự đoán sẽ thổi một luồng gió mới mẻ vào nguồn nhân lực mới với kinh nghiệm được đào tạo, tác động không nhỏ đến sinh viên, cử nhân luật từ các trường đại học khác. Đặc biệt, cơ chế ưu tiên nếu xuất hiện thì sinh viên được đào tạo ở các trường đại học luật hoặc đào tạo chuyên ngành luật sẽ gần như hết cửa vào Tòa án. 

    Dù biết rằng không việc này có việc khác, có thể tốt hơn rất nhiều. Nhưng số cơ hội việc làm cho sinh viên các trường luật khi ra trường giảm xuống là điều dễ nhận ra. 

    0917 313 339

     
    44448 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Hoang230476 (23/12/2017) phuonguyen2503 (15/12/2017) hoangthuy98 (06/12/2017) grovegroup (05/12/2017) trantomy (05/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #498413   31/07/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Bước vào cánh cửa "làm quan" thì chưa bao giờ dễ dàng đối với những người gốc thuần nông cả. Bởi lẽ tinh giản biên chế đang được đẩy mạnh, vị trí làm việc cũng bị cắt giảm do không có tính hiệu quả. Chính vì vậy để được trúng tuyển vào cơ quan nhà nước thì không phải sinh viên Luật nào cũng có được vị trí mơ ước. Học viện Toà án, Đại học Kiểm sát ngày càng mở rộng đào tạo, cơ hội của sinh viên Luật theo đó cũng ít dần đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #506337   31/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Một sự thật là nhiều sinh viên học luật giờ đây chẳng còn ao ước gì với việc sau khi ra trường tìm việc làm trong cơ quan nhà nước. Bởi vì đơn giản là cho dù có ao ước thì có lẽ cũng chẳng thể với tới. Vì dù cho chính sách có thay đổi thế nào thì cái câu "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ" vẫn luôn đúng.

    Cũng may là bây giờ những ngành nghề dành cho sinh viên Luật rất đa dạng vì vậy đa phần sinh viên Luật khi ra trường đều có cơ hội tìm cho mình một công việc đúng chuyên môn thay vì phải làm trái ngành như nhiều sinh viên của các ngành khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #506342   31/10/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Nếu xét mốc năm 2014 thì bây giờ cử nhân Luật đi học vẫn được mà. Ở đây chỉ khó cho những người đã học xong mà thôi. Các bạn cử nhân cứ tự tin, rèn luyện kiến thức bản thân, khi mà trình độ bản thân mình cao thì không sợ thất nghiệp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #506348   31/10/2018

    Học luật thì có rất nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Đâu nhất thiết phải làm việc tại các cơ quan Nhà nước dặc biệt là Tòa án hay Viện kiểm sát. Để có thể có được một vị trí cũng như "trụ vững" trong Tòa thì phải có sự "nâng đỡ". Thật tế trước đây và hiện tại nó vẫn vậy những người thật sự có nguyện vọng làm việc tại Tòa mà không quen biết thì rất khó để xin được việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #506370   31/10/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy bây giờ sinh viên Luật thi tuyển công chức vào các vị trí tại Tòa án, Viện kiểm sát thì ngày càng khó khăn. Bởi lẽ hằng năm có hàng ngàn cử nhân Luật từ các trường đại học tốt nghiệp, do đó việc thi tuyển là hết sức khó khăn. Chưa kể hiện tại một số trường như Học viện Tòa án, Đại học kiểm sát cũng đã đào tạo rất nhiều sinh viên, do đó sinh viên Luật dường như là "hết cửa".

     
    Báo quản trị |  
  • #507544   14/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Cái này cũng đúng thôi.

    Việt Nam thì "Nhất hậu duệ " cái gì cũng ưu tiên con em trong ngành trước.
    Các trương lập ra nhiều cũng chỉ là  sắp xếp con em vô thôi.

    Học trường luật mà có "ô cao" thì cũng vô toà vô viện đầy thồi.
     

    "stt mang tính cá nhân"

     
    Báo quản trị |  
  • #507549   14/11/2018

    vietanh212
    vietanh212

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo mình để giảm biên chế chúng ta nên bỏ Tóa Án, Viện KS nhân dân cấp Quận (Huyện). Vì kiểu gì cũng có xử phúc thẩm? vừa tránh lãng phí, vừa tiết kiệm ngân sách. Và Tòa Án, VKS cấp tỉnh (TP) thành lập các Ban chuyên trách từng khu vực.

    Hoặc ta thành lập các Tóa Án or VKS Vùng Bắc - Trung - Nam.

    Giảm hết biên chế đi, ví dụ: Vụ Án Anh Lái Xe container xảy ra ở Thái Nguyên là 1 bằng chứng về năng lực của vị Thẩm phán, cũng như Cáo trạng VKS, và cơ quan Điều tra?

    Anh đi lùi trên Cao tốc là sai hoàn toàn, trong khi anh Lx Cont đúng làn, đúng tốc độ mà ngồi tù oan?

     
    Báo quản trị |  
  • #507558   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Như vậy có phải đã tạo ra phân biệt đối xử, bất công với sinh viên luật? Vì luật định tiêu chuẩn thư ký tòa hay kiểm sát viên là có bằng cử nhân luật. Tại sao cũng ở trình độ cử nhân, chỉ khác nơi đào tạo lại không hoặc ít có cơ hội hơn?

     
    Báo quản trị |  
  • #510624   22/12/2018

    Năm nào mình cũng thấy chỉ tiêu tinh giản biên chế ở các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tinh giản đâu không thấy mà thấy chỉ tiêu tuyển vào cũng ào ào. Phải chăng đưa ra mục tiêu tinh giản biên chế là để loại đi những người làm không hiệu quả, không có mối quan hệ quen biết để đưa những đối tượng COCC vào nhỉ?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510629   22/12/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Câu chuyện việc làm là chủ đề luôn được làm nóng mỗi năm, khi chưa có Đại học kiểm sát và Học viện Tòa án thì ngành Luật là ưu tiên số một vào các ngành Tòa án và viện Kiểm sát. Tuy nhiên để vào được các ngành này lại cần phải trải qua các giai đoạn khác nhau và các quy trình thủ tục thì mới vào được như thi Công chức là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó còn chưa kể đến việc bạn học giỏi cũng chưa chắc vào được nhà nước, bạn cần có các yếu tố đủ như quen biết, ô dù mạnh hoặc con ông cháu cha và một khoản gọi là phí khá khá để lót tay thì mới có thể có một chân vào ngành.

     
    Báo quản trị |  
  • #510647   22/12/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình nghĩ thì có ưu chắc chắn phải có nhocwj và việc học viện Tòa án ra đời cũng vậy. Nếu như học viện tòa án chỉ chuyên đào tạo các chức danh tư pháp thì cơ hội của họ ở bên ngoài sẽ ít hơn và ngược lại…Vấn đề cần giải quyết ở đây theo mình nghĩ là định hướng cho học sinh trước khi thi tuyển….Nếu giải quyết tốt việc này thì chẳng có việc gì xảy ra cả…

     
    Báo quản trị |