Sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #339357 17/08/2014

    pigbau_92

    Female
    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Sau khi ly hôn

    Xin hỏi luật sư,

    Hai vợ chồng có 1 con trai, thời điểm ly hôn người con đủ 18 tháng tuổi. Hiện tại con đang được mẹ nuôi, và bé đc 32 tháng tuổi. Thời điểm ly hôn bên chồng đồng ý mức cấp dưỡng nuôi con là 3 triệu/tháng. Bây giờ chồng kiện ra tòa yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con hàng tháng (thực tế có ý định giảm bớt) và trong quá trình sau khi ly hôn, bên chồng luôn gây khó khăn cho bên vợ (nhằm mục đích muốn giành lại quyền nuôi con). Hiện bé đã đi nhà trẻ, cứ đến chiều, bên chồng lại lên trường của bé đang học, đưa cháu về nhà ông bà nội chơi từ 15h đến 17h lại đưa bé đến trả nhà trường để kịp giờ mẹ cháu đón về nhà mẹ. Làm ảnh hưởng đến nhà trường và cả bé. Khoảng thời gian đó là lúc bé được học chơi, học hát cùng các bạn. 

    Điều quan trọng ở điều tôi nếu trên là bên chồng, nhưng thực tế mọi sự đều cho chỉ đạo của ông bà nội, người chồng chỉ là trên danh nghĩa đứng tên pháp lý thôi. Thực tế người chồng không bao giờ trực tiếp thăm nom hay cấp dưỡng cho bé. Ngay cả trước khi ly hôn, chồng không bao giờ quan tâm chăm sóc vợ con. Gọi là bé có bố, nhưng không nhận được tình cảm của 1 người bố thực sự.

    Người chồng đã lập gia đình với vợ mới.

    Tôi đang thắc mắc,

    1. Giả sử, sau này bên chồng có quyền giành lại con không. Vì ông bà nội rất giàu có, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho bé phát triển hơn bên vợ. 

    2. Người chồng Có được quyền đơn phương thay đổi mức cấp dưỡng không?

    3. Chồng đã cưới vợ mới rồi, ông bà nội có quyền đưa cháu về nuôi không? nếu mẹ bé không đồng ý.

     
    4587 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #339453   18/08/2014

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Căn cứ nội dung bạn trình bày thì hiện nay con chung của bạn mới 32 tháng tuổi, vì thế cha đứa trẻ không có quyền giành quyền nuôi con từ bạn. Tuy nhiên sau thời hạn 36 tháng tuổi cha đứa trẻ có quyền làm yêu cầu thay đổi người nuôi con và căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng của mỗi người mà Tòa án sẽ ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận. Đối với mức cấp dưỡng con chung sau khi ly hôn, nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, hoặc có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng thì phải làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét. Khi chưa có quyết định chấp thuận của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đó không được tự ý thay đổi mức cấp dưỡng.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    pigbau_92 (25/08/2014)
  • #340625   23/08/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    1. Bên chồng muống giành lại quyền nuôi con thì phải có cơ sở (chứng cứ cho việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con) VD: như bạn vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì bên kia có quyền yêu cầu thay đổi.

    2. về cấp dưởng chồng bạn cũng có quyền yêu cầu tòa thay đổi mức cấp dưỡng nếu có cơ sở (chứng cứ cho việc yêu cầu) Vd: tình hình kinh tế của chồng bạn gặp khó khăn.

    3. Về ông bà nội có quyền yêu cầu đưa cháu về ở chung với ông bà để ông bà nuôi dưỡng là không được vì bạn và chồng bạn còn sống tòa chỉ có thể tuyên giao con cho bạn hoặc chồng bạn trực tiếp nuôi dưỡng chứ không thể giao cho ông bà.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vpluathuyhung vì bài viết hữu ích
    pigbau_92 (25/08/2014)
  • #340860   25/08/2014

    pigbau_92
    pigbau_92

    Female
    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư!

    Thực tế, tình hình kinh tế bên chồng không khó khăn, lương cao hơn bên vợ, nhưng lại gửi đơn ra tòa để thay đổi mức cấp dưỡng.

    Nhiều lần bên chồng (chính xác là ông bà nội) làm ảnh hưởng đến danh dự của vợ, gián tiếp gây khó khăn cho công việc hiện tại của vợ. 

    Người chồng không bao giờ thăm nom, rất ít khi bồng bế đứa bé, kể cả trước và sau ly hôn. Ngược lại,  việc thăm nom đứa bé, chi tiền cấp dưỡng đều do ông bà nội trực tiếp làm. Người chồng chỉ là người đứng tên trên các giấy tờ liên quan thôi.

    Cháu bé là cháu trai duy nhất của bên nội, nên người ta làm đủ mọi điều cho đứa bé. Nhưng ngược lại với người vợ, làm đủ mọi điều để gây khó khăn.

    Người vợ không vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, thậm chí còn rất thương đứa bé, chăm sóc bé, tự tay nuôi lớn bé từ nhỏ. Cháu bé là chỗ dựa tinh thần duy nhất của người vợ, là động lực sống và làm việc duy nhất.

    Thiên về tình cảm một chút!

    Xin hỏi luật sư, với một người chồng, người bố như vậy, giả sử khi có đơn kiện ra tòa để giành quyền, thay đổi các thứ mà với mục đích gây khó khăn hơn cho bên vợ. Thì pháp luật có điều nào quy định không?

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869