Sắp xếp chuyện gia đình của người đã ở tuổi 70

Chủ đề   RSS   
  • #65721 27/10/2010

    daolehoang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sắp xếp chuyện gia đình của người đã ở tuổi 70

    Tôi có 1 người chú, hiện gia đình đang lục đục, xin tóm lược như sau:

    Chú và vợ là người có nhiều tài sản (nhà-đất, xe hơi). Gia đình có 6 con chung, chỉ có một con trai. Người con trai hiện là hiệu trưởng THPT cấp 3, các con gái (và rể) đều là dân học thức. Cách đây 26 năm, người con trai bỏ nhà, gây nhiều khó khăn và áp lực với cha mình. Sau khi có vợ, người này về nhà gây gỗ, liều đánh cha mình, nhưng cha thoát chết.


    Hiện nay ông "hiệu trưởng" mua chuộc các em gái đứng về phía mình, cô lập cha! Riêng thím, do thương con trai cách mù quáng, nên "lạnh nhạt" và bất hợp tác với chú trong việc "tìm đường" cho ông
    hiệu trưởng về xin lỗi cha. Bà cho rằng: do chồng bà làm khó con trai bà!

    Nguyện vọng hiện tại của chú là: muốn phân chia tài sản, nhưng các con không thuận, muốn lập di chúc, vợ không đồng ý, muốn bán tài sản để chia cho các con bằng tiền cũng không thành. Hiện nay ông muốn xin ly hôn ở tuổi 70 tuổi (vợ 68), ngụ ý để Tòa án phân chia tài sản theo pháp luật. Giải pháp này liệu có ổn không?


    Mặt khác, bà thím (bệnh tim), nếu chú "thẳng mực tàu" (lời nói, hành động), e rằng bà bị đột quỵ, và ông Hiệu trưởng sẽ lấy cớ đó vu oan cho cha là người âm mưu giết mẹ! Như thế, chú sẽ phải đối diện với ông hiệu trưởng ở thế bất lợi. Nếu chú muốn công khai với Phòng giáo dục, Sở giáo dục về "đời tư" của ông Hiệu trưởng bất hiếu kia, không đáng đứng trong ngành sư phạm, e rằng ông hiệu trưởng sẽ thuê côn đồ thanh toán cha (!).


    Chú rất muốn ra đi, tìm nơi yên tĩnh sống một mình đến cuối đời, nhưng e rằng không có tiền bạc để sống hết quãng đời còn lại.

    Xin Quý luật sư tháo gỡ các tình tiết trên theo pháp luật, để chú tôi được an tâm sống và hành xử đúng đạo đức xã hội, và phù hợp với luật pháp Việt Nam.

    Trân trọng và biết ơn.
    Cập nhật bởi admin ngày 28/10/2010 03:52:23 PM Hủy hiển thị ra trang chủ
     
    4267 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65817   28/10/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1. Tài sản bạn kể, theo nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng nên ông chồng có 50%, có nghĩa ông có toàn quyền quyết định đối với 50% giá trị tài sản. Như vậy định đoạt như thế nào là quyền của ông, sao lại bảo ông không có tiền bạc để sống.

    2. Trong các giải pháp bạn nêu, tốt nhất chọn di chúc vì có thể thay đổi được và chỉ có hiệu lực kể từ khi ông ấy mất. Cho đến thời điểm trước khi mất, ông vẫn là chủ sở hữu nên muốn giao dịch thế nào không ai cản được.

    3. Có thể không cần ly hôn mà chỉ cần yêu cầu chia tài sản chung là được.

    Trên đây là một số giải pháp về pháp lý, hy vọng có thể giúp bạn được ít nhiều.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi GopGioThanhBao ngày 28/10/2010 03:48:20 PM sửa tiêu đề

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com