Sa thải người lao động trong trường hợp nào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #579208 31/12/2021

    Sa thải người lao động trong trường hợp nào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Đầu tiên cùng tìm hiểu các trường hợp nào người sử dụng lao động được sa thải người lao động.

    Theo Điều 125 Bộ luật lao động 2019 có quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

    2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

    3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

    4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Theo đó người sử dung lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi người lao động vi phạm nhưng quy định như trên.

    Vậy trường hợp nào người sử dụng lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sa thải người lao động?

    Căn cứ Điều 162 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

    b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

    c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

    d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác

    Như vây, theo quy định như trên trong trường hợp người sử dụng lao động sa thải người lao động vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, gây hậu quả nghiêm trọng thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

     
    782 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn macduyvan1999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    admin (03/01/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579213   31/12/2021

    Sa thải người lao động trong trường hợp nào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bạn, theo quan điểm của mình thì quy định này mang tính răn đe nhiều hơn so với việc áp dụng thực tế bởi lẽ chưa có quy định cụ thể về việc xác định gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong hành vi này là như thế nào. Theo đó đa phần những hành vi trên đều sẽ tiến hành xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại.

     
    Báo quản trị |