Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #521816 27/06/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

    Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên NĐDTPL phải biết những điều dưới đây:

    1. Nghĩa vụ đối với Công ty

    Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm:

    a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

    b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.

     

    Người đại diện theo pháp luật được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào – nói cách khác, quyền đại diện cho doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật là vô hạn (trừ trường hợp giữa chủ doanh nghiệp và người đại diện có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác). Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

    Chính vì điều này mà việc ký tên, đóng dấu vào các giấy tờ, biên bản, hợp đồng sẽ vô cùng nguy hiểm

    2. Rủi ro tài chính

    Những người chủ thực có thể thuê hoặc nhờ bạn là thành viên/cổ đông trong công ty nhưng không thực hiện góp vốn (nhưng về nguyên tắc thì những người này sẽ liên đới chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chỉnh của công ty

    3. Các hoạt động kinh doanh trái phép.

    Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nếu như doanh nghiệp có hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực thì sẽ bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng. Ngoài ra, nếu với tư cách là người góp vốn (dù thực tế không hề góp vốn), người đại diện theo PL sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn cam kết góp vào công ty theo quy định tại điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 (Mô hình công ty TNHH)

    Nếu công ty kinh doanh thua lỗ hay có hành vi trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép Là người đại diện trong tố tụng  sẽ phải thực hiện các các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1 điều 13 và điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự nếu có.

    Ngoài những rắc rối trên, NĐDTPL là người xử lý những giấy tờ, hồ sơ, gặp gỡ đối tác hoặc những người khác ,...vì vậy những ai đã đang và có ý định là NĐDTPL thì cần trang bị và cân nhắc kỹ lưỡng Người nhờ có đáng tin không? Tài sản họ nhờ bạn đứng tên do đâu mà có? Giấy tờ đứng tên có hợp pháp không?, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty, mô hình doanh nghiệp….để tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

     
    22117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    thaiphongnet (15/10/2019)
  • #522377   30/06/2019

    enychi viết:

    Có phải chỉ có CTTNHH và CTCP mới có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, còn các loại hình doanh nghiệp còn lại sẽ không được có nhiều người đại diện theo pháp luật?

    Đúng rồi bạn. Tại Điều 13 Luật doanh nghiệp quy định như sau:

    Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    ...

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    ...”

    Theo đó thì chỉ có công ty TNHH và công ty cổ phần mới có thể có nhiều người đại diện theo phép luật. Các trường hợp còn lại thì chỉ có một người thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526440   26/08/2019

    haiquyhy
    haiquyhy

    Female
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2013
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Ngoài công ty TNHH, CTCP thì công ty hợp danh cũng có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

    Khoản 1 Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014: "Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty".

    Cập nhật bởi haiquyhy ngày 26/08/2019 10:39:03 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #530827   15/10/2019

    thaiphongnet
    thaiphongnet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 1 lần


    Hèn gì có một số công ty chuyên thuê người làm đại diện pháp luật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaiphongnet vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2019)
  • #537718   27/01/2020

    Làm cái gì thì cũng có rủi ro cả thôi, vấn đề là người đại diện theo pháp luật cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình là gì trong tổ chức. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần luôn có phân quyền và kiểm tra giám sát nên khó có ai phải chịu trách nhiệm một mình cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #538238   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1361)
    Số điểm: 11646
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 205 lần


    Quyền hạn, chức vụ đi kèm với rủi ro là điều tất yếu. Quyền hạn càng lớn, rủi ro càng cao. Người đại diện theo pháp luật cũng vây, cần phải nắm rõ vai trò và quyền hạn của mình để tránh những rủi ro không cần thiết. Như bạn LuatThanhLuat chia sẻ thì sẽ không có việc cá nhân người đại diện theo pháp luật chịu rủi ro một mình vì nó còn liên kết với các bộ phận khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #540812   09/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (512)
    Số điểm: 3457
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đã là người đại diện theo pháp luật thì phải chấp nhận rủi ro về mặt pháp lý thôi. Người đại diện theo pháp luật giống như bộ mặt của cả doanh nghiệp, có quyền hạn rất lớn. Cái gì cũng vậy, quyền hạn lớn sẽ luôn đi kèm với rủi ro cao. Do đó, trước khi làm đại diện pháp luật của một doanh nghiệp nào thì nên tìm hiểu kỹ về vai trò người đại diện theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #547716   31/05/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình thấy có nhiều trường hợp thuê người đại diện theo pháp luật, có thể người được thuê họ không nắm rõ về các rủi ro, đồng thời họ cũng không có quyền gì trong công ty, đến khi công ty xảy ra sự cố thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #547845   31/05/2020

    Ngành nghề nào mà không có rủi ro. Nếu lo sợ rủi ro hoặc là đừng làm hoặc là phải trau dồi kiến thức cho bản thân, hiểu được những nghĩa vụ và trách nhiệm đối với chức danh, công việc mà mình đang giữ. Kiểu gì thì kiểu chứ đầu tư rồi thì đại diện theo pháp luật cho yên tâm chứ thuê thôi thì còn nhiều rủi ro hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #548070   31/05/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Vừa rồi cả phòng mình cùng lập ra một công ty cùng nhau làm người đại diện pháp luật đang chuẩn bị lập xong rồi cho phá sản luôn không biết có sao không.

     
    Báo quản trị |  
  • #550393   29/06/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Những người đứng tên giùm cho người khác trong một công ty nên thận trọng khi nhận vai trò của mình. Suy cho cùng, mặc dù không có quyền quyết định (giống như bù nhìn) và đôi khi cả quyền lợi trên thực tế nhưng hầu như mọi trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp khi xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật thì người đầu tiên bị cơ quan pháp luật gọi đến là người đại diện theo pháp luật.

    Do vậy, các cá nhân có ý định cho mượn danh để đứng tên người đại diện theo pháp luật cần nắm rõ quy định của pháp luật và hiểu được các rủi ro trước khi quyết định đứng tên hộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #550434   29/06/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì việc trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã là chấp nhận rủi ro về các hoạt động, hợp đồng ký kết của doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ là người đứng ra khi doanh nghiệp có vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #550446   29/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Một khi đã chấp nhận là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp thì cũng phải xác định trước những rủi ro có thể gặp phải. Do đó nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định, không làm những việc vượt quá phạm vi quyền hạn của mình để tránh những hậu quả không hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #550700   30/06/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như trong Điều lệ công ty trong suốt quá trình hoạt động. Người đại diện theo pháp luật chỉ chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ của mình mà thôi. Do đó, nếu họ thực hiện đúng thì dù công ty có thiệt hại như thế nào cũng không bị chịu trách nhiệm cá nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #553397   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Khái niệm người đại diện theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tại, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cơ phần) có từ một hoặc hai người đại diện theo pháp luật trở lên và Điều lệ công ty sẽ quy định rõ về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp).

     
    Báo quản trị |  
  • #567431   31/01/2021

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (512)
    Số điểm: 3457
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Mình xin bổ sung thêm quy định mới về người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể, nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #567440   31/01/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hiện nay, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #569857   31/03/2021

    Thông tin về doanh nghiệp đăng trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia còn khá ít.

    Trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật, thông tin được đăng chỉ có tên của người đại diện, mà không chi tiết cụ thể về thẩm quyền, chức vụ của từng người dẫn đến việc bên thứ ba khó có thể kiểm chứng và xác định được tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575597   22/09/2021

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

    Hiện nay, vì nhiều lý do mà một số người không thể là người đại diện theo pháp luật cho công ty nên họ chọn cách thuê hoặc nhờ người khác là người đại diện pháp luật cho công ty mà họ thành lập. Tuy nhiên, những người đang phân vân hoặc đã đứng tên công ty cho người khác cần lưu ý những rủi ro để tự bảo vệ chính mình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575676   26/09/2021

    Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

    Là người đại diện pháp luật cho Doanh nghiệp thì song song đó chuyện gặp rủi ro là vấn đề không tránh khỏi, cho nên đa số công ty vẫn muốn thuê người làm đại diện cho doanh nghiệp của họ, một mặt là họ không am hiểu nhiều về kinh doanh, mặt khác là chưa nắm rõ các quy định của pháp luật. Do đó, bài viết này một phần giúp người đại diện cho Doanh nghiệp biết được quyền và nghĩa vụ đồng thời tránh những rủi ro không đáng có.

     
    Báo quản trị |