love274 viết:Chào luật sư Thạch Thảo Tôi ở Thanh Hoá đã ly hôn với chồng từ tháng 4/2015. Chúng tôi có 3 đứa con 2 gái 1 trai .Theo thoả thuận lúc ly hôn thì tôi nuôi 2 cháu là Yến Nhi 6 tuổi và cháu Phúc 2 tuổi , còn cháu Như Ý 4 tuổi thì bố cháu nuôi, bố cháu trợ cấp là 3tr/tháng để tôi nuôi con. Khi ly hôn xong tôi lên Thái Nguyên đi làm và để 2 cháu ở nhà với mẹ tôi. Nhưng tôi đi làm được 1 tháng thì bố cháu vào đón cả 2 ra nội chơi xong không mang vào cho mẹ tôi nữa. Tôi về đòi con thì anh ta bảo là tôi không ở nhà nuôi dưỡng được thì để anh ta nuôi hết. Tôi không chịu vì tôi không đi làm thì lấy gì nuôi 2 đứa. Anh ta bảo a ta mà không được nuôi thì anh ta chém hết. Tôi sợ lại lo cho con nên tôi phải chịu vậy. Nh gần đây tôi gọi điện về hỏi thăm con a ta cũng không cho gặp nữa. Bây giờ tôi muốn đòi con tôi về bắt a ta thực hiện như quyết định ly hôn thì tôi phải làm thế nào ạ ? Mong luật sư giúp đỡ để mẹ con tôi được đoàn tụ Tôi xin cảm ơn rất nhiều ạ !
Chào bạn, văn phòng tư vẫn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:
Trước hết chúng tôi khẳng định rằng việc chồng bạn làm như vậy là trái pháp luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo:
" Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Cũng theo đó bạn có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu bạn chứng minh được chồng bạn không còn đủ diều kiện nuôi con hoặc bạn có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Bạn có thể làm đơn lên tòa xin thay dổi người trực tiếp nuôi con và hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên theo điều 84, luật hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
Với những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn nên mềm mỏng dể có thể mang con về trước sau đó làm đơn ra tòa án nhé.
Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm. các bạn có thể liên hệ với ls. Đạt theo số đt 0988265333.