Chào bạn!
Tôi chưa thực sự rõ các trường hợp bạn nêu nhưng hiện tại theo quy định pháp luật có hai hình thức để người lao động tham gia đóng bảo hiểm: tham gia bảo hiểm bắt buộc và tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Đối tượng và quyền lợi khi tham gia hai hình thức bảo hiểm trên được quy định như sau:
Về bảo hiểm tự nguyện:
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN LÀ GÌ?
Là loại hình bảo hiểm mà người dân tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất từ Quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước quản lý.
AI ĐƯỢC THAM GIA?
Công dân Việt Nam, tuổi đời từ 15 đến 60 đối với nam và đến 55 tuổi đối với nữ, nếu không thuộc diện đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Những người 60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ, đã có ít nhất 15 năm đóng BHXH thì được tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.
THAM GIA Ở ĐÂU?
Liên hệ trực tiếp với BHXH quận huyện nơi cư trú để được hướng dẫn làm tờ khai đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
Có thể tham gia BHXH tự nguyện đan xen với thời gian ngừng tham gia BHXH bắt buộc. Thời gian tính để hưởng chế độ là tổng thời gian tham gia của cả 2 loại BHXH bắt buộc và tự nguyện.
MỨC ĐÓNG:
Người tham gia tự lựa chọn mức đóng, tùy theo mức thu nhập của mình. Năm 2010, mức đóng thấp nhất bằng 18% lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 lần mức thấp nhất. Từ năm 2012 mức đóng thấp nhất bằng 20% và năm 2014 trở đi đóng thấp nhất bằng 22% lương tối thiểu chung. Có thể đóng hàng tháng, hoặc hàng quý, hoặc 6 tháng một lần.
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA:
1/ Được hưởng lương hưu và bảo hiểm y tế:
a/ Điều kiện:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.
b/ Mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH
§ 15 năm đầu = 45% ;
§ và cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%
2/ Được điều chỉnh lương hưu:
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo công bố của Nhà nước.
3/ Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:
Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH.
4/ Được trợ cấp BHXH 1 lần:
a/ Điều kiện:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
- Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Ra nước ngoài để định cư.
b/ Mức hưởng:
Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện TN.
Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5/ Chế độ mai táng phí:
Đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).
6/ Được trợ cấp tuất một lần:
a/ Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:
Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
Ø Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.
Ø Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:
Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
c/ Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Ø Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
- Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.
- Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).
- Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.
Ø Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH.
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
I – ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau:
§ Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;
§ Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;
§ Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
§ Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
§ Đủ 50 đến dưới 55 tuổi (nam/nữ), trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò;
§ Không kể tuổi đời đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
II – QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
1/ Mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH
a/ Tỷ lệ hưởng lương hưu:
§ 15 năm đầu = 45% ;
§ và cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động trừ 1% tỷ lệ.
b/ Cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH:
v Thời gian đóng BHXH theo hệ số lương do nhà nước quy định:
· 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 1995
· 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001
· 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007
· 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ 2007 trở đi
v Thời gian đóng BHXH không theo thang bảng lương nhà nước: Bình quân toàn bộ thời gian.
v Có thời gian đóng BHXH theo lương nhà nước và không theo lương nhà nước, tính như sau: Tính bình quân chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo tiền lương Nhà nước thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định trên.
2/ Quyền lợi khác của người hưởng lương hưu:
· Cấp thẻ BHYT miễn phí do quỹ BHXH chi;
· Cấp thẻ ATM miễn phí khi lập thủ tục hưu;
· Hưởng chế độ tuất khi chết;
· Nhận lương hưu hàng tháng tại nơi cư trú. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh họat của từng thời kỳ;
· Mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung;
· Được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH từ năm 26 trở đi đối với nữ và năm 31 trở đi đối với nam: Kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng ½ tháng mức bình quân tiền công, tiền lương đóng BHXH.
3/ Trợ cấp BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu (đóng BHXH từ 3 tháng đến < 20 năm): Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH.
Lãnh trợ cấp ngay không chờ sau 12 tháng đối với các trường hợp:
· Suy giảm khả năng lao động trên 61% ;
· Hết tuổi lao động;
· Định cư hợp pháp ở nước ngoài.
Chờ lãnh trợ cấp sau 12 tháng: Sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH.
4/ Các tháng lẻ đóng BHXH (Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc BHXH một lần):
· Dưới 3 tháng: không tính
· Từ đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng: tính nửa năm
· Từ đủ 7 tháng đến dưới 1 năm: tính 1 năm
Nếu còn chưa rõ bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi để được tư vấn./.
Chúc bạn thành công!
Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280
Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn
Lĩnh vực hoạt động:
1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van
2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung
3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung
4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac