Sa thải lao động

Chủ đề   RSS   
  • #255028 13/04/2013

    tung747

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Sa thải lao động

    Kính hỏi Luật sư,

    Nhờ luật sư tư vấn giúp dùm

    Hiện tại ở cty tôi có một trường họp khó xử 

    Sự việc vừa qua khi tôi họp công bố quyết định của Giám đốc phân công nhiệm vụ cho nhân viên. Có môt anh từ phó giám đốc nhà máy xuống làm phó quản đốc nhà máy thì anh này nộp đơn xin thôi việc ngay buổi họp với lý do là sức khoẻ

    khi tôi báo cáo sự việc với giám đốc thì giám đốc yêu cầu tôi làm quyết định sa thải với lý do không chấp hành sự phân công, điều hành của cty và cũng không giải quyết trợ cấp thôi việc.

    Cho tôi ý kiến việc Quyết định như thế có đúng không, có phù hợp không?

    Chân thành cảm ơn

    Tung747

     
    15936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #255294   15/04/2013

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, lý do "không chấp hành sự phân công, điều hành của cty" không thể dùng làm căn cứ để đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

    Về trợ cấp thôi việc, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #257715   26/04/2013

    luatsuphuthang
    luatsuphuthang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn Tùng747,

    Tôi đồng ý với tư vấn của Luật sư Nguyễn Bình An,  tôi bổ sung thêm như sau:

    Thứ nhất, về quyết định điều chuyển chức danh của lãnh đạo Công ty:

    Theo quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, phụ thuộc vào tình hình và nhu cầu của công ty, người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ Luật Lao động 2012. Do đó, quyết định chuyển chức danh một người từ Phó giám đốc nhà máy xuống làm phó quản đốc phân xưởng không trái quy định của pháp luật nếu tuân theo các quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động:

    “Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động: do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động”

    Thứ hai, về quyết định sa thải người lao động:

    Người sử dụng lao động chỉ có quyền sa thải người lao động trong ba trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động 2012, như sau:

    “Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;”

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

    Như vậy, trường hợp người lao động nộp đơn xin thôi việc vì lý do sức khỏe (với bản chất là không đồng tình với quyết định chuyển vị trí công tác thấp hơn), hành vi này không phải là căn cứ người sử dụng lao động có quyền sa thải.

    Như vậy, quyết định sa thải và không trả trợ cấp thôi việc của công ty trong trường hợp này là trái quy định của pháp luật.

    Luật sư Nguyễn Phú Thắng

    (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

    HP : 098 322 6968

     

     

     

    Để hiểu nhau, tôi thích anh hoài nghi tôi để có ngày tin cho chắc chắn.

    ----------------

    INTERCODE CONSULT

    # 905B Hà Thành Plaza, 102 Thai Thinh Str., Hanoi., Vietnam

    T. : + 84 39 72 89 73 - 72

    F. : + 84 39 72 89 74

    E. : thangls@intercode.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #257851   26/04/2013

    kschuong
    kschuong

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty tôi, do thu hẹp địa bàn hoạt động kinh doanh và làm ăn không hiệu quả nên ra quyết định giải thể xí nghiệp chiếu sáng và thành lập đội chiếu sáng.

    lực lượng nhân sự lúc ở quy mô xí nghiệp là 18 người, ở quy mô đội còn 2 người, 16 người còn lại cho nghỉ việc, sau đó được hội đồng công ty tuyển dụng lại theo nhu cầu công việc.

    hỏi: 16 người cho nghỉ việc được hưởng chế độ như thế nào và cho nghỉ việc như vậy có đúng không ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #257881   26/04/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Chào bạn kschuong, không rõ cty bạn có tham gia BH thất nghiệp hay không ?

    Nếu có tham gia BHTN thì thời gian tham gia BHTN cty không phải trả trợ cấp.

    Nếu không tham gia BHTN, hoặc có người làm việc từ trước năm 2008 thì những trường hợp này phải trả trợ cấp mất việc làm, mỗi năm 1 tháng lương.

    Bạn tham khảo điều 17 luật lao động để rõ hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #258226   29/04/2013

    Tienphat032
    Tienphat032

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2012
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 39 lần


    Chào bạn tung747!

    Theo tôi, để xem việc anh Phó giám đốc đó  “không chấp hành sự phân công, điều hành của công ty” có vi phạm pháp luật, Hợp đồng lao động hay không thì Bạn phải nghiên cứu lại HĐLĐ ký giữa Công ty với người Phó giám đốc đó xem chức danh công việc thỏa thuận trong HĐLĐ là gì? Sau đó mới tính tới chuyện Công ty có được quyền sa thải hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người đó hay không?

    Trường hợp 1:

    Nếu trong HĐLĐ đã ghi công việc của người đó là Phó giám đốc nhà máy thì Công ty không có quyền tự động điều chuyển người đó xuống làm chức danh quản đốc nhà xưởng được, vì đó không phải là công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trong trường hợp này công ty bạn chỉ được quyền điều chuyển người Phó giám đốc về làm quản đốc nhà máy khi:

    -   Được người đó đồng ý

    -   Công ty bạn rơi vào trường hợp quy định tại Điều 34 BLLĐ hiện hành  là trường hợp “Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm

    Trường hợp 2:

    Trong hợp đồng lao động ký giữa các bên không ghi rõ nội dung cũng như chức danh công việc mà chỉ ghi người lao động làm việc theo sự phân công, điều động của công ty thì lúc này Công ty mới có quyền điều động người phó giám đốc về làm quản đốc nhà máy. Hoặc khi Công ty rơi vào trường hợp quy định tại Điều 34 BLLĐ như tôi đã trình bày ở trên thì Công ty có quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trên năm.

    Về trường hợp Giam đốc công ty bạn đòi sa thải nhân viên đó vì  anh ta đã “không chấp hành sự phân công, điều hành của công ty” thì đề nghị này của giám đốc là không có cơ sở pháp lý. Theo Điều 85 BLLĐ hiện hành (không phải BLLĐ 2012 như LS. Thắng trích dẫn vì BLLĐ 2012 tới ngày 01/05/2013 mới có hiệu lực thi hành) cũng như các quy định liên quan thì Công ty chỉ được quyền xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải khi:

    “A) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

    B) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

    C) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng

    Và đương nhiên các hành vi trên phải được quy định trong nội quy lao động thì Công ty mới được quyền xử lý kỷ luật. Bạn có thể thấy các trường hợp quy định tại Điều 85 BLLĐ không bao gồm trường hợp “không chấp hành sự phân công, điều hành của công ty”. Do đó, Công ty bạn không có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người nhân viên đó được.

    Trên đây là một số ý kiến của tôi gửi tới bạn tham khảo!

    Chúc bạn thành công!

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Tienphat032 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/04/2013) tung747 (29/04/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896