Trích dẫn:
; z đã mất tích nhiều năm nhưng có một vợ (không đăng ký kết hôn) và một đứa con. x và y khởi kiện ra Tòa, yêu cầu B,C,D phải bán căn nhà để chia tài sản chung.
Chào bạn!
Bạn có thể nói rõ những tình tiết mà mình in đậm ở trên được không?
Z mất tích thế nào?bao nhiêu năm rồi? đã bị tuyên bố mất tích hay chưa? Z và vợ kết hôn vào thời gian nào? con của Z năm nay bao nhiêu tuổi ?
Trích dẫn:
(xin nói luôn là B,C,D không có ý định mua phần của x và y muốn bán và để bán được căn nhà yêu cầu cần có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu bởi ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất )
Cái này không phải là tài chung hợp nhất đâu bạn nhé. Nó là tài sản chung theo phần( tương đương phần di sản của mỗi người được nhận.
Bây giờ để giải quyết tình huống tôi mặc nhiên cho trong trường hợp này Z đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Trích dẫn:
Câu hỏi đặt ra là Tòa sẽ xử lý việc này như thế nào ? (xin nói luôn là B,C,D không có ý định mua phần của x và y muốn bán và để bán được căn nhà yêu cầu cần có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu bởi ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất )
Đây là di sản thừa kế nhưng đã được chuyển thành tài sản chung ( không cần đặt ra vấn đề thời hiệu) nê chúng ta áp dụng những quy định chung của luật về chia tài sản chung.
Di sản ở trên là căn nhà như vậy việc định đoạt nhà ở chung được quy định như sau:
Điều 96. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung( luật nhà ở 2005)
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu nhà ở nhà ở thuộc sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được Toà án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Trong trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung bán phần quyền sở hữu nhà ở của mình thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác. Trong trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo quy định tại điều 224 BLDS 2005
Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, Tòa xử lý như thế nào cần phụ thuộc vào căn nhà đó như thế nào? có thể chia được hay không? hay không chia được? khi ra Tòa có bên nào thay đổi ý kiến hay không? nếu bên nào thay đổi thì họ được ưu tiên mua...
Tòa sẽ căn cứ vào những cơ sở pháp lý trên và tình hình thực tiển để xử lý.
thân chào bạn!
Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.