Quyền Thừa kế sau khi mẹ mất

Chủ đề   RSS   
  • #80580 22/01/2011

    sunny_chip

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền Thừa kế sau khi mẹ mất

    Xin chào Luật sư,

    Gia đình tôi có 4 người: bố, mẹ và hai người con gái. năm ngoái mẹ tôi bị bệnh mất. Mẹ có nói di chúc với các con và người thân nhưng lại không có người làm chứng hay công chứng gì. Đến nay bố tôi quyết định đi lấy vợ nữa nên chúng tôi muốn hỏi tài sản mẹ để lại thì chia như thế nào.

    Tài sản đứng tên mẹ tôi nhưng lại có sau khi kết hôn với bố. Tôi đã lập gia đình, còn em gái thì chưa đến 18 tuổi. Tôi muốn hỏi tài sản của mẹ thì chia ra sao? Còn tài sản đứng tên bố tôi cũng có sau khi lấy mẹ tôi thì chúng tôi có được hưởng không?

    Sau này bố tôi có quyền để lại toàn bộ tài sản cho người vợ thứ hai không?

    Tôi xin luật sư giúp đỡ tôi giải đáp thắc mắc này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    7971 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80597   22/01/2011

    lshailong
    lshailong
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2009
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 1630
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào bạn

    Về hiệu lực của Di chúc

    Theo quy định Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, đồng thời trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (điều 651, 652).

    Chúng tôi không rõ là sau khi di chúc miệng bao nhiêu lâu thì mẹ bạn qua đời nhưng việc di chúc miệng không có người làm chứng thì không có hiệu lực

    Về tài sản

    Tài sản mặc dù đứng tên mẹ bạn nhưng lại có sau khi kết hôn và đây được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Mẹ bạn đã mất nên phần di sản của mẹ bạn sẽ được chia thành 3 phần bao gồm bố bạn, bạn và em gái.

    Tương tự như vậy tài sản đứng tên bố bạn cũng có trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung. Do vậy bố bạn không được quyền để lại toàn bộ tài sản cho người vợ thứ hai vì một nửa số tài sản hiện tại là di sản của mẹ bạn

    Trân trọng

     

    TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI LONG

    Địa chỉ: 222 ngõ Quỳnh - Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Email: vplshailong09@gmail.com

    Website: www.vplshailong.com

    Tel: 043 6254783

    Fax: 043 6254784

    Mobile: 0904 123516

     
    Báo quản trị |  
  • #80608   22/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào chị !

    Về cơ bản thì luật sư đã tư vấn đầy đủ cho chị rồi !

    Tôi xin góp thêm ý kiến như sau:

    Về vấn đề tài sản của bố mẹ chị về nguyên tắc mọi tài sản hình thành trong thời kyd hôn nhân thì thuộc tài sản chung cho dù nó đứng tên của ai đi chăng nữa.

    Tuy nhiên vợ chồng vẫn có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật:

    Những tài sản như sau được xem là tài sản riêng của vợ chồng:

    -Tài sản có trước thời kỳ hôn nhân (mà chưa nhập vào khối tài sản chung)
    -Tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng.

    Như vậy, chị có thể xem trong số tài sản của mẹ chị để lại có tài sản nào thuộc trong số tài sản trên hay không.

    Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn hoặc khi phân chia di sản thừa kế, như vậy di sản mà mẹ là 1/2 trong khối tài sản chung đó. Chị có thể họp gia đình cùng với bố và em để phân chia di sản nhớ là phải lập thành văn bản có chữ ký của mọi người.

    Còn phần tài sản của bố bạn thì sau này bố bạn có quyền để lại thừa kế cho bất kỳ ai.( Trừ trường hợp em của bạn lúc đó chưa đủ 18 tuổi em chị được pháp luật )

    Chúc chị may mắn!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI LONG

Địa chỉ: 222 ngõ Quỳnh - Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: vplshailong09@gmail.com

Website: www.vplshailong.com

Tel: 043 6254783

Fax: 043 6254784

Mobile: 0904 123516