Bài này mình đã post bên mục
TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ nhưng vẫn muốn post qua bên này để mọi người cùng thảo luận:
-
Nội dung vụ việc:
+
Khu A trong bản đồ là khu gia đình chúng tôi đang sống. Từ khoảng năm 1990,
Nhà máy bên cạnh khu A đã chia một phần đất cho công nhân làm việc tạo điều kiện ổn định nơi ở tạo thành khu A như bây giờ. Khu A được chia thành các phần đất bằng nhau cho mỗi người có nhu cầu,
phần hẻm khu A được thể hiện trên bản đồ cũng thuộc vào phần đất mà nhà máy chia cho.
Ban đầu, nhà máy chia đất cho công nhân nhưng chưa có con hẻm như bây giờ, đất mỗi gia đình đều tiếp giáp với đất của khu đối diên. Do, đó các gia đình đã thỏa thuận miệng với nhau giành ra một phần đất của mình tạo thành con hẻm phục vụ nhu cầu đi lại. Như vậy, con hẻm đó thực ra đã trở thành sở hữu chung của các hộ trong khu A. Không chỉ có vậy,
hàng năm các hộ gia đình của khu A phải đóng tiền thuế đất bao gồm phần diện tích đất ở cộng với phần diện tích đất mà mỗi hộ đã giành ra để tạo ra con hẻm đó càng thêm khẳng định điều đó. +Vừa qua, Gia đình ông C có bán phần đất phía sau cho bà B (ban đầu, hai phần đất đó là thuộc sở hữu của ông C). Sẽ không có vấn đề phát sinh nếu như ông C khi bán đất cho bà B nhưng không giành cho bà B một phần đất để làm lối đi cho bà C làm lối đi và đề nghị khu A chúng tôi cho bà B mở lối đi ở phía con hẻm của khi A. Tất nhiên, chúng tôi không đồng ý bởi con hẻm đó không phải đường công cộng, chúng tôi phải đóng tiền thuế đất hàng năm cho cả con đường đó.Có thể thấy, sai lầm của chúng tôi là đã không dứt khoát ngay từ ban đầu, đã không tạo một ranh giới rõ ràng với khu nhà đối diện, để họ mở cửa phía sau ra khu đất của chúng tôi và có thể họ nghĩ rằng đây là đường công cộng.
+ Để chứng minh cho việc phản đối của chúng tôi là có căn cứ, tôi xin đưa ra một vài điểm như sau:
-Thứ nhất, Ông C không có quyền mở lối đi trực tiếp qua khu đất của chúng tôi bởi thực tế cho thấy, ông ta sử dụng lối đi trước mặt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày, luật có quy định chủ sở hữu BĐS liền kề không có quyền mở lối đi qua BĐS liền kề nếu như không bị vây bọc bởi các BĐS khác (khoản 1, ĐIều 275, BLDS 2005).
-
Thứ hai, ông C bán đất cho bà B thì ông ta có nghĩa vụ giành cho bà B một phần đất làm lối đi cho bất động sản phía trong mà không có bồi thường. BĐS của bà C trong tình trạng bị vây bọc, nghĩa vụ mở lối đi cho bà B thuộc về ông C chứ không phải khu A (khoản 3, ĐIều 275, BLDS 2005)
*Việc cho bà B mở lối đi qua con hẻm cũng không khó khăn gì, nhưng điều chúng tôi lo ngại rằng điều này có thể trở thành một tiền lệ, các gia đình khu đối diện cũng làm như vậy thì con hẻm sẽ trở thành đất công cộng trong khi chúng tôi vẫn phải đóng thuế đất hàng năm cho con hẻm đó !!
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.