Chào em. Luật hôn nhân và gia đình có quy định: Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Như vậy, bên gia đình chồng bạn ko có quyền cản trở việc thăm con của bạn vì làm như thế là ko nhân đạo và trái pháp luật. Tuy nhiên, mặc dù làm xa nhưng bạn nên thu xếp thời gian về trực tiếp thăm con định kỳ và thực hiện quyền của mình một cách thường xuyên chứ ko nên chỉ mua điện thoại gởi cho con và thăm con qua lời nói điện thoại được vì như thế là hình thức và càng gây bức xúc cho những người trực tiếp đang nuôi dưỡng con bạn.
Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN
Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699
Website: www.luatsuphuvinh.com;
Email: nguyennhattuan71@yahoo.com
nguyennhattuan040671@gmail.com
Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:
- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;
- Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;
- Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...
- Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...
Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý